Sáng kiến kinh nghiệm Ô chữ củng cố bài học thiết kế bằng phần mềm activinspire trong môn giáo dục công dân khối 10

Sáng kiến kinh nghiệm Ô chữ củng cố bài học thiết kế bằng phần mềm activinspire trong môn giáo dục công dân khối 10

1. Lí do chọn đề tài

Thực tiễn giảng dạy môn Giáo dục công dân (sau đây viết tắt là GDCD) cấp Trung học phổ thông nhiều năm qua cho thấy việc đảm bảo tỉ lệ học sinh hứng thú và chờ đợi giờ học là một thách thức lớn lao đối với rất nhiều giáo viên đứng lớp. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh chỉ tập trung học các môn chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học như toán, lí, hóa hoặc ngữ văn, ngoại ngữ mà rất lơ là thậm chí mang tâm lý chỉ học cho có để đủ điểm số nhằm đảm bảo không bị khống chế điểm bộ môn mà không ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học, thực hành nền tảng đạo đức đối với tương lai của bản thân.

Bên cạnh đó, đặc trưng môn GDCD hướng đến mục tiêu nhận thức về quy luật vận động của con người và các giá trị tinh thần được con người đặt ra theo chiều từ trực quan sinh động biến thành tư duy trừu tượng, lại vận động từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn cuộc sống như một logic khách quan mà không phụ thuộc vào nhận thức cảm tính của con người. Từ điều này, nếu giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức qua loa, đại khái hoặc truyền đạt kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn, không cho phép cũng như không tiếp thu phản hồi mà chỉ một chiều như phương pháp giảng dạy truyền thống lâu dần sẽ làm nhạt nhòa sự tinh tế từ phía giáo viên và xóa đi sự chủ động tích cực và khả năng tiếp thu của học sinh.

 

docx 15 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1532Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ô chữ củng cố bài học thiết kế bằng phần mềm activinspire trong môn giáo dục công dân khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lí do chọn đề tài
Thực tiễn giảng dạy môn Giáo dục công dân (sau đây viết tắt là GDCD) cấp Trung học phổ thông nhiều năm qua cho thấy việc đảm bảo tỉ lệ học sinh hứng thú và chờ đợi giờ học là một thách thức lớn lao đối với rất nhiều giáo viên đứng lớp. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh chỉ tập trung học các môn chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học như toán, lí, hóa hoặc ngữ văn, ngoại ngữ mà rất lơ là thậm chí mang tâm lý chỉ học cho có để đủ điểm số nhằm đảm bảo không bị khống chế điểm bộ môn mà không ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học, thực hành nền tảng đạo đức đối với tương lai của bản thân.
Bên cạnh đó, đặc trưng môn GDCD hướng đến mục tiêu nhận thức về quy luật vận động của con người và các giá trị tinh thần được con người đặt ra theo chiều từ trực quan sinh động biến thành tư duy trừu tượng, lại vận động từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn cuộc sống như một logic khách quan mà không phụ thuộc vào nhận thức cảm tính của con người. Từ điều này, nếu giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức qua loa, đại khái hoặc truyền đạt kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn, không cho phép cũng như không tiếp thu phản hồi mà chỉ một chiều như phương pháp giảng dạy truyền thống lâu dần sẽ làm nhạt nhòa sự tinh tế từ phía giáo viên và xóa đi sự chủ động tích cực và khả năng tiếp thu của học sinh. 
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và phát triển vượt bậc, không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ điều gì làm chậm lại tiến trình chung đó của xã hội, đặc biệt với một ngành được cho là quốc sách hàng đầu như giáo dục. Với điều kiện đó, mọi nhân tố đảm bảo giáo dục phát triển theo hướng hiện đại là được ưu tiên bắt đầu từ đổi mới phương pháp dạy và học. Sau nhiều năm thay đổi kể từ những năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều lần hội thảo, chuyên đề nhằm tác động sâu rộng đến từng giáo viên để hòa vào dòng chảy mới tiến tới thay đổi diện mạo ngành giáo dục. Điều này đòi hỏi cả người dạy và người học phải thay đổi cách dạy và cách học; trong đó người giáo viên phải nổ lực nâng cao kiến thức chuyên môn, không ngừng đổi mới và sáng tạo về phương pháp dạy học để tiếp cận tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm và làm mới chính bộ môn “rất khó, rất khô và rất khổ” như những bài báo tuổi trẻ từng đề cập trong nhiều năm qua. 
