a. Điểm mạnh:
- Đi học chuyên cần và đầy đủ, thích vui chơi với bạn bè.
- Nghe, nhìn đều tốt.
b. Khó khăn:
- Sự tập chung, chú ý kém.
- Tiếp thu và xử lý thông tin chậm.
- Khó nhớ, mau quên, tái hiện không chính xác.
- Ghi nhớ máy móc.
- Tư duy yếu, chủ yếu là tư duy trực quan hành động, khó khăn trong việc hiểu những thông tin mang tính logic, trừu tượng.
- Khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Viết chậm, sai chính tả.
SỞ GD & ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. THÔNG TIN VỀ HỌC SINH 1. Thông tin chung Họ và tên :; Giới tính: Nam Ngày sinh: 25 tháng 3 năm 2006 Họ và tên bố: Họ và tên mẹ: Địa chỉ gia đình: Số điện thoại liên lạc: Giáo viên lập KHGDCN: Môn: Toán 2. Dạng khuyết tật: 3. Đặc điểm chính (điểm mạnh/khả năng và nhu cầu/khó khăn/điểm hạn chế hiện tại) a. Điểm mạnh: - Đi học chuyên cần và đầy đủ, thích vui chơi với bạn bè. - Nghe, nhìn đều tốt. b. Khó khăn: - Sự tập chung, chú ý kém. - Tiếp thu và xử lý thông tin chậm. - Khó nhớ, mau quên, tái hiện không chính xác. - Ghi nhớ máy móc. - Tư duy yếu, chủ yếu là tư duy trực quan hành động, khó khăn trong việc hiểu những thông tin mang tính logic, trừu tượng. - Khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn. - Viết chậm, sai chính tả. Bảng tóm tắt kết quả tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh: Nội dung tìm hiểu Khả năng của học sinh Nhu cầu cần đáp ứng 1. Thể chất - Sự phát triển thể chất - Các giác quan - Lao động đơn giản -Thể trạng trung bình yếu. - Các giác quan bình thường. - Tự làm được những công việc đơn giản. - Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. - Tập luyện dần để nâng cao thể lực và trí tuệ. 2. Khả năng ngôn ngữ giao tiếp: - Hình thức giao tiếp - Vốn từ - Phát âm - Khả năng nói - Khả năng đọc - Khả năng viết - Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. - Có vốn từ cơ bản. - Bình thường - Khó khăn khi giao tiếp - Đọc chậm. - Viết chậm, sai lỗi chính tả nhiều -Rèn khả năng nghe, nói trong học tập và trong cuộc sống. - Khuyến khích đọc . - Khuyến khích viết. 3. Khả năng nhận thức -Cảm giác -Tri giác -Trí nhớ -Tư duy -Chú ý -Khả năng thực hiện nhiệm vụ - Bình thường - Bằng hình ảnh, trực quan. - Nhớ tốt - Tư duy chậm - Chưa tập trung . -Thực hiện nhiệm vụ đơn giản. -Rèn khả năng ghi nhớ. -Tạo điều kiện để học sinh được giao tiếp, khám phá, phát biểu. -Phát huy năng lực tư duy nhanh -Giao nhiệm vụ, động viên thực hiện 4. Khả năng hoà nhập - Quan hệ bạn bè - Quan hệ với tập thể - Hành vi, tính cách - Đoàn kết, hòa đồng. - Được bạn bè yêu quý, giúp đỡ, động viên. - Khích lệ giao tiếp và tạo cơ hội cho em tham gia các hoạt động, sinh hoạt tập thể. 5. Môi trường giáo dục - Gia đình - Nhà trường - Cộng đồng -Quan tâm. -Tạo điều kiện học. - Gần gũi. . -Tranh thủ sự quan tâm chia sẻ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường. -Tư vấn gia đình cho con tham gia các hoạt động ở nơi sinh sống. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu năm học 1.1. Kiến thức: TOÁN - Nhớ tên, nắm được nội dung bài học môn Toán học lớp 10. - Vận dụng vào đời sống thực tế các kiến thức Toán học. 1.2. Các kĩ năng: - Tham gia hoạt động, hòa đồng cùng tập thể. - Tham gia học tập, hòa đồng cùng các bạn trong giờ học và yêu thích môn học Toán. * Kỹ năng giao tiếp: - Chủ động giao tiếp với bạn, thầy cô. * Kỹ năng vận động: - Biết tham gia các hoạt động tập thể. * Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng lao động : - Rèn kĩ năng tự phục vụ, tham gia lao động cùng các bạn trong lớp. * Hành vi ứng xử: - Biết thực hiện đúng nội quy lớp. - Ngoan lễ phép ,tự giác chào hỏi. - Biết cảm ơn, xin lỗi, nhường nhịn bạn bè. 1.3. Phục hồi chức năng: - Làm được một số bài toán cơ bản trong chương trình Toán lớp 10. - Mạnh dạn giao lưu, tham gia cùng nhóm, tập thể lớp. 2. Mục tiêu từng học kỳ Nội dung Học kì I Học kì II a. Kiến thức: - Nắm được các kiến thức đơn giản, cơ bản về môn Toán học trong chương trình học kì I lớp 10. - Nắm được các kiến thức đơn giản, cơ bản về môn Toán học trong chương trình học kì 2 lớp 10. b. Các kỹ năng: - Kĩ năng nghe, nói, viết - Chủ động giao tiếp với bạn, thầy cô. - Kĩ năng nghe, nói, viết - Chủ động giao tiếp với bạn, thầy cô. c. Phục hồi chức năng: - Rèn kĩ năng tự tin giao tiếp . - Mạnh dạn giao lưu, tham gia cùng nhóm, tập thể lớp. - Rèn kĩ năng tự tin giao tiếp . - Mạnh dạn giao lưu, tham gia cùng nhóm, tập thể lớp. III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỪNG THÁNG HỌC KỲ I Tháng Nội dung Biện pháp thực hiện Người thực hiện Kết quả 9/2022 Nội dung: Bài 1: Mệnh đề Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp Bài 3. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Tham gia học cùng cả lớp. GV Toán - Học sinh - Năm được các mệnh đề. - Xác định được tính đúng, sai của một mệnh đề trong trường hợp đơn giản. - Nhận biết được các khái niệm cơ bản về tập - Thực hiện được phép toán trên các tập hợp - Nhận biết được bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ. 10/2022 - Nội dung: Bài 4. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Bài 5. Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 Bài 6. Hệ thức lượng trong tam giác - Tham gia học cùng cả lớp. - Hướng dẫn riêng - GV Toán - Học sinh - Nhận biết được hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ. - Nhận biết được giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 - Tính được giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 bằng máy tính cầm tay - Giải thích được các hệ thức lượng cơ bản trong tam giác. 11/2022 Nội dung: - Ôn tập - Kiểm tra học giữa kì I Bài 7. Các khái niệm mở đầu Bài 8. Tổng và hiệu của hai vectơ Bài 9. Tích của một vectơ với một số Bài 10. Vectơ trong mặt phẳng toạ độ - Tham gia học cùng cả lớp. - GV hướng dẫn riêng để HS làm bài kiểm tra - GV Toán - Học sinh - HS nắm được các kiến thức cơ bản và biết cách làm bài kiểm tra. - Nhận biết được khái niệm vectơ; hai vectơ cùng phương, cùng hướng, bằng nhau - Thực hiện được các phép toán tổng và hiệu của hai vectơ. - Thực hiện được phép toán tích của một số với một vectơ - Nhận biết được toạ độ của một vectơ đối với hệ trục toạ độ. - Tìm được toạ độ của một vectơ 12/2022 - Nội dung: Bài 11. Tích vô hướng của hai vectơ Bài 12. Số gần đúng và sai số Bài 13. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm Bài 14. Các số đặc trưng đo độ phân tán - Tham gia học cùng cả lớp. - Hướng dẫn riêng - GV Toán - Học sinh - Tính được tích vô hướng của hai vectơ trong những trường hợp đơn giản - Hiểu được khái niệm số gần đúng, sai số. - Xác định được số gần đúng của một số, số quy tròn của số gần đúng với độ chính xác cho trước. - Xác định được sai số tương đối của số gần đúng. - Tính số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm bao gồm: Số trung bình, số trung vị, tứ phân vị, mốt. - Tính được số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm bao gồm: Khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị, phương sai, độ lệch chuẩn. 01/2023 Nội dung: - Ôn tập - Kiểm tra học kì I - GV hướng dẫn riêng để HS làm bài kiểm tra - GV Toán - Học sinh - HS nắm được các kiến thức cơ bản và biết cách làm bài kiểm tra. HỌC KỲ II Tháng Nội dung Biện pháp thực hiện Người thực hiện Kết quả 2/2023 Nội dung: Bài 15. Hàm số Bài 16. Hàm số bậc hai Bài 17. Dấu của tam thức bậc hai - Tham gia học cùng cả lớp. - GV hướng dẫn riêng để HS nắm được nội dung bài học - GVBM Toán - Học sinh - Mô tả được các khái niệm cơ bản về hàm số bao gồm: Định nghĩa, tập xác định, tập giá trị, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, đồ thị của hàm số. - Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng biến, nghịch biến. - Lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai. - Vẽ được parabol. 03/2023 Nội dung: Bài 18. Phương trình quy về phương trình bậc hai Bài 19. Phương trình đường thẳng Bài 20. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách - Ôn tập - Kiểm tra học giữa kì II - Tham gia học cùng cả lớp. - Hướng dẫn riêng để HS hiểu được nội dung bài học Hướng dẫn riêng để HS hoàn thành được bài kiểm tra - GVBM Toán - Học sinh - Mô tả được phương trình tổng quát và phương trình tham số của đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ. - Thiết lập được phương trình đường thẳng trong mặt phẳng - Nhận biết được hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc với nhau. - Hoàn thành bài kiểm tra giữa kì II 4/2023 Nội dung: Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ Bài 22. Ba đường conic Bài 23. Quy tắc đếm - Tham gia học cùng cả lớp. - GV hướng dẫn riêng. - GVBM Toán - Học sinh - Thiết lập được phương trình đường tròn khi biết toạ độ tâm và bán kính, toạ độ ba điểm đi qua. - Xác định được tâm và bán kính đường tròn khi biết phương trình. - Nhận biết được ba đường conic bằng hình học. - Nhận biết được phương trình chính tắc của ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ. Vận dụng được quy tắc cộng, quy tắc nhân vào tình huống đơn giản 5/2023 -Nội dung: Bài 24. Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp Bài 25. Nhị thức Newton Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất Bài 27. Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển - Ôn tập - Kiểm tra học giữa kì II Tham gia học cùng cả lớp. - Hướng dẫn riêng để HS hiểu được nội dung bài học - Hướng dẫn riêng để HS hoàn thành được bài kiểm tra - GVBM Toán - Học sinh - Tính được số hoán vị, số chỉnh hợp, số tổ hợp trong các bài toán đếm - Biết khai triển nhị thức Newton . - Nhận biết được các khái niệm liên quan đến xác suất cổ điển - Tính được xác suất trong các bài toán đơn giản bằng phương pháp tổ hợp - Hoàn thành bài kiểm tra học kì II , ngày 13 tháng 9 năm 2022 Phụ huynh GV lập kế hoạch Hoàng Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên chủ nhiệm Hoàng
Tài liệu đính kèm: