ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
Chép thuộc lòng nguyên văn bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
Câu 2: (2 điểm)
Đặt câu theo yêu cầu:
a) Đặt một câu ghép có sử dụng một quan hệ từ.
b) Đặt một câu ghép có sử dụng một cặp quan hệ từ.
câu 3: (6 điểm)
Thuyết minh về một loài hoa thường được dùng trang trí trong ngày tết.
Năm học: 2012- 2013 Họ Và Tên: Môn: Ngữ văn 8 (Tiết 68+69) Lớp: 8.Dân tộc Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Chép thuộc lòng nguyên văn bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ. Câu 2: (2 điểm) Đặt câu theo yêu cầu: a) Đặt một câu ghép có sử dụng một quan hệ từ. b) Đặt một câu ghép có sử dụng một cặp quan hệ từ. câu 3: (6 điểm) Thuyết minh về một loài hoa thường được dùng trang trí trong ngày tết. BÀI LÀM ............ ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) - Chép nguyên văn bài thơ không sai lỗi chính tả. (1 điểm) - Sai 2 đến 4 lỗi trừ 0.25 điểm. - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận được một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Đặt đúng hình thức của một câu ghép, sử dụng đúng quan hệ từ, nội dung phù hợp. - Đặt câu đúng yêu cầu trên mỗi câu được 1 điểm. Câu 3: (6 điểm) YÊU CẦU CHUNG: - Viết đúng kiểu bài thuyết minh. - Chọn đúng và làm rõ được đối tượng. - Hình thức: Bố cục cân đối, trình bày cẩn thận, sạch đẹp. DÀN BÀI: Mở bài: - Giới thiệu đối tượng thuyết minh là một loài hoa thường được sử dụng trong ngày tết như: Hoa đào, hoa mai, hoa hồng 2. Thân bài: - Nêu ý nghĩa về loài hoa. - Mô tả đặc điểm nổi bật của loài hoa đó: Phân loại, thân, lá, hoa (màu sắc, hình dáng, kích thước) - Cách chăm sóc đối với loài hoa đó. - Ý nghĩa của loài hoa đó trong đời sống tinh thần của mọi người và trong ngày tết. 3. kết bài: - Nhận xét chung về loài hoa đã thuyết minh. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 6: Đạt yêu cầu trên, khuyến khích lời văn hay và sáng tạo. - Điểm 5: Đáp ứng được phần lớn đạt yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu bài tương đối chặt chẽ. Lời văn khá trong sáng. Mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 4: Đảm bảo nội dung, lời văn chưa được hay và còn mắc lỗi chính tả. - Điểm 3: Đạt một vài ý cơ bản. Kết cấu chưa chặt chẽ. Lời văn chưa rõ ràng và còn mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1, 2: Bài làm quá sơ sài. - Điểm 0: Làm lạc đề, bỏ giấy trắng * Lưu ý: Tùy vào làm bài cụ thể của từng học sinh để cho điểm phù hợp.
Tài liệu đính kèm: