PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong phân môn đọc văn của chương trình THPT (chương trình chuẩn) gồm hai phần: Văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Phần Văn học Việt Nam lại được chia thành hai thành phần: Văn học dân gian và văn học viết. Toàn bộ chương trình văn học dân gian gồm 12 thể loại đã được học trong chương trình lớp 10. Phần văn học viết Việt Nam được chia thành mấy thời kỳ lớn: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (hay còn gọi là văn học trung đại Việt Nam); Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8/ 1945 (văn học hiện đại Việt Nam); Văn học Việt Nam từ CMT8/ 1945 đến năm 1975 (nền văn học Cách mạng Việt Nam); Văn học sau năm 1975 đến nay (văn học hậu hiện đại). Toàn bộ chương trình văn học trung đại Việt Nam được học từ học kỳ I lớp 10 kéo dài đến một phần của chương trình lớp 11. Toàn bộ chương trình còn lại của năm học lớp 11 dành cho văn học hiện đại Việt Nam. Chương trình văn học lớp 12 dành toàn bộ cho văn học cách mạng Việt Nam và văn học hậu hiện đại. Chương trình văn học nước ngoài được xen kẽ vào chương trình giảng dạy của cả 3 khối 10, 11, 12.
MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 4 2 1. Đặt vấn đề 4 3 2. Phạm vi đề tài 5 4 3. Phương pháp nghiên cứu 5 5 4. Cấu trúc của đề tài 5 6 PHẦN II: NỘI DUNG 6 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 8 1. Thực trạng của vấn đề 6 9 1.1. Thực trạng chuyên môn 6 10 1.2. Thực trạng nhà trường và học sinh 7 11 2. Giải quyết vấn đề 8 12 2.1. Tác phẩm tự sự và đặc điểm của tác phẩm tự sự 8 13 2.1.1. Khái niệm về tác phẩm tự sự 8 14 2.1. 2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự 8 15 2.1.3. Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự 8 16 2.2. Chủ nghĩa lãng mạn và các đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn 9 17 2.2.1. Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn 9 18 2.2.2. Những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn 9 19 2.2.3. Những khunh hướng phát triển của chủ nghĩa lãng mạn 9 20 2.3. Bố cục và vai trò của bố cục trong giảng văn 9 21 2.3.1. Khái niệm bố cục 9 22 2.3.2. Vai trò của bố cục đối với bài giảng 10 23 2.3.3. Các kiểu bố cục thường gặp của tác phẩm tự sự 10 24 2.4. Mối liên hệ giữa các kiến thức liên quan với việc xác định bố cục 10 25 CHƯƠNG II: CON ĐƯỜNG GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” VÀ “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” 11 26 1. Con đường giảng dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) 11 27 1.1. Những kiến thức cần chú ý trong bài học 11 28 1.2. Kiến thức về chủ nghĩa lãng mạn và kiểu “truyện ngắn tâm tình” 11 29 1.3. Lựa chọn bố cục cho văn bản “Hai đứa trẻ” 12 30 1.4. Giáo án giảng dạy thể hiện bố cục hợp lý nhất của bài học “Hai đứa trẻ” 12 31 1.5. Những yêu cầu đạt được sau bài học “Hai đứa trẻ” 21 32 2. Con đường giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) 22 33 2.1. Những kiến thức cần chú ý khi giảng bài “Chữ người tử tù” 22 34 2.2. Kiến thức về chủ nghĩa lãng mạn, về nghệ thuật thư pháp và tiêu chuẩn của kẻ sĩ lý tưởng đời xưa 23 35 2.3. Lựa chọn bố cục cho tác phẩm “Chữ người tử tù” 24 36 2.4. Giáo án thể hiện bố cục hợp lý nhất cho văn bản “Chữ người tử tù” 24 37 2.5. Những yêu cầu đạt được sau giờ giảng văn “Chữ người tử tù” 35 38 CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI 36 39 1. Kiểm chứng sau bài học “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam 36 40 1.1. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức 36 41 1.2. Câu hỏi ngắn 15 phút 37 42 1.3. Kết quả kiểm tra 37 43 2. Kiểm chứng sau giờ học “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) 38 44 2.1. Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức 38 45 2.2. Câu hỏi ngắn 15 phút 39 46 2.3. Kết quả kiểm tra 39 47 3. Kết quả chung sau khi kiểm tra cả hai bài học “Hai đứa trẻ” và “Chữ ngưởi tử tù” 39 48 4. Một số ý kiến đề xuất sau bài học 40 49 PHẦN III: KẾT LUẬN 41 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. THCS: Trung học cơ sở 2. THPT: Trung học phổ thông 3. CMT8: Cách mạng tháng 8 4. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm 5. TH: Trung học PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Trong phân môn đọc văn của chương trình THPT (chương trình chuẩn) gồm hai phần: Văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Phần Văn học Việt Nam lại được chia thành hai thành phần: Văn học dân gian và văn học viết. Toàn bộ chương trình văn học dân gian gồm 12 thể loại đã được học trong chương trình lớp 10. Phần văn học viết Việt Nam được chia thành mấy thời kỳ lớn: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (hay còn gọi là văn học trung đại Việt Nam); Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8/ 1945 (văn học hiện đại Việt Nam); Văn học Việt Nam từ CMT8/ 1945 đến năm 1975 (nền văn học Cách mạng Việt Nam); Văn học sau năm 1975 đến nay (văn học hậu hiện đại). Toàn bộ chương trình văn học trung đại Việt Nam được học từ học kỳ I lớp 10 kéo dài đến một phần của chương trình lớp 11. Toàn bộ chương trình còn lại của năm học lớp 11 dành cho văn học hiện đại Việt Nam. Chương trình văn học lớp 12 dành toàn bộ cho văn học cách mạng Việt Nam và văn học hậu hiện đại. Chương trình văn học nước ngoài được xen kẽ vào chương trình giảng dạy của cả 3 khối 10, 11, 12. Qua thực tế giảng dạy ở cả 3 khối 10, 11, 12, tôi nhận thấy rằng cả chương trình văn học hiện đại Việt Nam và văn học nước ngoài của lớp 11 đều là thách thức của cả giáo viên lẫn học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan của bản thân nền văn học. So với nền văn học trung đại Việt Nam và văn học cách mạng Việt Nam thì văn học hiện đại Việt Nam có sự khác biệt cả về tư duy và hình thức sáng tạo. Với lịch sử hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc (Trung Quốc) xâm lược và cai trị, chúng ta phải sử dụng Hán tự cả trong công tác hành chính lẫn trong sáng tác văn chương. Ngay cả kỳ thi tuyển chọn nhân tài cho quốc gia cũng là kỳ thi Hán học. Vì vậy việc học sinh nắm vững lịch sử rồi tiếp nhận tốt chương trình văn học trung đại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, các em cũng có dịp tìm hiểu chương trình văn học trung đại Việt Nam từ bậc THCS với hàng loạt các tác phẩm quen thuộc: Nam quốc sơn hà (tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác); Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn - Trần Quốc Tuấn); Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ); Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi). Ngoài ra, các em còn được học những tác phẩm được coi là đỉnh cao của Đường thi của các tác giả nổi tiếng như thi tiên Lý Bạch, thánh thi Đỗ Phủ vốn là cơ sở cho thơ ca văn học trung đại Việt Nam về vần, nhịp, điệu và tư duy. Riêng chương trình văn học cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 càng thuận lợi hơn vì xét về mặt niên đại thời kỳ văn học này gần với cuộc sống của chúng ta hơn. Bên cạnh đó, kiến thức lịch sử về một giai đoạn hào hùng chống giặc Pháp và Mĩ xâm lược của dân tộc ta hẳn giúp ích rất nhiều cho việc tiếp nhận mạch cảm hứng của các tác phẩm cụ thể của thời kỳ này. Xét ra chỉ còn văn học hiện đại Việt Nam với quá trình phát triển phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá phương Tây (chủ yếu là văn hoá và văn học Pháp) cùng với sự đa dạng về phong cách cá nhân của từng tác giả là khó tiếp thu hơn cả. Không thể phủ nhận được rằng sự phát triển song song giữa văn học hiện thực và văn học lãng mạn (được gọi tên chung là khu vực văn học hợp pháp với văn học bí mật) đi kèm với sự phức tạp của thời kỳ văn học này đã tạo nên những tác phẩm có độ kết tinh nghệ thuật cao. Nhưng đồng thời nó cũng trở thành một trở ngại với cả người học và người dạy trong việc hiểu đúng, hiểu sâu và đầy đủ cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm. Có một thực tế xảy ra là rất nhiều tác phẩm dù đã qua gần một thế kỷ mà người đọc vẫn cảm thấy bối rối khi tìm hiểu và tiếp nhận nó bởi chính nội dung và nghệ thuật có độ kết tinh cao của nó. Trong số các tác phẩm thuộc vào diện kể trên của chương trình Ngữ văn 11, tôi đặc biệt tâm đắc với hai tác phẩm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân). Bởi vậy, tôi đã lựa chọn hai tác phẩm này để tìm hiểu trong sáng kiến kinh nghiệm mang tên “Con đường giảng dạy hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chữ ngưởi tử tù”. Tôi hi vọng mình có thể đóng góp một phần hiểu biết để cùng các đồng nghiệp làm rõ cái hay, cái đẹp của hai tác phẩm vốn đã rất nổi tiếng này. 2. Phạm vi đề tài: Với đề tài này, người viết nghiên cứu trong phạm vi hẹp: tìm ra con đường giảng dạy phù hợp nhất với hai tác phẩm thuộc trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945 là “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Từ việc tìm hiểu tất cả các kiến thức liên quan đến bài học như kiến thức về loại thể, kiến thức về văn hoá, lịch sử, thời đại, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh xác định những nội dung chính cần làm nổi bật của bài giảng từ đó gợi ý để học sinh chọn ra một bố cục phù hợp nhất cho bài học có thể bao chứa những kiến thức cơ bản của bài. - Các phương pháp được sử dụng chủ yếu: phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp nghiên cứu theo loại thể, phương pháp nghiên cứu theo hệ thống, thống kê và gắn với lịch sử, văn hoá, phương pháp đọc hiểu tác phẩm. 4. Cấu trúc của đề tài: gồm 3 phần: - Phần 1: Giới thiệu chung - Phần 2 (trọng tâm) gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. + Chương 2: Con đường giảng dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”. + Chương 3: Kiểm chứng đề tài. - Phần 3: Kết luận. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Thực trạng vấn đề: 1.1. Thực trạng về mặt chuyên môn: “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân xưa nay đều được cả giới nghiên cứu lẫn các giáo viên giảng dạy nhận định là tác phẩm hay, độc đáo nhưng cũng rất khó để làm cho học sinh tiếp nhận được hết ý nghĩa của chúng. Ngay về mặt loại thể, hai tác phẩm này đã có nhiều điểm khác biệt. Cùng là các tác phẩm thuộc loại tự sự nhưng cả hai tác phẩm này đều được xếp vào khung tác phẩm thuộc chủ nghĩa lãng mạn ( trong khi có một quy định bất thành văn rằng hầu hết các tác phẩm lãng mạn chủ nghĩa đều thuộc thể loại trữ tình). Hơn nữa, mỗi tác phẩm lại có điểm độc đáo riêng nữa. Thạch Lam là một cây bút với phong cách nhẹ nhàng đã viết nên “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn thuộc thể loại tâm tình “như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi”. Truyện hầu như không có cốt truyện (điều tối kỵ với một tác phẩm văn xuôi vì cốt truyện kịch tính có thể quyết định đến hơn 50% sự thành công của tác phẩm) chỉ là những tâm trạng man mác của chị em Liên trước khung cảnh một phố huyện nghèo nàn vào ba thời điểm: phố huyện lúc chiều muộn, phố huyện lúc tối, phố huyện lúc về đêm khi con tàu qua. Mới nghe qua, ta sẽ nghĩ ngay đây là một tác phẩm thất bại và nhạt nhẽo. Nhưng đây lại là một đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn đề cập đến rất nhiều vấn đề cốt yếu của đời sống con người thông qua tâm trạng của hai đứa trẻ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. “Chữ ngưởi từ tù” của Nguyễn Tuân đã chứng tỏ được sự tài hoa của người nghệ sĩ này khi ông xây dựng lên hình tượng Huấn Cao và cuộc gặp gỡ tri âm, tri kỷ giữa người sáng tạo ra cái đẹp là Huấn Cao với người nghệ sĩ biết thưởng thức cái đẹp là thầy quản ngục. Họ gặp gỡ nhau bởi cùng yêu cái đẹp, cùng gắng sức giữ gìn thiên lương trong sạch trong những hoàn cảnh sống nghiệt ngã (Huấn Cao là tử tù còn quản ngục phải sống trong cảnh đề lao tàn nhẫn, bạc ác). Đây là một cuộc gặp gỡ không tưởng nhưng Nguyễn Tuân đã tái hiện cuộc gặp gỡ ấy cảm động đến mức nó trở nên chân thực. Nhưng bấy nhiêu thôi chưa đủ. Nguyễn Tuân thông qua hai nhân vật này và cuộc gặp gỡ của họ để nói về giá trị đạo đức của cả một dân tộc, lòng tự hào dân tộc qua một truyền thống quý báu của dân tộc ta là nghệ thuật thư pháp. Mà nghệ thuật thư pháp lại là sản phẩm văn hoá của một thời vang bóng không trở lại nên hầu như các em học sinh không hề hiểu được giá trị thiêng liêng ẩn chứa trong mỗi bức thư pháp. Hơn nữa, nếu không hiểu biết về tầng lớp trí thức ta xưa và những tôn chỉ của họ thì chúng ta không thể làm toát lên vẻ đẹp sáng ngời của Huấn Cao - đại diện tiêu biểu cho những sĩ phu nước Việt ta trong suốt nghìn năm Hán học. Xưa nay, sai lầm chủ yếu của người giáo viên khi giảng dạy hai tác phẩm nà ... ng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng tình cảm yêu mến chân thành và sự tinh tế, nhạy cảm trước những biến thái tinh vi của cảnh vật và con người. d. Văn phong của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Câu 3: Điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây bằng các cụm từ sau: vùng sáng rực, hột sáng, khe ánh sáng, quầng sáng, chấm lửa, vệt sáng. a. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng chỉ để hé ra một // b. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh // của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây. c. Một lát sau, hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về // thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chiếc chõng hàng của chị Tí. d. Kỷ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một // và lấp lánh. e. Trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng // lọt qua phên nứa. Câu 4: Hình ảnh ngọn đèn con trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa gì? a. Gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam. b. Biểu tượng của những kiếp người sống nghèo khổ, sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội cũ. c. Nói về điều kiện sống thiếu tiện nghi ở nông thôn. d. Tất cả đều đúng. Câu 5: Tại sao những người dân phố huyện đêm nào cũng cố thức đợi tàu đến khuya? a. Họ mong bán được hàng để kiếm thêm một chút gì cho “sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. b. Họ muốn ngồi lại chuyện trò với nhau để tạm quên đi khó khăn trong đời sống. c. Họ mong được nhìn thấy chuyến tàu bởi đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. d. Chỉ là một thói quen lặp đi lặp lại trong vô thức. Câu 6: Với Liên và An, hình ảnh đoàn tàu còn có một ý nghĩa khác. Đó là ý nghĩa nào? a. Chuyến tàu như một thứ đồ chơi với trẻ em. b. Chuyến tàu là hình ảnh của cái đẹp. c. Chuyến tàu là hình ảnh của một thế giới khác, trái ngược với hình ảnh phố huyện nghèo nàn, vô vọng và tẻ nhạt. d. Chuyến tàu gợi nhớ về những kỷ niệm sung sướng ngày xưa ở Hà Nội. ĐÁP ÁN: Câu 1: a Câu 2: a Câu 3: a - Khe ánh sáng; b - Vệt sáng; c - Quầng sáng; d - vùng sáng rực; e - hột sáng. Câu 4: b Câu 5: c Câu 6: d 1.2. Câu hỏi kiểm tra 15 phút: Hình ảnh Hà Nội trở đi trở lại trong suy nghĩ và tâm trạng của chị em Liên có những ý nghĩa nào? Gợi ý hướng trả lời: Hà Nội là hình ảnh lặp đi lặp lại trong truyện ngắn thông qua suy nghĩ và tâm trạng của chị em Liên có những nét ý nghĩa sau: - Hà Nội là hình ảnh một cuộc sống đáng sống, sôi nổi tràn đầy sinh khí so với phố huyện tối tăm, tẻ nhạt, tù đọng. - Hà Nội còn là hình ảnh cuộc sống trong quá khứ tươi đẹp của chị em Liên với ánh sáng rực rỡ và sự giàu có của nó. - Hà Nội còn là hình ảnh của một tương lai mơ ước gắn liền với đoàn tàu đêm nào cũng đi qua phố huyện trong sự mong ngóng của chị em Liên. Vậy hình ảnh Hà Nội vừa thể hiện nỗi tiếc nuối về một quá khứ tươi đẹp vừa làm nổi bật khao khát của chị em Liên về một cuộc sống tương lai tươi sáng hơn. 1.3. Kết quả kiểm tra: 1.3.1. Phần câu hỏi trắc nghiệm: + Lớp 11 A1: 30/ 31 em trả lời đúng (96.8%) + Lớp 11A2: 32/ 32 em trả lời đúng (100%) + Lớp 11A3: 29/ 31 em trả lời đúng (93.5%) 1.3.2. Phần câu hỏi ngắn 15 phút: + Lớp 11A1: 23/ 31 em trả lời đúng (74.2%) + Lớp 11A2: 27/ 32 em trả lời đúng (84.4%) + Lớp 11A3: 20/ 31 em trả lời đúng (64.5%) Như vậy, các em trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tốt hơn phần câu hỏi ngắn. 2. Kiểm chứng sau bài học “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân: 2.1. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức: Câu 1: Ý nào sau đây thông tin không chính xác về tác giả Nguyễn Tuân? a. Sinh năm 1910, trong một gia đình nhà Nho, tại Hà Nội. b. Ông sáng tác khá sớm nhưng chỉ thực sự nổi tiếng từ năm 1930. c. Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, trình độ sử dụng Tiếng Việt điêu luyện. d. Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút. Câu 2: Ý nào sau đây nói không đúng về tập truyện “Vang bóng một thời”? a. Gồm 11 truyện, viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. b. Nhân vật chính chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa tài hoa, khí tiết, cố giữ thiên lương và sự trong sạch trong tâm hồn giữa buổi giao thời bằng những thú chơi cầu kỳ, tao nhã. c. Qua tập truyện, tác giả thể hiện niềm trân trọng và nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng. d. Tác giả còn bộc lộ sự hoà nhập giữa cái “tôi” tài hoa, kiêu bạc với xã hội phàm tục, nhơ bẩn. Câu 3: Nhà văn không nói đến tài năng nào của Huấn Cao? a. Tài viết chữ rất nhanh. b. Tài viết chữ rất đẹp. c. Tài ngâm vịnh thơ phú. d. Tài bẻ khóa vượt ngục. Câu 4: Vì sao ông Huấn lại trở thành tử tù? a. Vì ông truyền bá thơ văn chống lại triều đình. b. Vì ông là đại thần của triều đình nhưng không tuân theo lệnh vua. c. Vì ông là thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình. d. Vì ông có tài nên bị gian thần gièm pha, hãm hại. Câu 5: Nhà văn không dùng hình ảnh nào để miêu tả tính cách của viên quản ngục? a. Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. b. Cái thuần khiết bị đày vào giữa một đống cặn bã. c. Một đoá sen thơm tho, tinh khiết bị ném vào vũng bùn nhơ. d. Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt. Câu 6: Chi tiết nào sau đây không thể hiện hình ảnh một trang anh hùng dũng liệt nơi Huấn Cao? a. Huấn Cao lạnh lùng rỗ gông trừ rệp, không thèm chấp lời doạ dẫm của bọn lính áp giải. b. Suốt nửa tháng trời trong nhà ngục, Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt coi như đó là việc vẫn làm trong lúc sinh bình. c. Huấn Cao khinh bỉ xua đuổi viên quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. d. Có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, ông Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của viên quản ngục. Câu 7: Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục? a. Vì quản ngục có quyền hành cao nhất trong nhà ngục. b. Vì Huấn Cao cảm động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và “sở thích cao quý” của quản ngục. c. Vì quản ngục đã đối xử tử tế với Huấn Cao trong suốt thời gian ông bị giam giữ. d. Vì Huấn Cao sắp chết nên không cần phải tiếc con chữ tài hoa của mình nữa. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án b d c c c d b 2.2. Câu hỏi ngắn 15 phút: Hoàn cảnh gặp gỡ của Huấn Cao và quản ngục có gì đặc biệt? Vì sao hai người xa lạ như Huấn Cao và quản ngục lại trở thành tri âm, tri kỷ chỉ trong một thời gian ngắn? Gợi ý trả lời: 1. Hoàn cảnh gặp gỡ đặc biệt giữa quản ngục và Huấn Cao: hai người gặp nhau tại một nhà ngục nhỏ với hai thân phận trái ngược nhau. Quản ngục với vị thế xã hội là người đứng đầu nhà ngục, tay sai đắc lực của triều đình phong kiến trong khi Huấn Cao là kẻ thù của chế độ phong kiến, là kẻ phản động bị ra lệnh tử hình. Vì vậy, ban đầu họ là kẻ thù của nhau. 2. Hai người trở thành tri âm, tri kỷ của nhau chỉ trong một thời gian ngắn bởi những lý do sau: - Quản ngục và Huấn Cao đều là những con người yêu và trân trọng cái đẹp, sẵn sàng bảo vệ cái đẹp thoát khỏi nanh vuốt xấu xa của các thế lực thống trị. Hơn nữa, họ đều có tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, tinh tế. Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp còn quản ngục hiểu cái đẹp và giá trị của cái đẹp do Huấn Cao sáng tạo ra. - Quản ngục và Huấn Cao đều là những con người yêu cái thiện, có thiên lương trong sáng, cao quý. Quản ngục luôn giữ vững thiên lương trong cảnh sống dối trá, tàn nhẫn hằng ngày trong khi Huấn Cao quyết chết để giữ lý tưởng của kẻ sĩ. Hai con người xa lạ đã trở thành tri âm, tri kỷ của nhau bởi họ đều là “những tấm lòng trong thiên hạ”. 2.3. Kết quả: 2.3.1. Phần câu hỏi trắc nghiệm: + 11A1: 29/31 (93.5%) + 11A2: 32/32 (100%) + 11A3: 30/ 31 (96.8%) 2.3.2. Phần câu trả lời 15 phút: cả 3 lớp đều trả lời được xấp xỉ 90%. 3. Kết quả chung sau khi giảng dạy theo cách xác định bố cục dựa vào các kiến thức của bài học “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”: Đề mục Phương pháp cũ (đọc - chép) Cách dạy mới theo sáng kiến Kết quả Học sinh hiểu bài khoảng 50 - 60 % Học sinh hiểu bài trung bình từ 80 - 90% Mức độ Học sinh hứng thú học bài khoảng 40 - 50 % Học sinh hứng thú học bài khoảng 80 - 85% 4. Đề xuất từ cách dạy học xác định bố cục bài học phù hợp từ tất cả kiến thức liên quan đến bài học: 4.1. Kết quả kiểm chứng cho thấy cách dạy học Văn được nêu trong sáng kiến đã bộc lộ rõ ưu điểm của nó là cho học sinh lĩnh hội một cách bao quát kiến thức của bài học đồng thời có thể liên hệ bài học với văn hoá và hoàn cảnh lịch sử. Giáo viên tuy vất vả hơn nhưng đó lại là cơ hội để các thầy cô nâng cao kiến thức và chuyên môn của mình nhằm tạo ra những bài học tốt nhất. 4.2. Sau bài giảng, giáo viên nên cho các em những câu hỏi nhanh để các em trả lời nhằm củng cố kiến thức của bài học. Thực tế cho thấy những câu hỏi trắc nghiệm có hiệu quả rất cao trong việc giúp học sinh nhận diện các nội dung trọng tâm. Bởi vậy, trong mỗi bài học nên có một vài câu hỏi trắc nghiệm khái quát kiến thức bài dạy một cách hiệu quả. KẾT LUẬN 1. Xuất phát từ yêu cầu mới là việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm nên trong một bài giảng việc giúp học sinh có được những kiến thức văn hoá, lịch sử, kiến thức về loại thể để từ đó xác định một bố cục phù hợp bao chứa được toàn bộ kiến thức là điều vô cùng cần thiết. Nếu xét về lâu dài, cách giảng dạy này sẽ nâng cao tư duy tổng hợp, khái quát cho học sinh. 2. Đây không phải là một cách giảng mới mà thực chất là việc tổng hợp kiến thức để cho học sinh có cái nhìn toàn diện về bài học từ đó xác định được các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ. 3. Ngoài việc chú trọng vào công tác giảng dạy, người giáo viên nên chú ý đến cả hệ thống câu hỏi để kiểm tra, đánh giá bài học từ câu hỏi trắc nghiệm đến câu hỏi 15 phút, các đề làm văn để học sinh có thể thành thạo cả kỹ năng đọc hiểu văn bản và kỹ năng làm một đề văn xuất phát từ một tác phẩm cụ thể như trường hợp hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”. 4. Với thời gian ngắn ngủi, trình độ bản thân lại có hạn, tôi cố gắng chỉ ra rõ nhất phương hướng tiến hành giảng dạy với hai tác phẩm mà mình tâm huyết. Tôi chắc chắn sáng kiến của mình còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp và ban chuyên môn sẽ đánh giá và chỉ dẫn cho tôi những thiếu sót đó để tôi hoàn thiện hơn nữa công trình của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngữ văn 11, tập 1, cơ bản, NXB GD, 2013. 2. Trọng tâm kiến thức Ngữ văn 11, tập 1, Lê Huy Bắc, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012. 3. Từ điển thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân, NXB GD, 2000. 4. Từ điển thuật ngữ văn học, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, NXB GD, 2006. 5. Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, NXB Hồng Bàng, 2010. 6. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, cơ bản, NXB GD. 7. Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1, NXN GD, Phan Trọng Luận, 2009. 8. Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1, NXB Sư phạm, Lâm Ngữ Đường, 2009. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thái Hoà, ngày 05 tháng 05 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lương Thị Thu Hà
Tài liệu đính kèm: