Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sự hứng thú học tiếng Anh cho học sinh qua mô hình không gian Anh ngữ

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sự hứng thú học tiếng Anh cho học sinh qua mô hình không gian Anh ngữ

I. Lý do chọn đề tài

Trải qua gần bốn năm làm việc và giảng dạy tiếng Anh ở trường THPT Bà Rịa, tôi nhận thấy rằng học lực ở bộ môn tiếng Anh của học sinh còn rất yếu, đặc biệt là khả năng nghe, nói tiếng Anh của học sinh. Đó là một thực tế không lấy gì làm hãnh diện nhưng cũng không thể nào phủ nhận được.

Đâu là nguyên nhân của sự yếu kém này?

Giao tiếp – nghĩa là phải bao gồm cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Muốn giao tiếp tốt bất kỳ ngôn ngữ nào thì cách tốt nhất chúng ta phải sống trong môi trường ngôn ngữ đó. Và dĩ Anh văn không phải là ngoại lệ, và tiếng Anh chỉ là một ngoại ở nước ta nên thật khó cho học sinh để có một môi trường Anh ngữ thực tế để áp dụng.

Vậy việc dạy và học Anh văn hiện tại đã thích hợp chưa? Và rõ ràng kết quả học tập không đạt như thế không phải hoàn toàn là lỗi của học sinh. Theo nghiên cứu, tìm hiểu tôi thấy có ba nguyên nhân chính như sau:

- Học sinh chưa chủ động trong học tập

- Học sinh không có môi trường thực tập

- Phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá chưa phù hợp

Do không có nhiều thời gian nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu và tìm giải pháp cho nguyên nhân thứ hai ( Học sinh không có môi trường thực tập) . Chính vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài : “TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH QUA MÔ HÌNH KHÔNG GIAN ANH NGỮ”

 

doc 26 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 2064Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sự hứng thú học tiếng Anh cho học sinh qua mô hình không gian Anh ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT BÀ RỊA- VŨNG TÀU
 Trường THPT Bà Rịa
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC
 TIẾNG ANH CHO HỌC 
 SINH QUA MÔ HÌNH 
 KHÔNG GIAN ANH NGỮ
	Tác giả: Lê Thị Ngọc Nữ
	GV môn: Tiếng Anh
	Năm học: 2012-2013
PHỤ LỤC
A. Phần mở đầu 	 Trang	 I. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	4
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	5
Mục đích 	5
Phương pháp nghiên cứu 	5
 III. Giới hạn của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	5
IV. Các giả thiết nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	5
V. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
VI. Kế hoạch thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	6
B. Phần nội dung
I. Thực trạng và những mâu thuẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	6
1. Thực trạng chung 	6
2. Khả năng Anh ngữ của học sinh và và những mâu thuẫn 	10
II.Các biện pháp giải quyết vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	11
1. Mô hình không gian Anh ngữ 	11
a. Cơ sở vật chất
b. Mô hình không gian Anh ngữ
2. Hoạt động đặc trưng chuyên môn	14 
a. Khái niệm hoạt động đặc trưng
b. Đặc điểm hoạt động đặc trưng
c. Hoạt động đặc trưng	15
III. Hiệu quả áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	20
C. Kết luận	21
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	
II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
III. Đề xuất, kiến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tài liệu tham khảo	22
 Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Trải qua gần bốn năm làm việc và giảng dạy tiếng Anh ở trường THPT Bà Rịa, tôi nhận thấy rằng học lực ở bộ môn tiếng Anh của học sinh còn rất yếu, đặc biệt là khả năng nghe, nói tiếng Anh của học sinh. Đó là một thực tế không lấy gì làm hãnh diện nhưng cũng không thể nào phủ nhận được. 
Đâu là nguyên nhân của sự yếu kém này?
Giao tiếp – nghĩa là phải bao gồm cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Muốn giao tiếp tốt bất kỳ ngôn ngữ nào thì cách tốt nhất chúng ta phải sống trong môi trường ngôn ngữ đó. Và dĩ Anh văn không phải là ngoại lệ, và tiếng Anh chỉ là một ngoại ở nước ta nên thật khó cho học sinh để có một môi trường Anh ngữ thực tế để áp dụng. 
Vậy việc dạy và học Anh văn hiện tại đã thích hợp chưa? Và rõ ràng kết quả học tập không đạt như thế không phải hoàn toàn là lỗi của học sinh. Theo nghiên cứu, tìm hiểu tôi thấy có ba nguyên nhân chính như sau:
Học sinh chưa chủ động trong học tập
Học sinh không có môi trường thực tập 
Phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá chưa phù hợp
Do không có nhiều thời gian nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu và tìm giải pháp cho nguyên nhân thứ hai ( Học sinh không có môi trường thực tập) . Chính vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài : “TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH QUA MÔ HÌNH KHÔNG GIAN ANH NGỮ”
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
	1. Mục đích
Tạo không gian Anh ngữ và một số hoạt động chuyên môn.
Tạo môi trường cho học sinh đưa kiến thức môn học áp dụng vào thực tế, giúp học sinh có được khả năng phản xạ tốt, gây hứng thú trong học tập.
Tạo cho giáo viên và học sinh môi trường dạy và học thoải mái và thiết thực
	2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phỏng vấn, điều tra
Lập phiếu điều tra, thu thập dữ liệu về kiến thức cơ bản của học sinh về môn học, khả năng ứng dụng thực tế, động lực cho việc học tiếng Anh.
Phương pháp thực nghiệm
Trang trí phòng chức năng và tổ chức các hoạt động chuyên môn, đơn giản hóa hoạt động vào bài học
Phương pháp quan sát
Quan sát học sinh qua quá trính thử nghiệm từ đó phân tích, tổng hợp kết quả
III. Giới hạn của đề tài
 - Đề tài chỉ thực hiện thử nghiệm ở một lớp qua lựa chọn ngẫu nhiên
 - Đề xuất BGH để tạo không gian Anh ngữ ngay trong phòng Lab
IV. Các giả thiết nghiên cứu
Xây dựng không gian Anh ngữ sẽ đáp ứng nhu cầu người học và nâng cao chất lượng trong việc dạy và học
V. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
Trong thời kỳ phát triển kinh tế, đặc biệt là giai đoạn hội nhập thương mại quốc tế, cụ thể là tiếng Anh đã và đang là công cụ giao tiếp quốc tế đắc lực giúp Việt Nam hòa nhập với môi trường kinh tế chung toàn cầu.
	Việc học tiếng Anh đã và được nhân rộng từ bậc tiểu học cho đến bậc đại học và sau đại học, từ nông thôn cho đến thành thị Tuy nhiên, hiệu quả đạt được từ các chương trình đào tạo chưa cao bởi một số nguyên nhân chính như sau: giữa lý thuyết và thực hành không có sự cân đối, các phương pháp giảng dạy chưa có sự nhất quán cao và phương tiện học tập thiếu thốn.
	Những tài liệu cho chúng ta thấy những khó khăn trong việc thực hiện PPGT (phương pháp giao tiếp) không chỉ diễn ra với Việt Nam. Những khó khăn này là những thách thức mang tính phổ biến đối với việc giảng dạy tiếng anh ở các nước châu Á bắt nguồn từ việc người học không tham gia các hoạt động giao tiếp trong lớp và thiếu động cơ thôi thúc học những kỹ năng giao tiếp, chương trình đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu, và hệ thống giáo dục chưa giải quyết được tình trạng lớp có sỉ số quá đông và sự thiếu nhất quán giữa dạy học và thi cử. Với cái nhìn được mở rộng trong bối cảnh bao quát hơn, ta thấy được rằng những khó khăn này vượt quá tầm giải quyết cá nhân người giáo viên dạy ngoại ngữ. Thực sự, những vấn đề này phải đươc đưa vào xem xét trong kế hoạch phát triển quốc gia của các nước Châu Á để có thể xây dựng một nề tảng tiếng Anh phù hợp làm cơ sở cho khả năng hội nhập xu hướng toàn cầu hóa thế giới hiện nay. Khả năng hội nhập này không chỉ mang lại những tiếng bộ về khoa học kỹ thuật và phát triển về kinh tế mà còn mang lại rất nhiều ích lợi về phát triển văn hóa, giáo dục và con người.
	2. Cơ sở thực tiễn
Hiện ở trường THPT Bà Rịa, việc dạy tiếng Anh cho học sinh đã và đang được đầu tư về chất lượng. Học sinh được tạo điều kiện tiếp xúc với các thiết bị học tập hiện đại dành cho việc học ngoại ngữ chẳng hạn hệ thống phòng lab, máy chiếu . . . Tuy vậy, thực tế cho thấy học sinh vẫn chưa có một môi trường hoàn hảo để năng cao khả năng sử dụng tiếng Anh
VI. Kế hoạch thực hiện
 Thời gian thực hiện từ giữa tháng 2/ 2012 đến cuối tháng 1/ 2013
( Đề tài cần được sự hổ trợ của Thầy, Cô trong tổ ngoại ngữ trong quá trình thực nghiệm và đặc biệt là rất cần sự tạo điều kiện của BGH trường THPT Bà Rịa)
 Phần nội dung
Thực trạng và những mâu thuẫn
Thực trạng chung
Học tiếng Anh ở phổ thông: Kết quả = 0! 
Mục tiêu đầu tiên của việc học ngoại ngữ là để có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ đó. Thế nhưng, sau bảy năm học tiếng Anh ở bậc phổ thông với biết bao thời gian và công sức, kết quả thu được gần như chỉ là con số 0 vì đại đa số học sinh (HS) không thể nghe, nói, đọc, viết.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trong một giờ học tiếng Anh 
Đọc thì được, hiểu thì không!
Ông Phạm Thanh Tâm - Hiệu trưởng Trường THPT Hồng Đức (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tiết lộ: để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp 2012 sắp diễn ra, ông đã nhiều lần kiểm tra khả năng tiếng Anh của HS lớp 12 dựa trên bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kết quả cho thấy: khả năng “nghe nói” là quá kém và không còn gì phải bàn cãi. Hiếm HS có thể nói được tiếng Anh với nhau về những sinh hoạt bình thường trong cuộc sống. Hai kỹ năng “đọc viết” của học sinh cũng hỏng.
 “HS có thể “đọc” (chưa nói là đọc đúng) hết một trang sách, nhưng lại không hiểu nội dung nói gì và không thể tóm lược nội dung ấy. Như thế thì chưa phải là đã đọc được”, ông Tâm khẳng định.
 Cách đây chưa lâu, một nghiên cứu của Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM về thực trạng giao tiếp qua dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông tại TP.HCM cũng cho kết quả rất bi quan: sau khi học hết THCS (lớp 9), HS chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên tuổi, chứ không thể “kể lại được một câu huyện khoảng 100 từ” như chương trình đòi hỏi.
 Ở bậc THPT (lớp 12), với câu hỏi: “Có bao nhiêu phần trăm HS yếu kém kỹ năng nghe nói?”, “đáp số” ở HS là 78%, ở giáo viên (GV) là 70%, ở cán bộ quản lý là 73% và ở phụ huynh HS là 75%. Vào cuối năm 2011, theo kết quả đánh giá của các tổ chức như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì HS Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng đọc và viết, nhưng lại xếp thứ 18/20 về khả năng nghe nói.
Nguyên nhân thì nhiều, nhưng theo ông Cao Huy Thảo - Hiệu trưởng Trường THPT Việt - Úc (Q.Phú Nhuận), nguyên Phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), nhiều năm là GV dạy môn tiếng Anh bậc THPT - thì có thể kể đến các yếu tố như chương trình, điều kiện dạy và học, đội ngũ GV và phương pháp đánh giá . . .
Dù đã được biên soạn theo hướng giao tiếp với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhưng theo ông Trần Đình Nguyễn Lữ - chuyên viên tiếng Anh của Sở GD-ĐT TP.HCM thì chương trình môn tiếng Anh hiện vẫn chưa thực sự hiện đại, còn thiếu thời gian để chuyển tải, mức độ cập nhật không cao và vẫn rơi vào tình trạng người lớn buộc trẻ con học theo cách nghĩ của mình.
Theo các chuyên gia giáo dục, ngoại ngữ là môn dạy kỹ năng, nên đòi hỏi phải được rèn luyện nhiều, nghĩa là phải tổ chức nhiều hoạt động trong giờ học. Muốn thế, môi trường học tập (phòng học) phải có sự tách biệt để các hoạt động không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, phải có nhiều thời gian để thực hành, sĩ số không quá lớn để GV có thể giao tiếp được với tất cả HS, và quan trọng hơn cả là GV phải có kỹ năng nghe nói tốt. 
Thế nhưng, bà Lê Thúy Hòa - Hiệu trưởng Trường THPT Thái Bình cho biết: những năm mới mở trường, bà phải tuyển nhiều GV dạy tiếng Anh. Các ứng viên đều tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh, thậm chí tốt nghiệp khá giỏi, lại từng dạy tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ, nhưng khi có khách nước ngoài, trường nhờ một cô giỏi nhất lên làm phiên dịch thì cô không dịch nổi. Mới đây, trường có nhờ một GV khá nhất để tiếp người của một tổ chức quốc tế đến giúp trường nâng chất lượng giảng dạy tiếng Anh nhưng cô này cũng không tự tin.
Khảo sát năng lực của đội ngũ GV tiếng Anh theo chuẩn châu Âu mới đây của một số địa phương đã cho kết quả giật mình. Theo thống kê chung, số GV tiếng Anh của tỉnh Hải Dương đạt chuẩn là 14% ở THCS và 4% ở THPT. Tại TP.HCM, dù kết quả khảo sát không được công bố chính thức, nhưng theo nguồn tin chúng tôi nắm được, nếu đúng chuẩn: GV có trình độ B2 mới được dạy THCS và trình độ C1 mới được dạy THPT thì tỷ lệ đạt chỉ là 5%, còn nếu “du di”: B2 có thể dạy THPT và B1 có thể dạy THCS thì t ... n của các giáo viên trong tổ chỉ sau hơn hai tuần luyện tập đã tham gia hội thi Olympic và đã đạt đươc giải khuyến khích, điều này cho chúng ta thấy được: Học sinh ở trường Bà Rịa có năng lực về tiếng Anh và các em cần có một môi trường để luyện tập và rèn luyện lâu dài thì khả năng tiếng Anh của các em có thể được vươn cao, vươn xa hơn. 
Từ thực tế trên, một hoạt động đặc trưng chuyên môn cần được tổ chức. Hoạt đông này sẽ giúp kết nối học sinh các lớp, tạo môi trường thân ái, đoàn kết và đặc biệt rất hữu ích trong việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh và có thể tạo đội tuyển dự nguồn có năng lực cho trường trong các kỳ thi. Hoạt động đặc trưng sẽ được tổ chức dưới dạng CLB (câu lạc bộ) tiếng Anh. 
Kết cấu chương trình mẫu của CLB tiếng Anh:
Khởi động
Kịch hoặc clip phim ngắn liên quan đến chủ đề thảo luận
Thảo luận
Trò chơi giải trí
Tập hát
( Mỗi tháng nên có một cuộc thi như: hát, kể chuyện, đọc diễn cảm, diễn kịch . . . bằng tiếng Anh đươc tổ chức)
	Việc thiết kế hoạt động đặc trưng phải dựa trên 3 yếu tố chi phối đến, nghĩa là ta phải xét đến liệu hoạt động đặc trưng đề ra có được hưởng ứng từ cộng đồng hay không. Một hoạt động đặc trưng khi thiết kế phải dựa trên các tiêu chí sau:
Sáng tạo
Lôi cuốn
Lâu dài
Một hoạt động sáng tạo cần đảm bảo sự đa dạng, chương trình thường xuyên cập nhật, thay đổi nội dung nhằm làm phong phú thêm chương trình. Đó chính là nền tảng để tạo nên sự lôi cuốn của hoạt động đặc trưng, chính sự lôi cuốn này sẽ tác động rất lớn đến thành công của hoạt động. Tuy nhiên tính vững bền của việc duy trì các hoạt động đặc trưng mới là tiêu chí quyết định sự thành công của hoạt động đặc trưng đó. Một hoạt động duy trì lâu dài chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng và sẽ có tính đa dạng, sáng tạo xuyên suốt trong quá trình.
Cách thức tổ chức:
Tổ chức định kỳ 1 tháng 2 lần ( cách tuần vào ngày chủ nhật)
Luân phiên cho học sinh các lớp đăng cai tổ chức, sau đó liên kết các lớp để thành lập đội ngũ lãnh đạo chung. Đội ngủ này sẽ liên kết và tổ chức các cuộc thi trong CLB.
Để có nguồn quỹ cho CLB hoạt động, thì mỗi ngươi tham gia sẽ đóng góp 2000d trong một lần tham gia bằng cách mua Topic cho buổi thảo luận.
Cách thiết kế Topic: Mỗi Topic phải bao gồm: nội dung chủ đề cụ thể, câu hỏi dành cho thảo luận, và có thể bao gồm phần giải trí như: Funny corner (joke, funny poem . . .) Let’s sing together . . .
Topic mẫu
T O P I C 	F O R 	D I S C U S S I O N
In the past, the youth just played a secondary role in society as well as in family; however, they are well educated, have more freedom, and are considered the masters of the nation nowadays.
Vietnamese young people are now living in good conditions which help them integrate into the world civilization and progress. They are very dynamic, creative and powerful. Many have wide knowledge and hold high positions in society. They can work independently; dare to think, to decide and to act. A large number of Vietnamese students go to and sent to foreign countries for further study. Many volunteers want to live for everyone. They serve everywhere in our country, from remote rural areas to mountainous regions. These are main forces that will contribute to our country’s development.
However, not quite a few young people have caused many social evils. Some still do not have responsibility for society, family and even themselves. Day by day, they indulge dissolute ways of living. They do not spend time going to school but going to coffee shops, dancing halls, bars or motor-races. It is worse that some take drugs.
Whatever we may say, the young are the future masters of the nation on the way to the development and integration. Do you agree with this?
 Written by Nguyễn Hồng Anh
Q U E S T I O N S 	 F O R 	 D I S C U S S I O N 
What are some qualities of the young that you particularly admire?
According to you, what is a perfect man? Should he be a rich, intelligent and
 handsome man?
Do you have any duties for your family? What do you often do to help your parents?
What do you think about volunteers? Do you want to be a volunteer? What would you
 like to do as a volunteer?
Do you think the young are the masters of the country? What should the young do to
 lead the country?
E N T E R T A I N M E N T
 LET’S SING TOGETHER
Angle in my heart
I heard a whisper that touched deep inside my soul
Like some familiar melody
A hidden chapter from a story left untold
I gotta feeling, I could believe in
[chorus]
There is an angel in my heart
Feels like I'm guided by a candle in the dark
Its taken all this time
To finally find out what I could never see
An angel in my heart
You were there 4 me
Now there is no doubt that there will always be
An angel in my heart
You were the friend, You were the one I could confide in
You gave me strength that I could never find
Deep emotions that's I've always been denying
I believe in, its so close now, its You that
I'm feeling
[chorus]
Finally found what I been searching for
(all my life)
It was right before my eyes
Oh u are my angel
I know You'll always be there
You are my one and only angel
To finally found find what I could never see
(You were there for me)
Now there is no doubt that there will always be
An angel in my heart
LAUGHTER
WHISHPER
A mother took her little boy to church. While in church the little boy said:
- Mommy, I have to pee.
The mother said to the little boy: 
- It’s not appreciated to say the word “pee” in church. From now on when you have to “pee” just tell me that you have to “whisper”.
The following Sunday, the little boy went to church with his father and during the service said to his father:
- Daddy, I have to “whisper”.
The father looked at him and said:
- Okay, why don’t you whisper in my ear?
III. Hiệu quả áp dụng
 1. Phân tích số liệu trước tác động
a. Nội dung chi tiết của bảng khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
˜ { ™
Rất mong nhận được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến!
Khả năng tiếng Anh của bạn thuộc loại nào sau đây?
¨ Giỏi
¨ Khá
¨ Trung bình 
¨ Yếu, kém
Trong lớp, bạn có hăng hái tham gia vào bài giảng không?
¨ Có (xuống câu 4)
¨ Không
Nguyên nhân nào sau đây làm giảm sự hăng hái tham gia vào bài giảng của bạn?
¨ Không có vốn từ để nói
¨ Không thích, không có hứng thú
Bạn có thích một không gian Anh ngữ trong giờ học tiếng Anh không?
¨ Có
¨ Không
Những thiết bị, vật dụng nào sau đây bạn mong muốn có trong phòng học ngoại ngữ? ( Học sinh có thể chọn nhiều câu trả lời)
¨ Được trang trí nhiều hình ảnh, khẩu ngữ bằng tiếng Anh
¨ Có kệ sách với đủ loại sách, báo, tạp chí tiếng Anh
¨ Có hệ thống tai nghe thay thế loa ngoài
Cảm ơn về sự họp tác của bạn! J
b. Phân tích số liệu
Bảng 1: Khả năng tiếng Anh của bạn thuộc loại nào sau đây?
Số lượng học sinh
%
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
2
9
31
31
2,7%
12,3%
42,4%
42,4%
Tổng 
73
100%
Qua khảo sát ta thấy học sinh học lực đạt loại yếu kém chiếm tới 42,4%, điều này rất đáng lo ngại.
Bảng 2: Trong lớp, bạn có hăng hái tham gia vào bài giảng không?
Số lượng 
%
Có
Không 
18
54
25%
75%
Tổng
72
100%
Qua số liệu trên ta thấy được có tới 75% học sinh không hăng hái tham gia vào bài giảng. Điều này cho thấy đa phần học sinh không hứng thú học tiếng Anh.
Bảng 3: Nguyên nhân nào sau đây làm giảm sự hăng hái tham gia vào bài giảng của bạn?
Soá löôïng 
%
Không có vốn từ để nói
Không thích, không hứng thú
22
45
32,8%
67,2%
Tổng
67
100%
Bảng 4: Bạn có thích một không gian Anh ngữ trong giờ học tiếng Anh không?
Số lượng
%
Có
Không
7
64
9,8%
90,2%
Toång 
71
100%
 Thực tế cho thấy đa số học sinh rất mong muốn có được một môi trường học thiết thực.
Bảng 5: Những thiết bị, vật dụng nào sau đây bạn mong muốn có trong phòng học ngoại ngữ? ( Học sinh có thể chọn nhiều câu trả lời)
Trên số lượng 73 học sinh
%
A
B
C
67
62
5
91,7 %
84,9 %
6,8 %
A. Được trang trí nhiều hình ảnh, khẩu ngữ bằng tiếng Anh
B. Có kệ sách với đủ loại sách, báo, tạp chí tiếng Anh
C. Có hệ thống tai nghe thay thế loa ngoài
2. Phân tích số liệu sau tác động
a. Nội dung chi tiết của bảng khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
˜ { ™
Rất mong nhận được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến!
1. Khả năng tiếng Anh của bạn thuộc loại nào sau đây?
¨ Giỏi
¨ Khá
¨ Trung bình 
¨ Yếu, kém
2. Trong lớp, bạn có hăng hái tham gia vào bài giảng không?
¨ Có 
¨ Không
3. Bạn có thích các hình ảnh và khẩu ngữ trong phòng bộ môn không?
¨ Có
¨ Không 
4. Các hình ảnh và khẩu ngữ có giúp ích cho bạn trong các giờ học không?
¨ Có
¨ Không
5. Các đề xuất
Cảm ơn về sự họp tác của bạn! J
	b. Phân tích số liệu và so sánh dữ liệu
Bảng 1: Khả năng tiếng Anh của bạn thuộc loại nào sau đây?
Số lượng học sinh
%
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
2
17
33
21
2,7 %
23,3 %
45,2 %
28,7 %
Tổng 
73
100 %
Qua khảo sát ta thấy học sinh học lực đạt loại yếu kém đã giảm 13.7%, đây là một kết quả khả quan.
Bảng 2: Trong lớp, bạn có hăng hái tham gia vào bài giảng không?
Số lượng 
%
Có
Không 
36
37
48,6 %
51,4 %
Tổng
73
100 %
Qua số liệu trên ta thấy được học sinh đã tích cực tham gia vào bài giảng hơn, tăng 23,6%. 
Bảng 3: Bạn có thích các hình ảnh và khẩu ngữ trong phòng bộ môn không?
Soá löôïng 
%
Có
Không
57
15
79,2 %
20,8 %
Tổng
72
100 %
Bảng 4: Các hình ảnh và khẩu ngữ có giúp ích cho bạn trong các giờ học không?
Số lượng
%
Có
Không
47
24
66,2 %
33,8 %
Toång 
71
100 %
Thực tế cho thấy có hiệu quả trong dạy và học tiếng Anh, cần đầu tư hơn nữa.
Khi đươc hỏi về đề xuất, đa phần học sinh mong muốn phòng học đươc trang trí thêm nhiều hình ảnh hơn nữa. Một số đông mong muốn được học với giáo viên nước ngoài.
Kết luận
Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
	Đề tài được thực hiện sẽ giúp cho việc dạy và học trở nên thiết thực hơn, đáp ứng
được mục tiêu giáo dục.
	Học sinh có được môi trường giao tiếp ngay trong lớp học. Điều đó tạo ra một không gian anh ngữ sinh động, giúp học sinh có thể học hỏi lẫn nhau nhiều câu giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Anh. Bản thân mỗi học sinh sẽ nhớ các câu giao tiếp đó, và các em có thể áp dụng nói tiếng Anh trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
	Cần làm thực nghiệm để xem hiệu quả áp dụng. Nếu đề tài thành công sẽ áp dụng cho
cả 3 khối.
Đề xuất
Đề xuất lên BGH cho tổ Ngoại ngữ sở hữu 1 phòng bộ môn riêng, để tổ trang trí tạo không gian dành riêng cho dạy và học thực hành tiếng Anh.
Đề xuất BGH xem xét và tạo điều kiện cho CLB tiếng Anh được tổ chức theo định kỳ.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu từ CLB tiếng Anh tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên, quận 1, TPHCM
How Young Children Learn Language
By Bruce D. Perry MD, PhD | April 2006
XÁC NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ
Bà Rịa, ngày 31/12/ 2012
Tôi xin cam đoan sau đây là đề tài nghiên cứu của bản than tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết đề tài
Lê Thị Ngoc Nữ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_su_hung_thu_hoc_tieng_anh_cho_hoc.doc