Trước những thách thức vừa đảm bảo thay đổi phương pháp dạy học tương ứng bộ môn, đảm bảo truyền thụ đầy đủ mục tiêu nhận thức hướng đến hình thành thế giới quan tích cực và nhân sinh quan chủ động cho học sinh, đồng thời phải thu hút và khơi gợi được sự mong chờ của học sinh vào mỗi giờ phải học môn GDCD, giáo viên tổ bộ môn GDCD phải mạnh dạn áp dụng một số biện pháp cải tiến về phương pháp dạy, từ áp dụng các trò chơi, học ngoài nhà trường, ứng dụng những gương điển hình, phiên tòa giả định đến cả việc thay đổi nhiều phương thức đánh giá kết quả học tập theo tiến trình học, theo chủ đềTrong đó, áp dụng các phần mềm có sẵn để thực hiện giáo án điện tử từ lâu đã trở thành thế mạnh của nhiều giáo viên Trường THPT Long Trường.
Góp phần vào sự thay đổi chung đó, với sự hổ trợ của nhà trường trong việc trang bị bốn bảng tương tác sử dụng phần mềm mới ActivInspire, tác giả xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm làm ô chữ trên phần mềm này dùng để ứng dụng củng cố bài học nâng cao sự tích cực và mang lại không khí sinh động trong lớp học bộ môn GDCD khối 10 đã tích lũy sau một năm giảng dạy để các đồng nghiệp tham khảo. Đó chính là lý do tác giả viết bài sáng kiến kinh nghiệm đề tài “ô chữ củng cố bài học thiết kế bằng phần mềm activinspire trong môn giáo dục công dân khối 10”.
2. Lịch sử đề tài
Từ trước đến nay sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn GDCD trong bậc trung học phổ thông (sau đây viết tắt là THPT) đã được nhiều người đề cập đến, kể cả về thiết kế ô chữ. Song ứng dụng phần mềm mới cho đến nay thì rất ít tác giả đề cập đến, ô chữ cũng chỉ thiên về phần đạo đức và không phủ khắp các bài học mặc dù nếu như bài nào cũng chỉ ứng dụng một kiểu thiết kế giảng dạy thì rất không phù hợp. 
Trên tinh thần đó, phần ô chữ gợi ý trong sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là nguồn tham khảo, tác giả mong rằng, sau khi nghiên cứu, ứng dụng đặc biệt là trong quá trình soạn giảng, với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, quý đồng nghiệp có thể phản hồi để hoàn thiện hơn nhằm giúp tác giả có thêm tư liệu cho bài học môn GDCD thêm phong phú và sinh động. Điểm mới của đề tài “ô chữ củng cố bài học thiết kế bằng phần mềm ActivInspire trong môn giáo dục công dân khối 10” lần này chính là việc nghiên cứu chuyên sâu cách thiết kế ô chữ với phần mềm ActivInspire và một số ô chữ có thể áp dụng cho mỗi bài học GDCD khối 10
3. Phạm vi đề tài 
Đề tài nghiên cứu về vấn đề đưa ra một ô chữ áp dụng sau mỗi bài học GDCD khối 10 để củng cố lại bài học, giúp học sinh nhớ thêm một lần nữa những khái niệm rất trừu tượng và khó thuộc bằng phương pháp vừa chơi vừa học và cho đối tượng học sinh có mặt bằng học lực thấp. 
Từ hướng nghiên cứu này, mục tiêu của đề tài là đưa ra được các ô chữ có thể áp dụng phù hợp cho bài học và thiết kế được ô chữ đó trên phần mềm dùng cho bảng tương tác ActivInspire.
Các sáng kiến kinh nghiệm được đúc rút trên cơ sở thực tiễn giảng dạy môn GDCD khối 10 tại trường THPT Long Trường, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2015-2016.
4. Bố cục của đề tài	
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được cấu trúc gồm 2 mục chính: 
	 1. Cách thiết kế ô chữ dùng phần mềm ActivIspire.
	2. Một số ô chữ ứng dụng giới thiệu cho các bài học tương ứng trong sách giáo khoa GDCD khối 10
5. Nội dung chính của đề tài	
Phần 1: Cách thiết kế ô chữ dùng phần mềm ActivIspire.
Cài đặt phần mềm ActivInspire vào máy tính. 
(Tham khảo cách cài đặt nguồn tài nguyên cài đặt tại trang web: 
(Tham khảo tài liệu hướng dẫn dùng bảng tương tác và phần mềm ActivInspire tại trang web: http//thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/tin-tuc/tai-lieu-huong-dan-su-dung-bang-tuong-tac-thong-minh-activboard.htm)
Thiết kế ô chữ trên bảng lật: 
STT
THAO TÁC
MINH HỌA
1
Mở một trang thiết kế mới:
Mở phần mềm ActivInspire àChọn tab Tệp tin à chọn Bảng lật mới 
2
Lưu trang thiết kế mới:
Chọn tab Tệp tin à chọn lưu à chọn ổ đĩa lưu, đặt tên tập tin, nhấn vào lựa chọn “Lưu”.
3
Thiết kế nền trang “thiết kế ô chữ”:
Chọn tab “Hiệu chỉnh” à chọn “Lưới”
Bước 1: Nhấp chuột vào ô “Nhìn thấy được” để hiện thị lưới ngang và dọc trên bảng thiết kế (mục đích để vẽ đối tượng ô chữ bằng diện tích ô lưới)
Bước 2, 3: Chú ý điều chỉnh các thông số để có một bảng lật thiết kế ô chữ theo ý muốn gồm: nhấp vào ô +/ - trong nấc thang và thang mặc định hoặc gõ số giống nhau tại bước X, bước Y cho đến khi thấy lưới hợp thành số ô hợp lý.
Sau khi hoàn tất toàn bộ ô chữ bạn có thể chọn bỏ tích tại ô “nhìn thấy được” để xóa lưới tùy theo thiết kế của mình.
4
Vẽ một ô chữ đầu tiên:
Đưa chuột nhấp vào biểu tượng vẽ hình à chọn biểu tượng hình vuông àkéo trên nền bảng lật một hình có độ lớn là một ô tương ứng với lưới màn hình thiết kế.
5
Thiết kế thuộc tính cho ô chữ đơn:
Nhấp biểu tượng mũi tên chọn đối tượng à nhấp vào hình vừa vẽ à chọn “trình duyệt thuộc tính”.
6
Thiết lập các thông số cho đối tượng ô chữ trong trình duyệt thuộc tính:
Lấy ví dụ hàng đầu tiên trong hệ thống ô chữ có 6 ký tự là “LONGAN”
Ô chữ đầu tiên sẽ được bạn gắn tên là “L” à tên và thứ tự mặc định là hình 1
Khi bạn vẽ ô thứ hai à tên mặc định và thứ tự của nó là hình 2
Khi bạn xóa ô thứ hai và vẽ thêm ô thứ ba à ô thứ ba sẽ có tên và thứ tự mặc định là hình 3 (quá trình cứ thế tiếp tục à chú ý để nhận biết thứ tự khi gán đường dẫn để thiết lập thuộc tính)
Bước 1: chọn các thiết kế về đường viền (Phác thảo), nền (Tô đầy) đối tượng hình vuông.
Bước 2: Ở thiết kế “Nhãn”:
Trong ô tiêu đề ghi vào chữ cần dùng cho hàng ô chữ (Ví dụ là L). 
Ô kích thước chọn ích nhất là 20. 
Ô chế độ nền, chọn “trong suốt”
Nhấp vào chữ và dời chữ vào ngay giữa ô. 
7
Copy thành các ô chữ khác:
B1: copy đối tượng hình vuông gán tên “L” 
B2: ở ô thiết kế “Nhãn” sửa tiêu đề thành “O” các thiết kế khác không đổi.
B3: tiếp tục copy và sửa đối tượng mới cho phù hợp à hoàn thành đủ 6 đối tượng hàng ngang đầu tiên. 
8
Thiết kế thành hàng ngang của ô chữ:
Dời tất cả ô chữ về cùng hàng, nối tiếp nhau.
Quét chọn tất cả các đối tượng à Chọn căn lề à Chọn căn giữa Y để gióng hàng ngang. 
(gióng hàng dọc sau khi đã thiết kế xong tất cả các hàng ô chữ ngang – chọn căn giữa X)
Nếu bạn nhấp nhầm hoặc lẫn lộn, chúng sẽ xếp tất cả chồng lên nhau à chọn thao tác trở lại để quay lại bước làm việc trước đó.
9
Thiết kế hàng ô chữ không có nhãn để che đi ô chữ vừa hoàn thành:
Quét chọn tất cả đối tượng hàng ô chữ thứ nhất à chọn copy (để có thể có các đối tượng bằng nhau về diện tích)
Ở từng đối tượng copy, nhấp vào ô thiết kế “nhãn” để xóa hết tiêu đề nhãn.
10
Thiết lập thuộc tính ẩn hiện cho các ô dùng để che (sẽ ở phía trên che đi / hiện ra các ô tương ứng có ghi chữ phía dưới):
B1: Chọn biểu tượng chọn đối tượng à chọn từng đối tượng ô che theo thứ tự từ trái qua phải 
B2: Chọn trình duyệt thao tác 
B3: Chọn thuộc tính thao tác lệnh 
B4: Chọn thuộc tính ẩn hiện
B5: Chọn đích là chính đối tượng đó (chú ý chữ nổi lên khi bạn chọn đối tượng là “hình dạng 9” mà không phải “hình dạng 7”bởi vì trong quá trình thiết kế tôi có 2 lần xóa hình tương tự à thứ tự các đối tượng từ trên xuống tương ứng thứ tự khi bạn thiết kế ra không phụ thuộc số đã xóa)
B6: Chọn áp dụng các thay đổi (chuyển sang chế độ trình chiếu để thử liền tránh nhiều sẽ rối: bạn nhấp chuột vào ô nào, ô đó ẩn hoặc hiện lại là đúng)
Lần lượt làm từng đối tượng cho đến hết các ô.
Đừng vội nhóm các đối tượng với nhau, cũng đừng kéo chúng đè lên nhau ở bước này.
11
Thiết kế nhóm hàng chữ thứ hai: 
Quét từng nhóm đối tượng hàng ô có chữ và không chữ 
Chọn copy à kéo phần vừa được copy ra xa khỏi phần cũ. 
Xóa hoặc thêm từng ô chữ cho phù hợp với nội dung các hàng chữ tiếp theo. (VD: nếu hàng ô chữ tiếp theo là “longa” thì xóa bớt 1 ô chữ tương ứng của cả hai dãy đối tượng)
Chọn từng ô chữ và thiết lập lại các thông số và đường dẫn như ở bước thứ tự số 6
12
Nhóm đối tượng hàng ngang:
Chọn hàng ngang có chữ à chọn đã nhóm
Chọn hàng ngang không chữ àchọn đã nhóm
13
Thiết kế nút mở hàng ngang:
Chọn công cụ vẽ hình tùy ý (hoặc copy hình từ nguồn khác)
B1: Chọn đối tượng vừa vẽ
B2: Chọn trình duyệt thao tác, chọn lệnh ẩn/ hiện
B3: Tại ô đích đến chọn nhóm hàng không có chữ
B5: Nhấn vào ô “áp dụng các thay đổi”
Khi có nhiều nhóm lẫn lộn tên, cần chuyển màn hình lại chế độ trình chiếu để thử và điều chỉnh.
14
Tới đây bạn mới di chuyển nhóm không chữ để che hàng đầu tiên đè khít lên hàng có chữ “LONGAN”.
Chuyển sang màn hình trình chiếu để thử xem có nhầm ở bước nào không để chỉnh sửa nhanh.
15
Thêm nội dung từ khóa cho ô chữ:
Chọn công cụ vẽ hình để vẽ một hình chứa nội dung cần hiển thị tại vị trí cuối của ô chữ (có thể copy từ nguồn khác)
Chọn công cụ viết ... m này cũng chỉ thiết kế một gợi ý cho đồng bộ và thống nhất.
BÀI HỌC
HÀNG DỌC
HÀNG NGANG 
NỘI DUNG GỢI Ý - TỪ KHÓA
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Thế giới quan
Vật chất
Ý thức
Biện chứng
Phương pháp
Siêu hình
Phương pháp luận
Triết học
Quan sát 
Duy vật
Duy tâm
Nhân sinh quan
Vật chất: phạm trù triết học chỉ toàn thể những điều đối lập với ý thức con người
Ý thức: khả năng con người trong việc nhận thức và phản ảnh thế giới bên ngoài một cách sáng tạo
Ý thức: phạm trù tồn tại song song với vật chất, có khả năng biến đổi vật chất
Biện chứng: những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các quá trình phát triển
Phương pháp: cách thức giải quyết một vấn đề
Siêu hình: một phương pháp luận tồn tại song song phương pháp luận biện chứng.
Phương pháp luận: khoa học về phương pháp
Triết học: môn khoa học nghiên cứu về lý luận chung nhất của thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.
Quan sát: cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Quan sát hướng đến và phục vụ cho mục đích, chủ ý rõ ràng
Duy vật: một học thuyết cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức.
Duy tâm: một học thuyết cho rằng ý thức có trước và quyết định vật chất
Nhân Sinh Quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.
Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới, về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội
Bài 3:
Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Vận động
Vận động cơ học
Vật chất
Phát triển
Vận động sinh học Biến đổi
Tồn tại
Tăng trưởng
Vận động cơ học: hình thức vận động đơn giản nhất có thể quan sát với mắt thường
Vật chất: (bài 1)
Phát triển: khuynh hướng tất yếu dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn
Vận động sinh học: là hình thức vận động chủ yếu là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường bên ngoài
Biến đổi: trạng thái thay đổi không ổn định không theo quy luật
Tồn tại: trạng thái có thật của sự vật không phụ thuộc ý thức con người
Tăng trưởng: dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật
Vận động: mọi sự biến đổi nói chung
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiên tượng
Mâu thuẫn
Mặt đối lập 
Thống nhất 
Đấu tranh
Chỉnh thể 
Bao hàm
Bài trừ
Tác động
Vận động
Mặt đối lập: những khuynh hướng, tính chất vận động và phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau
Thống nhất: hợp lại thành một khối với một cơ cấu tổ chức và sự điều hành quản lí chung
Đấu tranh: dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hay giành lấy một sự vật hiện tượng
Chỉnh thể: khối thống nhất, trong đó có đầy đủ các bộ phận nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau
Bao hàm: chứa đựng bên trong
Bài trừ: gạt bỏ, loại bỏ cái gì đó sang một bên
Tác động: ngoại lực làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định theo một hướng định sẵn.
Vận động: (bài 3)
Mâu thuẫn: là một chỉnh thể có hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Điểm nút
Độ
Biến đổi
Kiên trì
Hiện tượng mới
Giới hạn
Lượng
Chất
Độ: Giới hạn mà lượng thay đổi chất không đổi
Biến đổi: (bài 3)
Kiên trì: thái độ mang tính không thay đổi ý định để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù có thể gặp khó khăn, trở ngại 
Hiện tượng mới: Kết quả của quá trình phát triển
Giới hạn: phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua.
Lượng: khái niệm dùng để chỉ thuộc tính biểu thị quy mô, trình độ, tốc độ, số lượng của sự vật hiện tượng
Chất: khái niệm dùng để chỉ thuộc tính cơ bản vốn có, tiêu biểu và làm nên sự phân biệt đối với một sự vật hiện tượng.
Điểm nút: Điểm giới hạn mà tại đó chất thay đổi.
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
Phủ định
Phủ định biện chứng
Kế thừa 
Phủ định siêu hình
Vận động
Phát triển
Hình xoắn ốc Khách quan
Phủ định biện chứng: sự xóa bỏ do tự thân sự vật vận động có tính kế thừa và khách quan
Kế thừa: sự thừa hưởng, giữ gìn, phát huy các giá trị vật chất, tinh thần.
Phủ định siêu hình: sự xóa bỏ do tác động của ngoại lực đến sự phát triển chung của sự vật.
Vận động: (bài 3)
Phát triển: (bài 3)
Hình xoắn ốc: hình dạng chung của chu trình phát triển của một sự vật hiện tượng
Khách quan: Không phụ thuộc ý thức con người
Phủ định: sự xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng.
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn
Tiêu chuẩn 
Nhận thức cảm tính
Nhận thức lý tính
Động lực
Nhận thức
Mục đích
Thế giới quan
Giác quan
Tiêu chuẩn: những quy định làm căn cứ đánh giá sự vật hiện tượng nào đó.
Nhận thức cảm tính: quá trình nhận thức đơn giản thông qua giác quan
Nhận thức lý tính: quá trình nhận thức chiều sâu có sự tổng hợp, phân tích và tìm ra được những quy luật ẩn dấu của sự vật
Động lực: Những điều ẩn dấu có tác dụng thúc đẩy con người hướng về phía trước hoặc đạt đến mục tiêu đề ra
Nhận thức: quá trình con người quan sát và tìm hiểu về thế giới xung quanh
Mục đích: những giá trị con người đặt ra làm giới hạn để đạt hướng đến. 
Thế giới quan: (bài 1)
Giác quan: bộ phận của cơ thể chuyên tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài như ánh sáng, màu sắc, mùi vị
Thực tiễn: toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
Con người
Tình cảm
Lao động
Công cụ
Nam nữ
Động vật
Lửa
Vượn
Lịch sử
Tình cảm: loại trạng thái tâm lý của con người thể hiện cảm xúc giữa người này với người khác
Lao động: quá trình làm việc có mục đích tạo ra sản phẩm để sử dụng
Công cụ: đồ dùng để lao động sản xuất
Nam nữ: hai giới chính của con người
Động vật: Loại sinh vật có sự vận động và có cảm giác
Lửa: Dùng để làm chín thực phẩm
Vượn: theo thuyết Darwin đây là tổ tiên của con người
Lịch sử: toàn bộ những thông tin sự kiện đã xảy ra trong quá khứ
Con người: chủ thể của lịch sử, lưu giữ và viết nên lịch sử
Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Chuẩn mực xã hội
Cách cư xử
Truyền thống
Phong tục
Giáo dục
Trung
Quan niệm sống
Hủ tục
Quy tắc
Cách cư xử: Thái độ của một người với người xung quanh
Truyền thống: những giá trị quý đã tồn tại lâu dài trong xã hội và được truyền từ đời này sang đời khác
Phong tục: tập tục của một vùng miền
Giáo dục: Đây được nhà nước nhận định là quốc sách hàng đầu
Trung: Quan niệm đứng đầu về đạo đức nho giáo dành cho mỗi con người, hướng về người đứng đầu quốc gia.
Hủ tục: các phong tục xưa cũ không còn đáp ứng các giá trị nhân văn của xã hội mới
Quan niệm sống: Cách sống mà mỗi con người đều luôn nghĩ đến
Quy tắc: những điều khoản đặt ra để thực hiện giữ vững một số giá trị cần thiết giữ gìn
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Trách nhiệm
Lương tâm 
Lá lành đùm lá rách
Danh dự
Hạnh phúc
Vị tha
Tự nguyện
Phẩm chất
Nghĩa vụ
Tiến bộ
Nhân phẩm
Lương tâm: Trạng thái tự chất vấn sau khi đã thực hiện một hành động nào đó của con người
Lá lành đùm lá rách: Câu tục ngữ có ý nghĩa người trong xã hội có khả năng nên giúp người khó khăn hơn mình
Danh dự: sự đánh giá của xã hội đối với sự đóng góp của một người cho những điều tốt đẹp trong xã hội
Hạnh phúc: Trạng thái tinh thần con người đã được thỏa mãn về vật chất và tinh thần
Vị tha: Một nét đẹp trong tính cách người Việt Nam có biểu hiện thông cảm, có tinh thần sẵn sàng vì lợi ích người khác mà hi sinh lợi ích của mình
Tự nguyện: trạng thái con người thực hành một việc gì đó mà mình muốn làm, không do dự.
Phẩm chất: cái làm nên giá trị của một người
Nghĩa vụ: trách nhiệm mà một người phải thực hiện vì lợi ích của cộng đồng
Tiến bộ: trạng thái phát triển theo hướng đi lên
Nhân phẩm: toàn bộ phẩm chất con người có được tạo nên giá trị làm người của người đó
Trách nhiệm: nghĩa vụ mà một người phải thực hiện
Bài 12: Công dân tình yêu hôn nhân gia đình
Tình yêu 
Tình cảm
Tin tưởng
Hôn nhân
Đồng tính
Thủy chung
Tiến bộ
Quan hệ tình dục
Tình cảm: trạng thái thuộc về tinh thần của một người diễn tả mối liên hệ giữa họ và người khác
Tin tưởng: Trạng thái chắc chắn về một điều gì đó, không có nghi ngờ
Hôn nhân: Quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn
Đồng tính: trạng thái yêu đương với người cùng giới
Thủy chung: Trạng thái tình cảm duy nhất, trước sau như một của con người
Tiến bộ: (bài 11)
Quan hệ tình dục: Quan hệ sinh lý của hai đối tượng nam nữ trưởng thành, sẽ dẫn đến có thai.
Tình yêu: tình cảm đặc biệt của nam nữ trưởng thành, khác giới có sự rung động, quyến luyến nhau.
Bài 13: Công dân với cộng đồng
Hội nhập 
Hòa bình
Hợp tác song 
phương 
Nhân nghĩa
Cộng đồng
WHO
ASEAN
Phối hợp
Asean: Tổ chức hợp tác đa phương của các nước Đông Nam Á
Who: Tổ chức y tế thế giới
Cộng đồng: Tập hợp một số người cùng sống, có nhiều đặc điểm chung
Phối hợp: cùng nhau thực hiện một việc gì đó có mục đích rõ ràng
Nhân nghĩa: Lòng thương người và đối xử với mọi người theo lẽ phải
Hòa bình: từ trái nghĩa với chiến tranh
Hợp tác song phương: hai bên nào đó cùng thực hiện một việc đem lại lợi ích cho cả hai bên
Hội nhập: Hòa mình vào trong một xu thế chung nào đó.
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tin thắng trận
Đạo đức
Anh Ba
Nhật ký trong tù
Lý tưởng 
Đền ơn đáp nghĩa
Hồ Chí Minh
Nhật ký trong tù: Tập thơ vô cùng nổi tiếng của Bác viết trong giai đoạn 1942-1943
Anh Ba: Tên gọi của Bác trên đường xuống tàu tìm đường cứu nước
Tin thắng trận: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” àHai câu thơ được trích từ bài thơ nào?
Lý tưởng: đây là một vấn đề mà thanh niên phải luôn phấn đấu rèn luyện để đạt được.
Đạo đức: “Trời có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông
Đất có 4 phương đông, tây, nam, bắc
Người có 4 đức cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người” à Hãy cho biết Bác đề cập đến vấn đề nào của con người
Đền ơn đáp nghĩa: chương trình mà nhà nước đề ra để hỗ trợ những gia đình có công với cách mạng
Hồ Chí Minh: người đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
KẾT LUẬN
Những chia sẽ mà tác giả đưa ra trên đây được đúc rút từ thực tiễn tổ chức dạy học trong các lớp khối 10 trường THPT Long Trường năm học 2015-2016, tuy chưa có một nghiên cứu cụ thể phản hồi về mức độ yêu thích cũng như chưa phân tích được tác động đến ý thức học sinh khi nhìn về bộ môn như thế nào nhưng trong những giờ dạy đã phát hiện mức độ hứng thú dành cho giờ học của học sinh tăng dần, không khí lớp học sinh động và thu hút hơn. Hy vọng các chia sẽ trên sẽ được các đồng nghiệp quan tâm và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn. 
Ngày 19 tháng 4 năm 2016
Nguyễn Thị Huỳnh Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai lieu sang kien kinh nghiem (Recovered).docx