Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 10 - Học kỳ I

Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 10 - Học kỳ I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong : Phần 1- tổ chức thế giới sống và phần 2 TP hóa học của tế bào, cấu trúc tế bào.

- Phát hiện sự phân hóa trình độ năng lực HS trong quá trình học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.

2. Kĩ năng: Phân tích so sánh. Vận dụng kiến thức.

3.Thái độ: Yêu môn học.

4. Định hướng năng lực:

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm +Tự luận. (tỉ lệ 30% trắc nghiệm +70% tự luận).

III. Ma trận đề kiểm tra:

 

docx 15 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1120Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 10 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT môn sinh 10 – học kì 1
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức:
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong : Phần 1- tổ chức thế giới sống và phần 2 TP hóa học của tế bào, cấu trúc tế bào.
- Phát hiện sự phân hóa trình độ năng lực HS trong quá trình học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
2. Kĩ năng: Phân tích so sánh. Vận dụng kiến thức.
3.Thái độ: Yêu môn học.
4. Định hướng năng lực:
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm +Tự luận. (tỉ lệ 30% trắc nghiệm +70% tự luận).
III. Ma trận đề kiểm tra:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Phần 1. Thế giới sống
- Liệt kê các giới sinh vật
- Mô tả đặc điểm giới nấm, thực vật
- Giải thích các đặc điểm cấp tổ chức TG sống
- Liên hệ ứng dụng giới Nấm phát triển nghề trồng nấm
Số câu: 4TN+1TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40%
Số câu:2 TN
Số điểm :0,5
Tỉ lệ:5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1TN+1TL
Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
Phần 2.
 Chương I. Thành phần hóa học TB
- Mô tả vai trò nước
- Nêu cấu tạo đại phân tử hữu cơ
- Phân biệt các đại phân tử hữu cơ
-Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tiễn
Số câu: 4TN+2TL
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu:2TN+2TL
Số điểm: 4,5
Tỉ lệ: 45%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Phần 2
Chương 2
Cấu trúc TB
- Giải thích vì sao gọi TB nhân sơ
- Phân biệt cấu tạo chức năng ti thể, lục lạp, bào quan ở TB NT
-Liên hệ vai trò lục lạp trong quang hợp thực vật, tại sao lá màu xanh
Số câu: 4TN
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
TỔNG
Số câu:
12TN+3TL
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 8TN+2TL
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 4TN+1TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
IV. ĐỀ 
Phần 1. Trắc nghiệm(3đ): Chọn đáp án đúng điền vào bảng đáp án
Câu 1: Cấu trúc nào sau đây có chứa prôtêin thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể ?
A. Xương.	B. Hêmôglôbin.	C. Cơ.	D. Nhiễm sắc thể.
Câu 2: Sinh vật nào sau đây không phải sinh vật nhân thực ?
A. Xạ khuẩn. B. Động vât nguyên sinh. C. Nấm nhầy. D. Tảo.
Câu 3: Một phân tử AND có 3000 nuclêôtit thì chiều dài của AND là :
A. 1020 Ao.	B. 4080 Ao.	C. 5100 Ao.	D. 2040 Ao.
Câu 4: Photpholipit có chức năng chủ yếu là :
A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.	B. Là thành phần của máu ở động vật.
C. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây.	D. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
Câu 5: Cacbohidrat được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố ?
A. C, H, O.	B. C, H, O, N.	C. C, H, O, N, S	D. C, H, O ,N, S, P
Câu 6: Prôtêin -kháng thể có chức năng nào sau đây ?
A. Vận chuyển các chất cho tế bào.	B. Bảo vệ cơ thể.
C. Cấu tạo nên các mô liên kết.	D. Xúc tác cho các phản ứng sinh hoá.
Câu 7: Điều nào dưới đây sai khi nói về tế bào ?
A. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan. B. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
C. Là đơn vị chức năng của tế bào sống. D. Được cấu tạo từ các mô.
Câu 8: Sinh vật nào sau đây không có cấu tạo tế bào ?
A. Vi khuẩn.	B. Động vật.	C. Virut .	D. Thực vật.
Câu 9: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ?
A. Galactôzơ và tinh bột	B. Xenlulôzơ và galactôzơ.
C. Glucôzơ và fructôzơ.	D. Tinh bột và mantôzơ.
Câu 10: Một phân tử AND có 2400 nuclêôtit. Hỏi có bao nhiêu liên kết hoá trị được hình thành 
A. 2398	B. 2395	C. 2399	D. 2396
Câu 11: Giới thực vật gồm các sinh vật có đặc điểm :
A. Nhân sơ, cơ thể đơn bào.	B. Nhân sơ, cơ thể đa bào.	
C. Nhân thực, cơ thể đơn bào.	D. Nhân thực, cơ thể đa bào
Phần 2. Tự luận (7đ)
Câu 1. ( 3 đ) Tại sao voi và kiến đều được cấu tạo chỉ từ 4 loại nucleotit nhưng đặc điểm và kích thước cơ thể của chúng lại rất khác nhau và đặc trưng cho mỗi loài? Từ đó cho biết tại sao cần phải bảo vệ động - thực vật quý hiếm? 
Câu 2. (2đ) Đề xuất biện pháp phát triển nghề trồng nấm tại địa phương ?
Câu 3. (2đ) So sánh AND và ARN về cấu trúc và chức năng
Đáp án:
Phần 1. Trắc nghiệm (3đ)
1b
2a
3c
4d
5a
6b
7d
8c
9c
10a
11d
12c
Phần 2. Tự luận (7đ)
Câu 1: (3điểm)
- Vì: Voi và kiến có hệ gen khác nhau và đặc trưng cho mỗi loài. Các gen này đều được cấu tạo chỉ từ 4 loại nu nhưng chúng khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các loại nu trên gen => tạo đặc điểm và kích thước cơ thể của chúng rất khác nhau và đặc trưng cho mỗi loài.
 - Cần phải bảo vệ Đ- TV quý hiếm vì: 
 + Mỗi loài sinh vật có một vai trò nhất định trong hệ sinh thái, chúng đều là 1 một mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, chúng tham gia vào chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới. 
 + Mỗi loài sinh vật có 1 hệ gen đặc trưng, tạo sự đa dạng di truyền và sự đa dạng, phong phú của sinh giới, là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống.
 + Đ- TV quý hiếm là những loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, nếu chúng mất đi không những sẽ mất đi hệ gen đặc trưng của loài, làm giảm sự đa dạng di truyền, giảm sự đa dạng của sinh giới mà còn làm mất cân bằng sinh thái, mất đi nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống. 
Câu 2: (2đ)
Đặc điểm giới Nấm
Phát triển nghề trồng nấm đảm ( Nấm bào ngư)
 Câu 3. (2đ)
- Giống nhau: 
 * Cấu trúc: 
+ Đều là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit
 + Đều được cấu tạo từ 4 loại nu, mỗi nu gồm 3 thành phần: H3PO4 - đường - bazo
+ Đều có 3 nu A,G,X
+ Các nu đều lk với nhau bằng lk hóa trị tạo chuỗi polinu
* Chức năng; Đều truyền đạt TTDT
Khác nhau: 
Tiêu chí
 ADN
ARN
Cấu trúc
- 2 mạch polinu, có chứa các lk hidro theo NTBS
- đơn phân chứa đường C5H10O4, và bazo T=> có nu loại T
- 1 mạch poli nu
- đơn phân chứa đường C5H10O5, và bazo U => có nu loại U
Chức năng
- Bảo quản và truyền đạt TTDT qua các thế hệ TB và cơ thể
- Tryền TTDT từ nhân ra TBC để tổng hợp pr
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, môn sinh 10 
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức:
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong kiến thức sinh học tế bào và khái quát NL chuyển hóa vật chất
 - Phát hiện sự phân hóa trình độ năng lực HS trong quá trình học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
2. Kĩ năng: Phân tích so sánh. Vận dụng kiến thức.
3.Thái độ: Yêu môn học.
4. Định hướng năng lực:
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II.Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm +Tự luận. (tỉ lệ 30% trắc nghiệm +70% tự luận).
III. Ma trận đề kiểm tra:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 8,9.
TB nhân thực
- Liệt kê đặc điểm cấu tạo tế bào nhân thực
- Giải thích cấu tạo phù hợp chức năng ti thể, lục lạp
- Liên hệ hiện tượng ghép mô, nội tạng bị đào thải 
- Cấu trúc bên ngoài MSC
Số câu: 4TN+1TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40%
Số câu:2 TN
Số điểm :0,5
Tỉ lệ:5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1TN+1TL
Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
Bài 12, 13
VC chất qua MSC
- Mô tả vận chuyển thụ động
-Trình bày vận chuyển chủ động
- Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương
-Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng dưa cà muối bị teo 
Số câu: 4TN+2TL
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu:2TN+2TL
Số điểm: 4,5
Tỉ lệ: 45%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Phần 2
Bài 14. Chuyển hóa VC NL
- Giải thích động năng, thế năng
- Phân biệt tổng hợp và phân giải
-Liên hệ vai trò đồng hóa, dị hóa trong chế độ giảm béo
Số câu: 4TN
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
TỔNG
Số câu:
12TN+3TL
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 8TN+2TL
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 4TN+1TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
IV. ĐỀ 
1. Phần trắc nghiệm (3đ)
Câu1: Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5	
Câu 2: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là?
A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
C. Có thành tế bào bằng peptidoglican
D. Các bào quan có màng bao bọc
Câu 3: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân
D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Câu 4: Trong thành phần của nhân tế bào có?
A. Axit nitric B. Axit phôtphoric C. Axit clohidric D. Axit sunfuric
Câu 5: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 6: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Chuyển hóa đường trong tế bào
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu7: Bảo quản riboxom không có đặc điểm?
A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé
D. Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
Câu 8: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
C. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
D. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
Câu 9. Điều đưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào là:
A. cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuển 
B. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao 
C. Tuân thủ theo qui luật khuyếch tán 
D. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật 
Câu 10. Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây?
A. Hoà tan trong dung môi B. Dạng tinh thể r ắn 
C. Dạng khí D. Dạng tinh thể rắn và khí 
Câu 11: Hiện tượng thẩm thấu là?
A. Sự khuếch tán của các chất qua màng. B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Câu 12: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan?
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào D. Luôn ổn định
2. Phần tự luận (7đ)
Câu 1: (3đ)
1.1. Vì sao mơ ngâm đường bị teo? Mộc nhĩ ngâm nước lại nở ra?
1. ...  Tđc
- Tính số NST trong GP
-Tính số 2n trong GP
Số câu: 4TN+2TL
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu:2TN+2TL
Số điểm: 4,5
Tỉ lệ: 45%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Bài 22: Dinh dưỡng chuyển hóa VC NL 	
Vi Sinh Vật
- Phân biệt các loại môi trường VSV
- Nhận biết các kiểu dinh dưỡng vsv
- Tên gọi VSV
Số câu: 4TN
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
TỔNG
Số câu:
12TN+3TL
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 8TN+2TL
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 4TN+1TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
IV. ĐỀ KIỂM TRA
1. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là
A. Môi trường nhân tạo B. Môi trường dùng chất tự nhiên	
C. Môi trường tổng hợp D. Môi trường bán tổng hợp
Câu 2: Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là
A. Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
B. Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
C. Quang dưỡng và hóa dưỡng
D. Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dương
Câu 3: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?
A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm, là môi trường bán tổng hợp
B. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì, là môi trường tự nhiên
C. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
Câu 4: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. Nguồn năng lượng và khí CO2 B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
C. Ánh sáng và nhiệt độ D. Ánh sáng và nguồn cacbon
Câu 4: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
A. Các NST đều ở trạng thái đơn B. Các NST đều ở trạng thái kép
C. Có sự dãn xoắn của các NST D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào
Câu 5: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có
A. nNST đơn, dãn xoắn B. nNST kép, dãn xoắn
C. 2n NST đơn, co xoắn D. n NST đơn, co xoắn
Câu 6: Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST B. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn
Ở gà có 2n = 78. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên phân, các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Câu 7: Trong 1 tế bào như thế có:
A. 78 NST đơn, 78 cromatit, 78 tâm động B. 78 NST kép, 156 cromatit, 78 tâm động
C. 156 NST đơn, 156 cromatit, 156 tâm động 
D. 156 NST kép, 312 cromatit, 156 tâm động
Câu 8: Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST B. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn
Câu 9: Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là
A. Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
B. Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
C. Quang dưỡng và hóa dưỡng D. Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dương
Câu 10: Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là
A. quang dị dưỡng   B. hóa dị dưỡng C. quang tự dưỡng   D. hóa tự dưỡng
Câu 11: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản
A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...
B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...
C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính... D. Cả B và C
Câu 12: Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể
A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
C. Phân giải polisaccarit và protein D. Cả A, B
2. Phần tự luận (7điểm)
 Câu 1: ( 4Đ) Hiện tượng NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau trong phân bào có ý nghĩa gì ?
Câu 2 : (3Đ) Nguyên nhân của sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào ?
Câu 3 : ( 3 Đ) Ý nghĩa của giảm phân
V. ĐÁP ÁN
1.Trắc nghiệm (3đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
D
D
C
B
A
D
C
C
A
B
D
2.Tự luận	(7đ)
Trả lời C1 : Trong phân bào, NST có xu hướng co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau bởi vì khi co xoắn tối đa, việc phân tách và di chuyển về 2 cực tế bào của các NST sẽ diễn ra thuận lợi hơn, tránh được hiện tượng các sợi NST quấn vào nhau, gây khó khăn, cản trở cho cho quá trình phân bào. ( 3đ)
Trả lời C2: Tế bào thực vật được bao bọc bên ngoài bởi thành tế bào vững chắc cấu tạo bằng xenlulôzơ. Thành tế bào vừa giúp bảo vệ, vừa quy định hình dạng của tế bào nhưng đây lại là yếu tố làm cho tế bào thực vật mất đi khả năng vận động, không thể co thắt để phân chia tế bào chất theo cách tế bào động vật đã thực hiện mà chúng tiến hành tổng hợp, hình thành vách ngăn từ trung tâm tế bào lan tỏa về hai phía để phân cắt tế bào mẹ thành hai tế bào con. (2đ)
Trả lời C3: - Nhờ quá trình trao đổi chéo, phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo ra sự đa dạng di truyền đồng thời tạo ra nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, giúp các loài ngày càng thích nghi với môi trường sống.
   - Nhờ sự kết hợp của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST lưỡng bội của các loài sinh vật được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. (2đ)
	MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 môn sinh 10, HK2
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong phần VSV
- Phát hiện sự phân hóa trình độ năng lực HS trong quá trình học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
2. Kĩ năng: Phân tích so sánh.
3.Thái độ: Yêu môn học.Vận dụng kiến thức sáng tạo
4. Định hướng năng lực:
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. Hình thức kiểm tra:
Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm +Tự luận. (tỉ lệ 30% trắc nghiệm +70% tự luận).
III. Ma trận đề kiểm tra:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 20: Quang hợp
-Trình bày đặc điểm QH
-VSV quang hợp
- Ý nghĩa hiện tượng QH
-Mối quan hệ pha sáng và pha tối
Số câu: 4TN+1TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40%
Số câu:2 TN
Số điểm :0,5
Tỉ lệ:5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1TN+1TL
Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
Bài 27. Yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng VSV
-Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến VSV
-Sử dụng chất diệt khuẩn
- Yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vsv
-Vì sao thức ăn độ ẩm cao dễ nhiễm khuẩn
Số câu: 4TN+2TL
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu: 2TN+2TL
Số điểm: 4,5
Tỉ lệ: 45%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Bài 29:Cấu trúc VR
-Hình thái , cấu tạo VR
-VR gây các bệnh ở con người
Số câu: 4TN
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
TỔNG
Số câu: 12TN+3TL
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 8TN+2TL
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 4TN+1TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
IV. Đề kiểm tra
1. Phần trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo
C. Thực vật và nấm D. Thực vật và động vật
Câu 2: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
A. Khí oxi và đường B. Đường và nước
C. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng D. Khí cacbonic và nước
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật
Câu 4: Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục B. Quang phân li nước
C. Các phản ứng oxi hóa khử D. Chuỗi truyền electron
Câu 5: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. Protein, vitamin B. Axit amin, polisaccarit
C. Lipit, chất khoáng D. Vitamin, axit amin
Câu 6: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng B. Nhân tố sinh trưởng
C. Chất dinh dưỡng D. Chất hoạt hóa enzim
Câu 7: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để
A. Tiêu diệt các vi sinh vật
B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật
C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật
D. Cả A, B và C
Câu 8: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, VSV ưa nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Câu 9: Capsome là
A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein B. Các phân tử axit nucleic
C. Vỏ bọc ngoài virut D. Nucleocapsit
Câu 10: Vỏ ngoài của virut là
A. Vỏ capsit B. Các gai glicoprotein
C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit D. Nucleocapsit
Câu 11: Virut trần là virut không có
A. Vỏ capsit B. Vỏ ngoài C. Các gai glicoprotein D. Cả B và C
Câu 12: Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A. Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet
B. Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại
C. Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị
D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại
2. Phần tự luận (7đ)
Câu 1. (3đ) Phân biệt 2 pha quang hợp? 
Câu 2. (3đ) Độ ẩm ảnh hưởng đến VSV như thế nào?
Câu 3. (1đ) Liệt kê các chất ức chế VSV?
V. ĐÁP ÁN
1.Trắc nghiệm (3đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
C
C
D
A
C
D
B
C
A
B
2.Tự luận	 (7đ)
Câu 1 (3đ)
Pha sáng
Pha tối
 - Nơi diễn ra : màng tilacôit của lục lạp.
 - Nguyên liệu : năng lượng ánh sáng
 - Sản phẩm 
- Nơi diễn ra : chất nền của lục lạp
- Nguyên liệu : , ATP và NADPH
 - Sản phẩm : các chất hữu cơ 
Câu 2 (3đ) . Độ ẩm
   - “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.
   - Nhìn chung, vi khuẩn là nhóm sinh vật đòi hỏi độ ẩm cao hơn so với nấm men và nấm sợi. Chính vì vậy người ta có thể ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc điều chỉnh độ ẩm của môi trường mà chúng đang sinh sống.
 Câu 3(1đ). Chất ức chế sinh trưởng
   + Các hợp chất phênol
   + Các loại cồn (êtanol, izôprôpanol 70 – 80%)
   + Iôt, rượu iôt (2%)
   + Clo (natri hipôclorit), cloramin
   + Các hợp chất kim loại nặng (thuỷ ngân, bạc,)
   + Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%)
   + Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%)
   + Các chất kháng sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_10_hoc_ky_i.docx