Ôn thi Đại học môn Hóa học

Ôn thi Đại học  môn Hóa học

Phần 1-

Chương 1 – Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn

và liên kết hoá học

A. tóm tắt lí thuyết

I. cấu tạo nguyên tử

1. Thành phần, cấu tạo nguyên tử

 Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron.

doc 243 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi Đại học môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1- 
Chương 1 – Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn 
và liên kết hoá học
A. tóm tắt lí thuyết
I. cấu tạo nguyên tử
1. Thành phần, cấu tạo nguyên tử
	Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron. Các đặc trưng của các hạt cơ bản trong nguyên tử được tóm tắt trong bảng sau:
Proton
Nơtron
electron
Kí hiệu
p
n
e
Khối lượng (đvC)
1
1
0,00055
Khối lượng (kg)
1,6726.10-27
1,6748.10-27
9,1095.10-31
Điện tích nguyên tố
1+
0
1-
Điện tích (Culông)
1,602.10-19
0
-1,602.10-19
2. Hạt nhân nguyên tử: 
Khi bắn phá một lá vàng mỏng bằng tia phóng xạ của rađi, Ruzơfo đã phát hiện hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước của toàn bộ nguyên tử. Hạt nhân mang điện tích dương.
Điện tích hạt nhân có giá trị bằng số proton trong hạt nhân, gọi là Z+. Do nguyên tử trung hoà về điện cho nên số electron bằng số Z.
 Ví dụ: nguyên tử oxi có 8 proton trong hạt nhân và 8 electron ở lớp vỏ.
 Số khối, kí hiệu A, được tính theo công thức A = Z + N, trong đó Z là tổng số hạt proton, N là tổng số hạt nơtron.
 Nguyên tố hoá học bao gồm các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
 Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
 Ví dụ: Nguyên tố oxi có ba đồng vị, chúng đều có 8 proton và 8, 9, 10 nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
II. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử
1. Lớp electron
Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.
Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần. Electron ở lớp có trị số n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử. Electron ở lớp có trị số n lớn thì có năng lượng càng cao, bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử.
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.
Tổng số electron trong một lớp là 2n2.
Số thứ tự của lớp electron (n)
1
2
3
4
Kí hiệu tương ứng của lớp electron
K
L
M
N
Số electron tối đa ở lớp
2
8
18
32
2. Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường: s, p, d, f.
Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp. Ví dụ lớp K (n =1) chỉ có một phân lớp s. Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là s và p. Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là s, p, d
Số electron tối đa trong một phân lớp: 
- Phân lớp s chứa tối đa 2 electron, 
- Phân lớp p chứa tối đa 6 electron,
- Phân lớp d chứa tối đa 10 electron và f chứa tối đa 14 electron.
Lớp electron
Số electron tối đa của lớp
Phân bố electron trên các phân lớp
K (n =1)
2
1s2
L (n = 2)
8
2s22p6
M (n = 3)
18
3s23p63d10
3. Cấu hình electron của nguyên tử
Là cách biểu diễn sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Sự phân bố của các electron trong nguyên tử tuân theo các nguyên lí và quy tắc sau:
	a. Nguyên lí vững bền: ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp lên cao.
	b. Nguyên lí Pauli: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
c. Quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
	d. Quy tắc về trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử: 
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
Ví dụ: Cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+
Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6
Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5
4. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, số electron lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron.
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng (ns2np6) đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học. Đó là các khí hiếm, vì vậy trong tự nhiên, phân tử khí hiếm chỉ gồm một nguyên tử. 
Các nguyên tử có 1-3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ B). Trong các phản ứng hoá học các kim loại có xu hướng chủ yếu là nhường electron trở thành ion dương.
Các nguyên tử có 5 -7 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. Trong các phản ứng hoá học các phi kim có xu hướng chủ yếu là nhận thêm electron trở thành ion âm.
Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng là các phi kim, khi chúng có số hiệu nguyên tử nhỏ như C, Si hay các kim loại như Sn, Pb khi chúng có số hiệu nguyên tử lớn. 
III. bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
1. Nguyên tắc sắp xếp: 
Các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
Các nguyên tố hoá học có cùng số lớp electron được sắp xếp thành cùng một hàng.
Các nguyên tố hoá học có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.
2. Cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn
Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học là sự thể hiện nội dung của định luật tuần hoàn. Trong hơn 100 năm tồn tại và phát triển, đã có khoảng 28 kiểu bảng hệ thống tuần hoàn khác nhau. Dạng được sử dụng trong sách giáo khoa hoá học phổ thông hiện nay là bảng hệ thống tuần hoàn dạng dài. Các thành phần cấu tạo nên bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học như sau:
 Ô : Số thứ tự của ô bằng số hiệu nguyên tử và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng tổng số electron của nguyên tử..
 Chu kì: Có 7 chu kỳ, số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử gồm:
 + Chu kì nhỏ là các chu kì 1, 2, 3 chỉ gồm các nguyên tố s và các nguyên tố p. Mỗi chu kỳ nhỏ gồm 8 nguyên tố, trừ chu kỳ 1 chỉ có hai nguyên tố.
 + Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6 ,7 gồm các nguyên tố s, p, d và f. Chu kỳ 4 và chu kỳ 5 mỗi chu kỳ có 18 nguyên tố. Chu kỳ 6 có 32 nguyên tố. Theo quy luật, chu kỳ 7 cũng phải có 32 nguyên tố, tuy nhiên chu kỳ 7 mới phát hiện được 24 nguyên tố hoá học. Lí do là các nguyên tố có hạt nhân càng nặng càng kém bền, chúng có “đời sống” rất ngắn ngủi.
 Nhóm: Có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron hoá trị gồm :
 + Nhóm A: Số thứ tự của nhóm bằng số electron hoá trị (gồm các nguyên tố s và p). Nhóm A còn được gọi là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính.
 + Nhóm B: Số thứ tự của nhóm B bằng số electron hoá trị (gồm các nguyên tố d và f). Nhóm B còn được gọi là các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ.
IV. Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
 - Bán kính nguyên tử:
	+ Trong chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.
	+ Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.
 - Độ âm điện, tính kim loại - phi kim, tính axit - bazơ của oxit và hiđroxit biến đỏi tương tự bán kính nguyên tử.
 - Năng lượng ion hoá: 
	+ Trong chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá của nguyên tử tăng dần.
	+ Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá của nguyên tử giảm dần. 
V. Liên kết hoá học
Xu hướng của các nguyên tử kim loại hay phi kim là đạt đến cấu hình bền vững như của khí hiếm bằng cách cho, nhận electron tạo ra kiểu hợp chất ion, hay góp chung electron tạo ra hợp chất cộng hoá trị (nguyên tử). 
Không có ranh giới thật rõ ràng giữa các chất có kiểu liên kết ion và cộng hoá trị. Người ta thường dùng hiệu số độ âm điện (Dc ) để xét một chất có kiểu liên kết hoá học gì. 
- Nếu hiệu số độ âm điện Dc ³ 1,70 thì chất đó có kiểu liên kết ion, - Nếu hiệu số độ âm điện Dc < 1,70 thì chất đó có kiểu liên kết cộng hoá trị (ngoại lệ HF có Dc ³ 1,70 nhưng vẫn thuộc loại liên kết cộng hoá trị ).
Có thể so sánh hai kiểu liên kết hoá học qua bảng sau:
Liên kết ion
Liên kết cộng hoá trị
Hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. 
Hiệu số độ âm điện Dc ³ 1,70
Hình thành giữa các nguyên tử giống nhau hoặc gần giống nhau. 
Hiệu số độ âm điện Dc < 1,70
Nguyên tử kim loại nhường electron trở thành ion dương. Nguyên tử phi kim nhận electron trở thành ion âm. Các ion khác dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Ví dụ: NaCl, MgCl2
Bản chất: do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Các nguyên tử góp chung electron. Các electron dùng chung thuộc hạt nhân của cả hai nguyên tử. Ví dụ: H2, HCl
Liên kết cộng hoá trị không cực khi đôi electron dùng chung không bị lệch về nguyên tử nào: N2, H2
Liên kết cộng hoá trị có cực khi đôi electron dùng chun bị lệch về một nguyên tử : HBr, H2O
Liên kết cho - nhận (phối trí) là một trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị. Trong đó, đôi electron dùng chung được hình thành do một nguyên tử đưa ra. Ví dụ trong phân tử khí sunfurơ SO2 , công thức cấu tạo của SO2 là: 
Liên kết cho nhận được kí hiệu bằng một mũi tên. Mỗi mũi tên biểu diễn một cặp electron dùng chung, trong đó phần gốc mũi tên là nguyên tử cho electron, phần ngọn là nguyên tử nhận electron. 
B. ĐỀ BÀI
Hãy chọn phương án đúng A, B, C hay D trong các câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom - xơn (J.J. Thomson). Đặc điểm nào sau đây không phải của electron?	
	A. Mỗi electron có khối lượng bằng khoảng khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất là H.
	B. Mỗi electron có điện tích bằng -1,6 .10-19 C, nghĩa là bằng 1- điện tích nguyên tố.
	C. Dòng electron bị lệch hướng về phía cực âm trong điện trường.
	D. Các electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt (áp suất khí rất thấp, điện thế rất cao giữa các cực của nguồn điện).
2. Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?
	A. Số nơtron.	B. Số electron hoá trị.
	C. Số proton	D. Số lớp electron.
3. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là sai?
A. 2s, 4f	B. 1p, 2d
C. 2p, 3d	D. 1s, 2p
4. ở phân lớp 3d số electron tối đa là:
A. 6	B. 18
C. 10 	D. 14
5. Ion, có 18 electron và 16 proton, mang số điện tích nguyên tố là:
A. 18+	B. 2 -
C. 18-	D. 2+
6. Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F_ có điểm chung là:
A. Số khối	B. Số electron
C. Số proton 	D. Số notron 
7. Cấu hình electron của các ion nào sau đây giống như của khí hiếm ?
A. Te2-	B. Fe2+
C. Cu+ 	D. Cr3+
8. Có bao nhiêu electron trong một ion Cr3+?
A. 21	B. 27
C. 24 	D. 52
9. Vi hạt nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron?
A. Nguyên tử Na.	B. Ion clorua Cl-.
C. Nguyên tử S.	D. Ion kali K+.
10. Nguyên tử của nguyên tố có điện tích hạt nhân 13, số khối 27 có số electron hoá trị là:
A. 13	B. 5
C. 3 	D. 4
11. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron dưới đây:
Cấu hình electron	Tên nguyên tố
(1) 1s22s22p1	...
(2) 1s22s22p5	...
(3) 1s22s22p63s1	...
(4) 1s22s22p63s23p2	...
12. Hãy viết cấu hình electron của các ion sau:
Ion	 cấu hình electron	Ion	cấu hình electron
