Thực hiện theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 – 2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
So với các bộ môn khác trong trường phổ thông, bộ môn Ngữ văn giữ vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Bộ môn Ngữ văn không chỉ là cầu nối giữa các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn được xem như là một bộ môn về giáo dục con người, giúp con người dần hoàn thiện về nhân cách và sớm hòa nhập cộng đồng. Trong bộ môn này gồm có ba phân môn nhỏ đó là: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất với tên gọi chung là Ngữ văn. Trong ba phân môn kể trên thì văn bản luôn được xếp đầu tiên trong một bài học ở các khối từ 6 đến 9. Tại sao lại có sự sắp xếp như thế? – Câu trả lời không nằm ngoài mục tiêu: Văn bản luôn làm nền cho việc khai thác các tri thức phần Tiếng việt và phần tập làm văn. Đó là việc xét theo phân môn, còn xét về mặt nội dung thì văn bản có ý nghĩa vô cùng to lớn về lịch sử, về văn hóa, về phong tục tập quán đặc biệt quan trọng hơn hết là những tri thức về cuộc sống thường nhật của con người được thể hiện thông qua các văn bản nhật dụng.
A / PHẦN MỞ ĐẦU: I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực hiện theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 – 2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo. So với các bộ môn khác trong trường phổ thông, bộ môn Ngữ văn giữ vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Bộ môn Ngữ văn không chỉ là cầu nối giữa các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn được xem như là một bộ môn về giáo dục con người, giúp con người dần hoàn thiện về nhân cách và sớm hòa nhập cộng đồng. Trong bộ môn này gồm có ba phân môn nhỏ đó là: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất với tên gọi chung là Ngữ văn. Trong ba phân môn kể trên thì văn bản luôn được xếp đầu tiên trong một bài học ở các khối từ 6 đến 9. Tại sao lại có sự sắp xếp như thế? – Câu trả lời không nằm ngoài mục tiêu: Văn bản luôn làm nền cho việc khai thác các tri thức phần Tiếng việt và phần tập làm văn. Đó là việc xét theo phân môn, còn xét về mặt nội dung thì văn bản có ý nghĩa vô cùng to lớn về lịch sử, về văn hóa, về phong tục tập quán đặc biệt quan trọng hơn hết là những tri thức về cuộc sống thường nhật của con người được thể hiện thông qua các văn bản nhật dụng. Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy,... Việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lí không chỉ riêng đối với nền giáo dục nước nhà mà còn đối với nền giáo dục của tất cả các nước trên thế giới. Vậy làm thế nào để giảng dạy có hiệu quả kiểu văn bản này? Đây là một vấn đề rất khó trả lời đối với các thầy cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn , cơ sở vật chất thiếu thốn. Muốn dạy văn bản nhật dụng có hiệu quả cần chú ý vấn đề: “Tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội” nên các đề tài được tuyển chọn dĩ nhiên phải có tính thời sự, song đó cũng phải là những đề tài có liên quan đến “ những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài”. Do đó, văn bản nhật dụng, trước hết là phải từ cái trước mắt, có tính cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa lâu dài, muôn thuở, từ cái của một nơi, chỉ ra điều của mọi nơi, từ một phương diện, chỉ ra mối liên hệ với nhiều phương diện. Thông qua các văn bản giáo viên sẽ giáo dục học sinh ở một số phương diện nào đó mà văn bản đề cập. Điều kiện tích cực là tốt rồi nhưng học sinh ở một số vùng miền xa xôi, các em ít tiếp xúc cuộc sống bên ngoài, vốn hiểu biết của các em là có hạn, khi các thầy cô cung cấp những tri thức theo văn bản sách giáo khoa mà không có tranh ảnh minh họa, các em chưa từng chứng kiến thì có sức thuyết phục đối với các em không cao. Ví dụ: Dạy văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 là nhằm chỉ cho học sinh thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và kêu gọi mọi người hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông nhưng không có ảnh minh họa thì các em khó tin vào những tác hại mà bao bì ni lông gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người? Dạy văn bản Ôn dịch thuốc lá ở lớp 8 là nhằm chỉ cho các em thấy tác hại của thuốc lá không chỉ đối với sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh nhưng chỉ nói mà các em không trực tiếp nhìn thấy tác hại thì sức thuyết