Kế hoạch phân phối chương trình Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023

Kế hoạch phân phối chương trình Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023

– Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự

chuyển động của electron trong nguyên tử.

– Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số

lượng electron trong 1 AO.

– Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp

trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.

– Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết

số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.

– Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất

hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.

 

docx 6 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch phân phối chương trình Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10
NĂM HỌC 2022-2023
TUẦN
TIẾT
NỘI DUNG DẠY HỌC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1
1-2
NHẬP MÔN HÓA HỌC
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, giải thích các hiện tượng trong dời sống.
- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
2
3-4-5
THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
– Trình bày được thành phần của nguyên tử.
– So sánh được khối lượng của electron với proton và
 nơtron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử
3
6-7-8
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
– Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.
- Phát biểu khái niệm đồng vị và nguyên tử khối.
- Tính được nguyên tử khối trung bình( theo aum) dựa vào khối lượng nguyên tử và thành phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo khối lượng được cung cấp.
4
9-10-11
CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ
– Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự
chuyển động của electron trong nguyên tử.
– Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số
lượng electron trong 1 AO.
– Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp
trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
– Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết
số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
– Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất
hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.
5
12,13
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
- Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo nguyên tử.
- Vận dụng kiến thức giải thích các ứng dụng thực tế về các đồng vị và tính toán các hạt, thành phần phần trăm về đồng vị
- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết Z
6,7
14-15-16
CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
– Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học.
– Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm
liên quan (ô, chu kì, nhóm).
– Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu
hình electron).
– Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính
chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm).
8,9
17-18-19
XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN
TỬ CÁC NGUYÊN TỐ , THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT
TRONG MỘT CHU KÌ VÀ NHÓM
– Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm
(nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp
electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).
– Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của
nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
– Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các
hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
10
20-21
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN . Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN
HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
– Phát biểu được định luật tuần hoàn.
– Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí
(trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.
11
22-23
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
- Hệ thống hóa kiến thức về bảng tuần hoàn.
- Áp dụng qui luật biến đổi tuần hoàn để so sánh bán kính, độ âm điện, năng lượng ion hóa, tính kim loại, tính phi kim, tính chất axit, tính bazo của các nguyên tố.
- Viết một số phương trình tổng quát tính toán đơn giản tìm công thức các nguyên tố và hợp chất liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn.
12
KIỂM TRA GIỮ KỲ I
- Cũng cố kiến thức chương 1 và chương 2
13
24
QUY TẮC OCTET
Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho
các nguyên tố nhóm A.
14
25-26
LIÊN KẾT ION
– Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion (nêu một số ví dụ điển hình tuân
theo quy tắc octet).
– Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng
thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion).
– Lắp được mô hình phân tử, tinh thể NaCl (theo mô hình có sẵn).
15,16
27-28-29-30-31
LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
– Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị (liên kết đơn, đôi, ba)
khi áp dụng quy tắc octet.
– Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản.
– Trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận.
– Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực, liên kết
ion) dựa theo độ âm điện.
– Giải thích được sự hình thành liên kết s và liên kết p qua sự xen phủ AO.
– Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết (cộng hoá trị).
– Lắp được mô hình một số phân tử có liên kết cộng hóa trị.
17
 32 
ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2,3
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Cũng cố kiến thức chương 1, chương 2 và một phần chương 3.
18
33-34
LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ
TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
– Trình bày được khái niệm liên kết hydrogen. Vận dụng để giải thích được sự xuất hiện liên
kết hydrogen (với nguyên tố có độ âm điện lớn: N, O, F).
– Nêu được vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của H2O.
– Nêu được khái niệm về tương tác van der Waals và ảnh hưởng của tương tác này tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.
19
35-36
ÔN TẬP CHƯƠNG 3
- Hệ thống hóa kiến thức chương liên kết hóa học.
- Vận dung kiến thức giải thích sự hình thành và cấu tạo của các phân tử, so sánh độ tan, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cúa các chất.
- Xác định và phân loại các loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện.
20
37-38-39
PHẢN ỨNG OXI HÓA –KHỬ
– Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
– Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử.
– Mô tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.
– Cân bằng được phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
21
40-41
ÔN TẬP CHƯƠNG 4
- Hệ thống hóa kiến thức về phản ứng oxy hóa khử và cân bằng hóa học và vận dụng kiến thức phân loại phản ứng oxy hóa khử, giải thích một số hiện tượng trong cuốc sống.
- Vận dụng giải một số dang toán cơ bản về phản ứng oxy hóa khử.
22,23
42-43-44-45-46
BIẾN THIÊN ENTHALPY
TRONG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- Trình bày khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn,anthalpy tạo thành và biến thiên anthalpy phản ứng.
- Nêu đượ ý nghĩa và dấu của giá trị nhiệt phản ứng.
24
47-48
 TÍNH BIẾN THIÊN ANTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tính được giá trị biến thiên anthalpy của phản ứng trong một phản ứng dựa vào bảng số liệu năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành cho sẵn
25
49-50
ÔN TẬP CHƯƠNG 5
- Hệ thống kiến thức về năng lượng hóa học
- Tính được giá trị biến thiên anthalpy của phản ứng trong một phản ứng.
KIỂM TRA GIỮA KỲ II
Cũng cố kiến thức chương 4, chương 5 và một phần chương 3
26
51-52
PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
– Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hoá học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.
– Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ (còn gọi là định luật tác dụng khối lượng (M. Guldberg và P. Waage, 1864) chỉ đúng cho phản ứng đơn giản nên không tùy ý áp dụng cho mọi phản ứng). Từ đó nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.
27,28
53-54-55
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
– Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng (nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác).
– Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất,
diện tích bề mặt, chất xúc tác.
–Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ).
– Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong
cuộc sống và sản xuất.
29
56-57
ÔN TẬP CHƯƠNG 6
- Hệ thống kiến thức về tốc độ và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- Tính được tốc độ trung bình của phản ứng, phân loại được yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
30,31
58-59-60-61-62
TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ HÓA HỌC CỦA CÁC ĐƠN CHẤT NHÓM VIIA
– Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen.
– Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen.
– Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen dựa vào tương tác van der Waals.
– Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hoá trị dựa theo cấu hình electron.
– Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm dần tính oxi hoá của các halogen thông qua một số phản ứng: Thay thế halogen trong dung dịch muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước.
– Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H–X (điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng).
– Viết được phương trình hoá học của phản ứng tự oxi hoá – khử của chlorine trong phản ứng với dụng dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa.
– Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hoá giữa chúng (thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine, nước bromine tương tác với các dung dịch sodium chloride, sodium bromide, sodium iodide).
32,33
63-64-65-66
HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE
– Nhận xét (từ bảng dữ liệu về nhiệt độ sôi) và giải thích được xu hướng biến đổi
nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI dựa vào tương tác van der Waals. Giải
thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác.
– Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid.
– Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F–, Cl–, Br–, I– bằng cách cho dung dịch silver
nitrate vào dung dịch muối của chúng.
– Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl–, Br–, I–) thông qua phản ứng với chất oxi
hoá là sulfuric acid đặc.
– Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide.
34
67-68
ÔN TẬP CHƯƠNG 7
- Hệ thống kiến thức về nhóm halogen về lí tính, hóa tính và ứng dụng.
- Vận dụng lí thuyết giải một số bài toán về halogen
35
69-70
ÔN TẬP CHƯƠNG 4, 5, 6,7 VÀ LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Cũng cố kiến thức chương 4,chương 5, chương 6, chương 7 và một phần chương 3.
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Cũng cố kiến thức chương 4,chương 5, chương 6, chương 7 và một phần chương 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_phan_phoi_chuong_trinh_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2022.docx