(1) Na+	 (4) Ni2+	 
(2) Cl-		 	(5) Fe2+	  
(3) Ca2+		 	(6) Cu+	 
13. Nguyên tử của nguyên tố hoá học có cấu hình electron  1s22s22p63s ...  pháp đại số ta thấy việc giải hệ phương trình đại số nhiều khi rất phức tạp, thông thường HS chỉ lập được phương trình đại số mà không giải được hệ phương trình đó.
Về mặt hóa học, chỉ dừng lại ở chỗ HS viết xong các phương trình phản ứng hóa học và đặt ẩn để tính theo các phương trình phản ứng đó (dựa vào mối tương quan tỉ lệ thuận) còn lại đòi hỏi ở HS nhiều về kĩ năng toán học. Tính chất toán học của bài toán lấn át tính chất hóa học, làm lu mờ bản chất hóa học. Trên thực tế, HS chỉ quen giải bằng phương pháp đại số, khi gặp một bài toán là chỉ tìm cách giải bằng phương pháp đại số, mặc dù thường bế tắc. Ta hãy giải bài toán trên bằng những phương pháp mang tính đặc trưng của hóa học hơn, đó là phương pháp bảo toàn khối lượng và phương pháp bảo toàn electron.
 *) Phương pháp bảo toàn khối lượng:
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: (kí hiệu khối lượng là m)
	(1)
Tính các giá trị chưa biết của (1):
 + . Vậy 
 + Muốn tính cần tính . ở đây số mol HNO3 được dùng vào 2 việc là tạo ra NO và tạo ra muối:
	tạo NO = nNO = 
	tạo muối = 3.nFe = 3.
pư = 0,1 + . Vậy pư = 
 + Tính : ta có = pư =
Vậy 
Thay các giá trị tìm được vào (1) được phương trình bậc nhất, chỉ chứa ẩn m:
12 + = 242. + 30.0,1 + 
Giải ra m = 10,08g
Nhận xét: Tuy hơi dài nhưng cách này dễ hiểu, có tác dụng khắc sâu định luật bảo toàn khối lượng và có ưu điểm là áp dụng cho mọi quá trình oxi hoá - khử hoặc không oxi hoá - khử.
c. Phương pháp bảo toàn electron: Số mol e do Fe nhường phải bằng số mol e do oxi thu và của HNO3 thu:
Ta có:	
Giải ra m = 20,08g
Nhận xét: Cho kết quả rất nhanh, tính toán rất nhẹ nhàng, khắc sâu bản chất nhường e và thu e của các quá trình hóa học. Hạn chế là chỉ áp dụng được cho các quá trình oxi hoá - khử.
3. Phương pháp trung bình (khối lượng mol trung bình, số nguyên tử trung bình)
a. Cách giải:
- Phương pháp trung bình chỉ áp dụng cho bài toán hỗn hợp các chất.
- Giá trị trung bình dùng để biện luận tìm ra nguyên tử khối hoặc phân tử khối hay số nguyên tử trong phân tử hợp chất.
Khèi l­îng hçn hîp
Sè mol hçn hîp
- Khối lượng mol trung bình là khối lượng của một mol hỗn hợp (kí hiệu là 	
	 = 
b. Các ví dụ:
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dd HCl thu được 1,12 lit CO2 ở đktc. Xác định tên kim loại A và B.
Giải: Đặt là NTK trung bình của 2 kim loại A và B
	CO3 + 2HCl ® Cl2 + CO2­ + H2O
	 0,05	 
CO3 = 	 = 93,6 – 60 = 33,6
Biện luận: 	A < 33,6 ® A là Mg = 24
	B > 33,6 ® B là Ca = 40.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn a g hỗn hợp hai rượu no, đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 3,584 lít CO2 ở đktc và 3,96g H2O. Tính a và xác định CTPT của các rượu.
Giải: Gọi là số nguyên tử C trung bình và x là tổng số mol của hai rượu.
 x mol	 	 
	(1)
	(2)
Từ (1) và (2) giải ra x = 0,06 và = 2,67
Ta có: a = (14 + 18).x = (14.2,67) + 18.0,06 = 3,32g
	 = 2,67	 
Ví dụ 3: Hỗn hợp 3 rượu đơn chức A, B, C có tổng số mol là 0,08 và khối lượng là 3,387. xác định CTPT của A, B, C, biết rằng B và C có cùng số nguyên tử cacbon và số mol rượu A bằng tổng số mol của rượu B và C.
Giải: 	
Như vậy phải có ít nhất một rượu có M < 42,2. Chỉ có CH3OH = 32
Ta có: 	;	mA = 32.0,05 = 1,67.
mB + C = 3,38 – 1,6 = 1,78g;	nB + C = 
Gọi là số nguyên tử H trung bình trong phân tử hai rượu B và C
Ta có: 	CxHOH = 59,3 hay 12x + + 17 = 59,3
Rút ra: 	12x + = 42,3
Biện luận:
x
1
2
3
4
30,3
18,3
6,3
<0
Chỉ có nghiệm khi x = 3. B, C phải có một rượu có số nguyên tử H 6,3.
Có 2 cặp nghiệm: 	C3H5OH (CH2 = CH – CH2OH) và C3H7OH
	C3H3OH (CH º C – CH2OH) và C3H7OH	
Ví dụ 4: Cho 2,84g hỗn hợp 2 rượu đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với một lượng Na vừa đủ tạo ra 4,6g chất rắn và V lít khí H2 ở đktc. Tính V và xác định CTPT của các rượu.
Giải: Đặt là gốc hiđrocacbon trung bình và x là tổng số mol của 2 rượu.
	OH + Na ® Ona + H2 
	xmol 	 x 
Ta có: 	( + 17).x = 2,84 hay x + 17x = 2,84 	(1)
	( + 39).x = 4,6 hay x + 39x = 4,6	(2)
Từ (1) và (2) giải ra x = 0,08 và = 18,5
Phải có một gốc R < 18,5 ® Duy nhất chỉ có CH3 = 15 và rượu là CH3OH. Đồng đẳng liên tiếp nên rượu kia phải là C2H5OH.
	V = lít.
4. Phương pháp ghép ẩn số
 a. Cách giải: Một số bài toán cho thiếu dữ kiện nên giải bằng phương pháp đại số ta có số ẩn nhiều hơn số phương trình và có dạng vô định, không giải được.
Nếu dùng phương pháp ghép ẩn số ta có thể giải loại bài toán này một cách dễ dàng.
b. Các ví dụ:
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn ag hỗn hợp hai rượu no, đơn chức được hỗn hợp khí và hơi. Cho hỗn hợp khí và hơi này lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng nước vôi trong dư, thấy bình 1 tăng 1,98g và bình 2 có 8g kết tủa. Tính a.
Giải: Đặt CTPT của các rượu là CnH2n+1-OH và CmH2m+1-OH.
Gọi x, y là số mol các rượu.
	CnH2n+1OH + O2 ® nCO2 + (n + 1)H2O 
	 x	 nx 	 (n + 1)x
	CmH2m+1OH + O2 ® mCO2 + (m + 1)H2O 
	 y	 my 	 (m + 1)y
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
	0,08	 
Ta lập được 2 phương trình đại số theo số mol CO2 và số mol H2O:
= nx + my = 0,08 (1)
	(2)
ở đây, với 4 ẩn số (n, m, x, y) mà chỉ có 2 phương trình nên có dạng vo định.
Ta triển khai (2) để ghép ẩn số
Từ (2):	= nx + x + my + y = (nx + my) + (x + y) = 0,11
Thay nx + my = 0,08, rút ra x + y = 0,11 – 0,08 = 0,03.
Tính a: 	a = (14n + 18)x + (14m + 18)y
hay 	a = 14nx + 18x + 14my + 18y.
Ghép ẩn số được a = 14(nx + my) + 18(x + y).
Thay các giá trị đã biết được a = 14.0,08 + 18.0,03 = 1,66g
Ví dụ 2: Đun p gam hỗn hợp 2 rượu với H2SO4 đặc thu được V lít (đktc) hỗn hợp 2 anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp anken đó thu được x lít CO2 (đktc) và y gam H2O.
Lập biểu thức tính x, y theo p, V.
Giải: Đun nóng với H2SO4 đặc thu được hỗn hợp 2 anken, suy ra hỗn hợp 2 rượu đó phải thuộc loại no, đơn chức.
H2SO4®
£ 1400C
	CnH2n+1OH CnH2n + H2O	(1)
	 a mol	 a
	CmH2m+1OH ® CmH2m + H2O	(2)
	 b mol	 b
	CnH2n + O2 ® nCO2 + nH2O	(3)
 a mol	 na na
	CmH2m + O2 ® mCO2 + mH2O	(4)
	b mol mb mb
Theo (1), (2): a + b = (5). Theo (3), (4): = na + mb (6)
Khối lượng 2 rượu là: 	(14n + 18)a + (14m + 18)b = p
hay 	14(na + mb) + 18(a + b) = p 	(7)
Thế (5) vào (7) được:
	na + mb = 
	.18 ® 
	.22,4 ® 
5. Phương pháp tăng giảm khối lượng
a. Cách giải: Khi chuyển từ chất này sang chất khác khối lượng có thể tăng hoặc giảm do các chất khác nhau có khối lượng mol khác nhau. Dựa vào mối tương quan tỉ lệ thuận của sự tăng giảm ta tính được lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng.
b. Các ví dụ
Ví dụ 1: Nhúng thanh kẽm vào dd chứa 8,32g CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Hỏi khối lượng thanh kẽm ban đầu.
Giải: Gọi khối lượng thanh kẽm ban đầu là a gam thì khối lượng tăng thêm là gam.
Zn + CdSO4 ® ZnSO4 + Cd
65g ®1mol 112g tăng 112 – 65 = 47g
	 mol	 g
Ta có tỉ lệ: 	. 
Giải ra a = 80g.
Ví dụ 2: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau.
Giải: Gọi m là khối lượng thanh kim loại, A là NTK của kim loại, x là số mol muối phản ứng.
M + CuSO4 ® MSO4 + Cu¯
Ag ® 1mol	 64g giảm (A – 64)g
	 xmol	 g
Rút ra:	x = 	(1)
M + Pb(NO3)2 ® M(NO3)2 + Pb¯
Ag ® 1mol	 207 tăng (207 – A)g
	 xmol	tăng g
Rút ra:	x = 	(2)
Từ (1) và (2) ta có: 	 = 	(3)
Từ (3) giải ra A = 65. Vậy kim loại M là kẽm.
Ví dụ 3: Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. xác định công thức của muối XCl3.
Giải: Gọi A là NTK của kim loại X.
	Al 	+ 	XCl3 ® AlCl3 + X 
	 	 0,14
Ta có: 	(A + 35,5.3).0,14 – (133,5.0,14) = 4,06
Giải ra A = 56. Kim loại X là Fe và muối FeCl3.
Ví dụ 4: Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. xác định phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
Giải: Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Đặt x là số gam NaHCO3. 
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O­
 2.84g	 	 giảm: 44 + 18 = 62g
 xg 	 giảm: 100 – 69 = 31g
Ta có: 
Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%.
Ví dụ 5: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0,2mol khí. Khi cô cạn dd sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 
Giải: Kí hiệu kim loại hoá trị I là M, số mol là x kim loại, hoá trị II là R, số mol là y.
 M2CO3 + 2HCl ® 2MCl + CO2­ + H2O	(1)
1mol(2M+60)g	 	 2(M+35,5) tăng (2M+71)-(2M+60) = 11gam
 xmol 	11gam
 RCO3 + 2HCl ® RCl2 + CO2­ + H2O	(2)
1mol(R+60)g 	(R+71) tăng (R+71)-(R+60) = 11g
 ymol 	 11ygam
Từ (1) và (2): mhh = x + y = = 0,2
Theo (1), (2): (x + y)mol hỗn hợp phản ứng thì khối lượng hh muối tăng (11x + 11y)g = 11(x + y) = 11.0,2 = 2,2g.
Vậy khối lượng muối thu được bằng khối lượng muối ban đầu cộng với khối tượng tăng thêm.
	mmuối = 23,8 + 2,2 = 26g.
6. Phương pháp đường chéo
a. Cách giải: 
- Phương pháp đường chéo thường dùng để giải bài toán trộn lẫn các chất với nhau có thể đồng thể hoặc dị thể nhưng hỗn hợp cuối cùng phải là đồng thể.
- Nếu trộn lẫn các dung dịch thì phải là các dung dịch của cùng một chất (hoặc chất khác, nhưng do phản ứng với H2O lại cho cùng một chất. Ví dụ trộn Na2O với dd NaOH ta được cùng một chất là NaOH).
- Trộn hai dung dịch của chất A với nồng độ khác nhau, ta thu được một dung dịch chất A với nồng độ duy nhất. Như vậy lượng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng lượng chất tan trong phần loãng tăng lên. Sơ đồ tổng quát của phương pháp đường chéo như sau:
D1	x1	x – x2 
	x	
D2	x2	x1 - x
x1, x2, x là khối lượng chất ta quan tâm với x1 > x > x2 
D1, D2 là khối lượng hay thể tích các chất (hay dung dịch) đem trộn lẫn.
b. Các ví dụ:
Ví dụ 1: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500g dung dịch NaOH 12% để có dd NaOH 8% ? 
Giải: 0	 4 
 8
 mdd12% 12	8
(ở đây x1 = 0, vì nước thì nồng độ NaOH bằng 0).
Ví dụ 2: Cần trộn H2 và CO theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được hỗn hợp khí có tỉ khối so với metan bằng 1,5.
Giải: 	 = 1,5.16 = 24
	2	4 
	 24	
	28	22
Ví dụ 3: Hoà tan 4,59g Al bằng dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tính tỉ lệ thể tích khí trong hỗn hợp.
Giải: 	 = 16,75.2 = 33,5
	44	3,5 
	 33,5	
	30	10,5
Ví dụ 4: Trộn 2 thể tích CH4 với 1 thể tích hiđrocacbon X thu được hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 15. Xác định CTPT của X.
Giải:	 = 15.2 = 30
2V	16	MX - 30 
 30	
1V	MX	30 – 16
Với 12x + y = 58 chỉ có nghiệm khi x = 4 và y = 10 ® C4H10 
Ví dụ 5: Từ 1 tấn quặng hematit (A) điều chế được 420kg sắt. Từ 1 tấn quặng manhetit (B) điều chế được 504kg sắt. Phải trộn 2 quặng trên với tỉ lệ về khối lượng là bao nhiêu để được 1 tấn quặng hỗn hợp mà từ 1 tấn quặng hỗn hợp này điều chế được 480kg sắt ?
Giải:
mA	420	24 
	 480	
mB	504	60

Tài liệu đính kèm:

  • doc600 cau hoi trac nghiem luyen thi DH.doc