phục ở các em không cao. Trong khi đó thanh niên ngày nay hút thuốc chiếm đa số và rất sành điệu. II/ MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nhằm giúp học sinh học tập tốt và học tập tích cực đối với các văn bản nhật dụng. Ví dụ: Dạy văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 là nhằm giúp học sinh thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và hưởng ứng kêu gọi mọi người hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. Dạy văn bản: Ôn dịch thuốc lá là nhằm giúp các em thấy tác hại của thuốc lá không chỉ đối với sức khỏe người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh. - Tìm hiểu tình hình địa phương, đối tượng học sinh trên địa bàn xã Long Vĩnh. - Nghiên cứu, sưu tầm tư liệu phần văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8. - Khảo sát học sinh ở tiết dạy truyền thống với tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. III/ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: - Đối tượng là học sinh khối lớp 8 trên địa bàn xã Long Vĩnh. - Tập trung nghiên cứu ở phần văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 8. IV/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: - Sáng kiến được áp dụng kể từ năm học 2010 – 2011 đến nay. - Trong những năm tiếp theo, sáng kiến sẽ tiếp tục được điều chỉnh và bổ sung thông tin kịp thời; đồng thời mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng. B/ PHẦN NỘI DUNG: I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Từ vài thập kỉ nay, với sự phát triển của văn hóa, khoa học giáo dục và với sự mở rộng giao lưu quốc tế, nền giáo dục nước nhà đang đà phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Trong đó, công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng nhiều trong giảng dạy ở các trường, nhất là các trường phổ thông. - Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 – 2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Môn học Ngữ văn có thể nói là một môn học có vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường bởi đặc thù môn học là giáo dục làm người; đào tạo, bồi dưỡng người học thành những con người mẫu mực có nhân cách chuẩn mực,... ưu điểm là thế nhưng môn học này trong nhà trường được học sinh đánh giá là buồn chán vì chỉ khai thác kênh chữ không có hình ảnh sinh động như các môn học khác. Trên cơ sở đó, các giáo viên dạy môn Ngữ văn ngoài việc thay đổi phương pháp còn trang bị thêm hình ảnh trực quan sinh động nhằm biến tiết học Ngữ văn không còn đơn điệu như trước mà trở nên sinh động, hứng thú hơn. II/CƠ SỞ THỰC TIỄN: Về khách quan, phương tiện trực quan ở trường Trung học cơ sở còn hạn chế. Văn bản nhật dụng rất cần tư liệu, hình ảnh minh họa nhưng đồ dùng dạy học phòng thiết bị chưa có. Về chủ quan, do thiếu đồ dùng dạy học nên đa số giáo viên chỉ giảng dạy văn bản nhật dụng theo những thông tin có sẵn trong sách giáo khoa và sách giáo viên mà chưa thật chủ động sưu tầm thêm những tư liệu, hình ảnh trực quan để minh họa thêm cho bài giảng của mình. III/ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN: - Long vĩnh là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào dân tộc Kh’mer, điều kiện đi lại khó khăn nên người dân ít có điều kiện học tập, thông tin đến với họ rất chậm. - Học sinh không có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, kiến thức các em có được phần lớn được học trong nhà trường là chủ yếu. - Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Nhưng thiết bị nhà trường không nhiều, nhất là các tranh ảnh phục vụ giảng dạy bộ môn Ngữ văn còn rất hạn chế. - Những năm gần đây công nghệ thông tin ngày một phát triển rộng khắp và có nhiều bổ ích trong nhiều lĩnh vực nhưng cơ sở vật chất, thiết bị thông tin tại xã lại rất hạn chế. * Xuất phát từ những lí do, thực trạng cũng như sự bức thiết trên mà tôi quyết định đưa ra sáng kiến: “Sử dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 8” nhằm mục đích là giúp tiết học trực quan, bài giảng sinh động còn học sinh thì học tập tích cực và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. IV/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề trên là cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn Ngữ văn nhất là đối với các văn bản nhật dụng. Để thực hiện có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều so với một tiết dạy văn bản thông thường. Cụ thể: Một tiết dạy văn bản bình thường thì người giáo viên chỉ cần soạn hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung kiến thức cơ bản để học sinh ghi vào tập, sưu tầm một vài ảnh có liên quan đến bài học, ... Một tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin người giáo viên không chỉ truyền tải những nội dung trên mà đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin như vi tính, máy chiếu,...; phải có hình ảnh trực quan sinh động, những đoạn phim tư liệu để học sinh nhận biết thông qua các giác quan như nghe, nhìn và từ đó các em phân tích, rút ra bài học chứ không đơn thuần chỉ là vấn đáp. Do đó, bản thân giáo viên không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng khả năng sử dụng vi tính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với các văn bản nhật dụng, để thông qua các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những thông tinh mang tính thực tê và hiệu quả giáo dục cũng vô cùng to lớn. Sau đây là một số nội dung minh họa trong tiết dạy văn bản nhật dụng lớp 8 có ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, nhằm giáo dục học sinh về môi trường, sức khỏe,... Dạy văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ( tuần 10 – tiết 39) có thể cung cấp cho học sinh một số thông tin sau để dẫn vào bài: Trước khi bắt đầu tiết dạy, giáo viên cần giới thiệu hoàn cảnh ra đời của văn bản, có thể dùng hình ảnh kỷ niệm ngày trái Đất để giới thiệu hoàn cảnh ra đời của văn bản. Vì năm 2000, Hội nghị diễn ra với sự góp mặt của 141 nước tham gia trong đó có Việt Nam. Việt Nam tham gia với chủ đề: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” Kỉ niệm ngày trái Đất 22/4/ 2000 Khi giảng về tác hại của bao bì ni lông, giáo viên cần cung cấp một số hình ảnh sau để thông tin cho học sinh thấy rõ tác hại của việc xử lí rác thải chưa hợp lí. Tác dụng: Học sinh thấy được bao bì ni lông xử lí không hợp lí không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến thực vật như làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây khi bào bì ni lông xen vào trong đất, ô nhiễm môi trường xung quanh. Ngập lụt về mùa mưaà Muỗi phát sinhà dẫn đến nhiều dịch bệnh,bên cạnh đó, bao bì ni lông trôi ra ao, hồ, sông , biển vừa ảnh hưởng môi trường vừa ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh, giáo viên cần cung cấp thêm những hình ảnh sau để minh chúng cho học sinh thấy rõ việc thải rác bừa bãi ở nơi công cộng, nhất là bao bì ni lông như gầm cầu, cột điện, cửa nhà, công viên, quán nước, trường học,... làm mất vệ sinh, mất vẻ mĩ quan,... Hay khi giúp học sinh thấy rõ tác hại của việc sử dụng bao ni lông màu để đựng thực phẩm. làm ô nhiễm thực phẩm à Tác hại não và là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, khi đốt bao bì ni lông sẽ sinh ra khí Đi-ô-xin dẫn đến ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm miễn dịch, ung thư, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh, giáo viên minh chứng cho học sinh một số hình ảnh cụ thể như sau thì các em thật tin và hứng thú trong học tập: Khi nêu giải pháp để hạn chế việc dùng bao bì ni lông cũng cần đưa ra những hình ảnh minh họa và giáo dục học sinh trong việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông là dùng lá để gói thực phẩm. Học sinh nhận ra đây là giải pháp hữu hiệu, dễ thực hiện lại thẩm mĩ và vệ sinh, cần khuyên mọi người nên chọn giải pháp trên. Để giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường giúp học sinh ý thức được rằng việc bảo vệ môi trường không của riêng ai mà là sự chung tay của tất cả mọi người. Trong đó, bản thân các bạn học sinh cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời vận động tất cả mọi người cùng tham gia nhặt các loại bao bì ni lông để đúng nơi quy định thì cần giới thiệu một số ảnh minh họa, cụ thể như: Với văn bản Ôn dịch thuốc lá (Tuần 12, tiết 45), để chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá thì giáo viên cũng cần giới thiệu một số ảnh minh họa để tăng sức thuyết phục đối với học sinh đồng thời tạo thêm hứng thú và sự say mê học tập ở các em. Giáo viên có thể dùng một số ảnh sau để giới thiêu: Tác dụng các hình ảnh: là học sinh tự nhận thấy được việc hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, một trong những chứng bệnh nguy hiểm nhất đối với người hút là bệnh ung thư phổi. Đồng thời qua các hình ảnh này sẽ giáo dục học sinh không nên hút thuốc lá và khuyên mọi người hãy tránh xa khói thuốc lá. Từ những ví dụ trên, chúng ta càng thấy được rằng: Hình ảnh minh họa hết sức sinh động, cụ thể là những năm trước khi có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên dạy theo giáo án truyền thống, học sinh rất thụ động. Khi áp dụng giảng dạy các lớp có ứng dụng công nghệ thông tin thì học sinh học tập tích cực và phát biểu bài nhiều hơn. Các em rất mạnh dạn và tự tin trình bày những suy nghĩ của mình. Kết quả khảo sát bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin đạt cao hơn nhiều so với tiết dạy truyền thống. V/ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: So với năm học 2010 – 2011 thì năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 – 2013 dạy văn bản nhật dụng có ứng dụng công nghệ thông tin thì giờ giảng sinh động hơn, học sinh học tập hứng thú và tích cực hơn, mức độ hiểu bài tại lớp của các em cũng đạt cao hơn nên chất lượng cũng cao hơn so với tiết dạy truyền thống. Bên cạnh đó, học sinh càng yêu thích học môn văn hơn. Đồng thời các hình ảnh trực quan khi trình chiếu tác động trực tiếp đến thị giác các em nên các em nhớ bài lâu hơn so. Sau đây là kết quả khảo sát qua tiết dạy văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Năm học Lớp Số HS khảo sát Tiết dạy thông thường Tiết dạy giáo án điện tử. Số bài đạt yêu cầu Số bài chưa đạt yêu cầu Số bài đạt yêu cầu Số bài chưa đạt yêu cầu 2010 – 2011 8/1 37 25 = 67,6% 12 = 32,4% 8/2 34 27 = 79,4% 720,6% 8/3 30 21 = 70% 9 = 30% 2011 – 2012 8/1 39 32 = 82,1% 7 = 17,9% 8/2 38 30 = 78,9% 8 = 21,1% 8/3 35 24 = 68,6% 11 = 31,4% 2012 – 2013 8/1 38 29 = 76,3% 8 = 23,7% 8/2 39 33 = 84,6% 6 = 15,4% 8/3 37 27 = 73% 10 = 27% C/ PHẦN KẾT LUẬN: I/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Long Vĩnh, bản thân tôi nhận thấy được, người giáo viên Ngữ văn có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục học sinh. Bản thân cũng đúc kết được những kinh nghiệm giảng dạy đối với các văn bản nhật dụng: Tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đều thu được hiệu quả thiết thực. Đa số học sinh đã thật sự hứng thú học tập, tiết học thật sự đã giúp các em hiểu bài và nắm vững nội dung bài học tại lớp. Muốn dạy văn bản nhật dụng đạt hiệu quả cao, theo tôi, giáo viên bộ môn Ngữ văn cần thực hiện một số biện pháp sau: - Bản thân giáo viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; không ngừng bồi dưỡng trình độ vi tính. - Tăng cường soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin đối với các văn bản nhật dụng. II/ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 8“ đã và đang được áp dụng giảng dạy đối với văn bản nhật dụng Ngữ văn 8 cho học sinh khối lớp 8 trên địa bàn xã Long Vĩnh. Trong những năm học tiếp theo, sáng kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh để mở rộng phạm vi áp dụng đối với bộ môn Ngữ văn ở tất cả các khối từ khối 6 đến khối 9. III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giáo viên phải thật thành thạo về vi tính để tải và soạn chương trình dạy cho thật hoàn chỉnh. Soạn tiết giáo án điện tử, giáo viên cần chọn lọc thật kĩ những hình ảnh cần khai thác, các hình ảnh phải sát và thật cần thiết cho từng đơn vị kiến thức của bài học. Cần chú ý khâu tạo hiệu ứng, chỉ nên chọn những hiệu ứng đơn giản, chủ yếu là hiệu ứng xuất hiện và kết thúc phải nhanh; không nên chọn quá nhiều hiệu ứng cho một tiết dạy vì như thế học sinh chỉ chú ý vào hiệu ứng hơn là khai thác kiến thức. Nhắc nhỡ học sinh phải thật sự linh hoạt trong quan sát, nghe, hiểu, trình bày, ghi chép từ các kênh hình ảnh hoặc đoạn phim (nếu có). Lưu ý giáo viên: Khi đã khai thác xong kênh hình ảnh nào rồi thì nên chuyển màng hình sang chế độ ẩn đi bằng việc bấm phím “B“ để tập trung sự chú ý của học sinh vào phần giảng của giáo viên. Là giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin nên kiến thức luôn được liên hệ và mở rộng hơn so với SGK nên giáo viên cần chủ động về mặt thời gian ở từng đơn vị kiến thức và các kênh hình ảnh. IV/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Đề nghị nhà trường, phòng giáo dục trang bị thêm máy chiếu để giáo viên có thêm điều kiện giảng dạy các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Xin chân thành cảm ơn! Long Vĩnh, ngày 15 tháng 4 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thanh Yên
Tài liệu đính kèm: