Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 10

Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thực hiện việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết của Đại hội XI thì trước hết ta phải xác định được mục tiêu giáo dục là gì. Mục tiêu giáo dục của chúng ta đã được nghi nhận rất rõ tại Điều 2, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

doc 40 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2411Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất : 	ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết của Đại hội XI thì trước hết ta phải xác định được mục tiêu giáo dục là gì. Mục tiêu giáo dục của chúng ta đã được nghi nhận rất rõ tại Điều 2, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vậy để thực hiện được mục tiêu này thì trong chương trình giáo dục tại các cấp học phải có sự đổi mới về nội dung học, đổi mới về phương pháp dạy học. Trên thực tế Bộ GD&ĐT đã thực hiện chương trình đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt là việc khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kết hợp với các phương pháp như : Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng bản đồ tư duyđã và đang góp phần tạo ra sự hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh, góp phần tạo ra chất lượng và hiệu quả cho từng bộ môn học. Đối với bộ môn GDCD với đặc thù nặng về lý thuyết và lý luận, các vấn đề liên quan tới kinh tế, pháp luật, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nên học sinh thường có tâm lý không chú trọng vào học bộ môn này. Vậy nên để thu hút sự quan tâm, chú ý của HS với bộ môn đòi hỏi người giáo viên không chỉ sự dụng tốt công nghệ thông tin mà cần kết hợp tốt các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng HS của từng lớp đồng thời phải có sự liên hệ thực tiễn trong quá trình giảng. Muốn vậy GV cần có sự tích hợp kiến thức liên môn vào bài giảng, điều này đòi hỏi người GV cần phải có những kiến thức nhất định về các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và về kỹ năng sống.
Với sáng kiến “ Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 10”, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một vài nội dung trong việc tích hợp liên môn vào giảng dạy một số bài trong chương trình giáo dục công dân lớp 10. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí. Tôi xin cảm ơn.
Phần thứ hai: 	NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
	- Căn cứ vào Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là : 
Điều 2. Mục tiêu giáo dục
	Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3, mục 2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005, Điều 28 khoản 2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
	- Căn cứ vào Công văn số 1561/SGDĐT-GDTrH, về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 của Sở GD&ĐT Hòa Bình: “ Xây dựng triển khai day học các chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giáo dục các vấn đề thực tiễn”
2.2. Cơ sở thực tiễn.
	Bộ môn Giáo dục công dân có vai trò rất quan trọng, góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng sống cơ bản. Trên thực tế bộ môn học này lại không nhận được sự quan tâm đúng nghĩa từ phía phụ huynh và các em học sinh. Đặc biệt đối với chương trình giáo dục công dân lớp 10 chủ yếu tìm hiểu về những kiến thức triết học cơ bản, những vấn đề liên quan đến đạo đức, cuộc sống nên HS rất khó tiếp thu kiến thức. Nếu GV tích hợp tốt kiến thức liên môn trong việc giảng dạy có lấy ví dụ trong các môn học khác bổ trợ cho nội dung bài giảng, có hình ảnh, có vi deo minh họa sẽ tạo được sự hấp dẫn và hăng hái cho HS. Từ đó tạo cơ sở từ sự hứng thú của HS đến việc các em sẽ yêu thích bộ môn học này.
2.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài giáo dục công dân lớp 10
 2.3.1. Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất 
	Bài học gồm 2 đơn vị kiến thức:
+ Đơn vị kiến thức 1: Thế giới vật chất luôn luôn vận động
+ Đơn vị kiến thức 2: Thế giới vật chất luôn phát triển.
	Để giảng dạy hiệu quả bài học này tôi đã tích hợp kiến thức liên môn của các bộ môn vật lý, sinh học, địa lý..Để HS hiểu vận động là gì. Tôi chia nhóm thảo luận và sử dụng các hình ảnh minh hoạ như trong slide dưới đây.
( Hình 1)
( Hình 2)
( Hình 3)
( Hình 4)
Trao đổi chất ở động vật
( Hình5)
( Hình 6)
Sau khi HS xem các ví du minh hoạ, GV sẽ đưa ra kết luận vận động là mọi sự biến đổi ( biến hoá) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. Sang mục b) của đơn vị kiến thức 1), GV cũng sử dụng các hình ảnh minh hoạ: 
	GV tổ chức thảo luận nhanh theo 3 câu hỏi cho 3 nhóm sau đó đưa ra kết luận như trong slide như trên. Đồng thời chiếu các hình ảnh: 
( Hình 7)
( Hình 8)
( Sơ đồ 1)
	GV sử dụng sơ đồ 1 để HS điền nội dung các hình thức vận động của thế giới vật chất, GV đưa ra hình ảnh minh hoạ, và các vi deo như sự chuyển động của các electron trong ống tia katốt, ôxi tác dụng với phốt pho đỏ, sự sinh trưởng và phát triển của loài bướm..
( Hình 9)
	GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 2) thế giới vật chất luôn phát triển
GV lấy ví dụ trong tất cả cá lĩnh vực của cuộc sống. Từ đó cho HS thấy được thế nào là sự phát triển. không phải mọi sự vận động đều là phát triển mà phát triển là sự vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. 
( Sơ đồ 2)
( Sơ đồ 3)
( Hình 10)
( Hình 11)
	GV kết luận lần cuối: phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Trên cơ sở đó GV tiếp tuc hướng dẫn HS tìm hiểu mục b) phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
Cuối cùng GV củng cố lại toàn bộ bài 3 bằng sơ đồ tư duy sau:
 2.3.2. Bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Bài 5, gồm có 3 đơn vị kiến thức 
+ Đơn vị kiến thức 1: Chất
+ Đơn vị kiến thức 2: Lượng
+ Đơn vị kiến thức 3: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. GV cũng tích hợp kiến thức liên môn của các môn như : Môn vật lý, hoá học, lịch sử và toán học.Cụ thể như sau:
Giúp HS hiểu khái niệm về chất, GV sử dụng những hình ảnh và yêu cầu HS chỉ ra những thuộc tính của chanh, muối, gừng, đường.
( Hình 12)
Và GV đưa thêm ví dụ :
( Hình 13)
GV yêu cầu HS phân tích về chất của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Kết hợp với những nội dung HS đã tìm hiểu ở trên, GV có thể đưa ra kết luận:
Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác
	Tương tự để HS tìm hiẻu khái niệm lượng, GV vận dụng kiến thức các môn học địa lí:
( Hình 14)
( Hình 15)
	Cuối cùng GV kết luận: Lượng dùng để chỉ thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng về trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)của sự vật, hiện tượng.
	Để giảng đơn vị kiến thức 3: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, GV sử dụng kiến thức môn vật lý, qua sơ đồ sau: 
( Sơ đồ 4)
	HS sẽ rút ra được khái niệm về Độ. Điểm nút. GV lấy tiếp ví dụ chứng minh rằng chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng.
( Hình 16)
2.3.3. bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 
Bài học gồm 3 đơn vị kiến thức :
Đơn vị kiến thức 1: Thế nào là nhận thức
Đơn vị kiến thức 2: Thực tiễn là gì
Đơn vị kiến thức 3: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
GV có thể kết hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và môn học xã hội. Để tìm hiểu về thế nào là nhận thức cảm tính, GV sử dụng các hình ảnh :
( Hình 17)
( Hình 18)
( Hình 19)
( Hình 20)
	Từ đó HS sẽ thấy được nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức những đặc điểm bên ngoài của SV, HT thông qua các giác quan.
( Hình 21)
( Hình 22)
( Hình 23)
GV kết luận và chiếu slide như dưới đây: 
	GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục a) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Sử dụng hình ảnh, tư liệu lịch sử minh hoạ.
	Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. 
Ví dụ : Nhờ tác dụng của thuỷ triều Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.
 Tích hợp kiến thức lịch sử GV cho HS thấy được thực tiễn là động lực của nhận thức. Cụ thể:
 Thực tiễn là động lực của nhận thức. Vì Thực tiễn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.
GV cho HS phân tích về các mạng Việt Nam. Từ thực tiễn các mạng Việt Nam, Bác Hồ đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam và nhân dân ta đã làm lên thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.	
Dân ta dưới thời thực dân Pháp 
( Hình 24)
GV cho HS phân tích ví dụ trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. GV lấy thêm ví dụ :Thành tựu của giáo sư- bác sĩ Đặng Văn Ngữ
	 ( Hình 25)
GV giới cho HS hình ảnh một số thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp 
Đối với nội dung : Thực tiễn là mục đích của nhận thức, GV lấy ví dụ:
( Phát minh khoa học)	( Ứng dụng vào thực tiễn)
HS rút ra kết luận : Mục đích cuối cùng của nhận thức là vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn để cải tạo hiện thực khách quan.
Ví dụ: Nhà bác học Điêzen đã viết giả thuyết về động cơ sử dụng chất thải công nghiệp làm nhiên liệu và giả thuyết của ông đã được ứng dụng để chế tạo ra các loại động cơ chạy dầu như bây giờ
( Hình 26)
GV giới thiệu một số thành tựu trong đời sống
GV tiếp tục lấy các ví dụ cho HS thấy được thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Qua nhiều năm bôn ba tim đường cứu nước và chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Bác Hồ đã chứng minh chân lý: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
( Ga-li-lê kiên trì quan sát qua 	 ( Trái đất quay xung quanh Mặt trời và 
 kính thiên văn)	 tự quay xung quanh trục của nó)
 	( Hình 27)
Kết luận : Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.
 2.3.4 . Bài 9. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội 
	Đối với bài học này việc kết hợp kiến thức liên môn sẽ tăng hiệu quả rất tốt cho HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
	Đối với đơn vị kiến thức thứ nhất: Con người là chủ thể của lịch sử.
GV sử dụng kiến thức của lịch sử, cụ thể: 
( Hình 28)
GV cho HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Việc chế tạo ra công cụ lao động có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hoá vượn cổ thành người?
( Hình 29)
GV tiếp tục giới thiệu tới HS những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Và yêu cầu HS lấy tiếp ví dụ khác minh hoạ.
( Hình 30)
( Hình 31)
GV kết hợp chỉ bản đồ giới thiệu các quốc gia có 7 kỳ quan thế giới mới.
( Hình 32- Vạn Lý Trường Thành, Viết thư pháp)
( Hình 33)
( Hình 34)
( Hình 35)
	( Hình 36)
Đấu trýờng La Mã  Ý roma
( Hình 37)	 ( Hình 38)
 GV kết hợp chỉ bản đồ Việt Nam giới thiệu đến HS những giá trị vật chất và tinh thần được unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới.
(Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên) ( Đại Nội Huế)
 ( Nhã nhạc cung đình Huế) (Hát xoan Phú Thọ)
( Lễ hội Đền Hùng)
	 ( Hình 39)
 ( Hình 40)
( Hinh 41)
	GV lấy dẫn chứng về các cuộc cách mạng trong lịch sử từ đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi như: Vì sao con người phải tiến hành cách mạng xã hội, cách mạng xã hội là gì.Biểu hiện của các cuộc cách mạng xã hội.?
( Hình 432)
 2.3.5. Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
	GV vận dụng kiến thức trong văn học, để giúp HS tìm hiểu thế nào là lòng yêu nước. Cụ thể em hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật và những hình ảnh, tình cảm của tác giả trong khổ thơ sau. Từ đó cho biết em hiểu thế nào là lòng yêu nước.
( Hình 43)
	GV tiếp tục cho HS thấy được các biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc
(Hình 44- Bão lũ Miền trung)
	(Hình 45)
(Hình 46)
	(Hình 47)
 2.3.6. Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại 
	Những vấn đề cấp thiết của nhân loại như: ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số, những dịch bệnh hiểm nghèo.
GV sử dụng những hình ảnh về ô nhiễm môi trường, từ đó giúp HS hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường.Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ đó thấy được trách hiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường. Rèn luyện kỹ năng sống vì môi trường xanh, sạch, đẹp.
	( Hình 48)
	(Hình 49)
Ngày 5/6/1992, hội nghị về bảo vệ môi trường ở Ri-ô đê Gia-nê-rô với 120 nước tham dự.
(Hình 50)
Ngày 31/10/2011 dân số thế giới là 7 tỷ người.
( Hình 51)
	GV hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là sự bùng nổ dân số, vận dụng kiến thức của môn học địa lý, để làm rõ nội dung. Từ đó giáo dục thái độ, ý thức việc làm cho các em như tôn trọng và tuân thủ luật hôn nhân và gia đình Và có ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh ..
( Hình 52)
( Hình 53)
2.4. Kết quả
Việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã đem lại những hiệu quả nhất định, làm tăng hứng thú học tập của HS từ đó nâng cao được chất lượng giờ dạy chất lượng môn học. Dưới đây là kết quả điểm trung bình môn học kỳ I, điểm trung bình môn học kỳ II, điểm trung bình môn cả năm (CN) do tôi thống kê đối với HS của 6 lớp dạy, cụ thể như sau:
STT
Kỳ 1
Kỳ 2
CN
10C
Giỏi
3/39 =7,7 %
9/40=22,5%
7/40=17,5%
Khá
28/39= 71,8%
30/40= 75%
33/40= 82,5%
TB
8/39=20,5%
1/40=2,5%
0
10D
Giỏi
0
4/35=11,4%
2/35=5,7%
Khá
11/40= 27,5%
26/35=74,3%
23/35=65,7%
TB
21/40=52,5%
5/35=14,3%
10/35=28,6%
Yếu
7/40=17,5%
0
0
Kém
1/40=2,5%
0
0
10E
Giỏi
0
4/38= 10,5%
1/38= 2,6%
Khá
12/43= 27,9%
29/38=76,3%
29/38= 76,3%
TB
26/43=60,5%
5/38= 13,2%
8/38= 21,1%
Yếu
4/43=9,3%
0
0
Kém
1/43=2,3%
0
0
10G
Giỏi
1/39=2,7%
3/36=16,7%
2/36=5,6%
Khá
15/39=38,5%
28/36=69,4%
25/36=69,4%
TB
20/39=51,3%
5/36=13,9%
9/36=25%
Yếu
3/39=7,5%
0
0
10H
Giỏi
1/34= 2,9%
10/33=30,3%
5/33= 15,2%
Khá
16/34=47,1%
17/33=51,5%
20/33=60,6%
TB
13/34=38,2%
6/33=18,2%
8/33=24,2%
Yếu
4/34=11,8%
0
0
10I
Giỏi
0
1/38= 2,6%
0
Khá
9/41=22%
32/38= 84,2%
26/38= 68,4%
TB
5/41=12,1%
5/38= 13,2%
12/38= 31,6%
Như vậy nhìn vào bảng thống kê số liệu trên, tôi thấy rất rõ kết quả học tập của HS có sự tiến bộ rất rõ rệt, từ học kỳ I, đến học kỳ II, và kết quả cả năm. Đáng ghi nhận ở các em là trong tổng số 292 HS không có em nào có học lực yếu cả năm môn giáo dục công dân, tỷ lệ HS khá, giỏi của bộ môn tương đối cao, điều này phản ánh sự hứng thú học tập của HS đối với môn học này. Có được kết quả này do tôi đã chủ động sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp, trong đó có vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy..
Phần thứ ba: 	KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
3.1. Kết luận
Vận dụng kiến thức liên môn vào trong giảng dạy góp phần đem lại những hiệu quả nhất định: Phần lớn các em học sinh đã hứng thú với việc học môn giáo dục công dân. Quá trình truyền đạt kiến thức đến HS cũng trở nên dễ dàng hơn đối với GV. Thông qua sự tích hợp liên môn này GV cũng góp phần giáo dục được HS những kỹ năng sống cơ bản, khả năng xử lý và giải quyết được các vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
3.2. Đề xuất
	Cần tăng cường việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn .
	 Lương Sơn, ngày 27 tháng 5 năm 2014
	Người thực hiện
	 Nguyễn Thị Hoàng Vượng
Xác nhận của hội đồng khoa học cấp trường
.
.
Xác nhận của hội đồng khoa học cấp ngành
.

Tài liệu đính kèm:

  • docban chinhsk 2013-2014 b5.doc