Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 1 đến 10 – Trường THPT Nguyễn Huệ

Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 1 đến 10 – Trường THPT Nguyễn Huệ

Tiết 1 +2 - Văn học sử:

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức:

 - Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.

 + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .

 + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

- Tích hợp môi trường.

 2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo.

3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.

B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1.Giáo viên:

1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:

- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.

- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.

 

doc 21 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1388Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 1 đến 10 – Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 +2 - Văn học sử: 
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Về kiến thức: 
 - Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
 + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .
 + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
- Tích hợp môi trường.
 2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo. 
3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.
- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.
1.2.Phương tiện dạy học:
- SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10.
- Tư liệu tham khảo.
- Thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về bài học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Giới thiệu bài mới: Lịch sử VH của bất cứ dân tộc nào đều là LS của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về VH nước nhà, chúng tìm hiểu bài: Tổng quan VHVN. Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN? Là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS hình thành nội dung bài học “Em hiểu như thế nào tổng quan VHVN?”
→Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.
¬Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc bài học.
 -Yêu cầu HS quan sát các mục lớn trong SGK từ trang 5 đến trang 13 và trả lời câu hỏi.
 -Bài tổng quan VHVN có những nội
Theo em phần nào là trọng tâm?
 →HS trả lời : 3 phần 
 +Các bộ phận hợp thành.
 + Quá trình phát triển của văn họcviết.
 + Con người Việt Nam qua VHVN.
¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu phần 1: các bộ phận hợp thành của VHVN.
 - GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK/ 5,6.
 -VHVN bao gồm mấy bộ phận hợp thành? Đó là những bộ phận nào?
→ HS trả lời: 2 bộ phận (VHDG & VH viết).
Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu bộ phận VHDG
- Hãy kể tên một số tác phẩm VHDG mà em biết?
- VHDG do ai sáng tác? Nó được lưu truyền bằng hình thức nào là chủ yếu? Vì sao?
- VHDG có bao nhiêu thể loại chính? Kể tên?
- Những đặc trưng cơ bản của VHDG?
- Em hiểu như thế nào về tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của VHDG?
→HS phát hiện trả lời, GV nhận xét, chốt ý và cho HS gạch SGK/5.
 Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu bộ phận văn học viết.
 -Văn học viết xuất hiện từ thế kỉ thứ mấy?
 - Tác giả của văn học viết thuộc tầng lớp nào trong xã hội? Có gì khác với tác giả của VHDG?
 →HS trả lời, GV giúp HS rút ra đặc trưng của văn học viết.
 - Văn học viết đựơc ghi lại bằng những thứ chữ nào? Ví dụ
 - Văn học viết gồm có những thể loại nào?
 →HS kể tên, GV hệ thống lại bằng sơ đồ và cho HS gạch SGK phần nay. 
¬Hoạt động 4:Hướng dẫn tìm hiểu phần II
- GV thuyết giảng: quá trình phát triển của VHVN gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
- VHVN trải qua mấy thời kì lớn?
→ HS trả lời: 3 thời kì.
 Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 sgk/ 7,8
 - Gọi HS đọc mục I sgk/ 7-8
 -Chữ Hán du nhập vào Việt Nam khi nào? 
Tại sao văn học Việt Nam đến thế kỉ X mới hình thành? 
 - Văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng của
những tư tưỏng và nền văn học nào?
 - Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Hán mà em đã học ở THCS?
 →HS trả lời, GV chốt ý
 - Văn học chữ Nôm ra đời và phát triển đỉnh cao ở thế kỉ thứ mấy?
- Có các thể loại tiêu biểu nào?
-Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
→HS trả lời, GV chốt ý và cho HS gạch SGK/ 8.
- Văn học trung đại thể hiện những nội dung chủ yếu nào?
Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 phần I SGK/ 8-10
- Gọi HS đọc SGK
-Văn học hiện đại chủ yếu viết bằng chữ gì?
- Văn học hiện đại chia làm mấy giai đoạn? Kể tên một số tác giả tiêu biểu cho từng giai đoạn?
→HS trả lời, GV nhận xét và thuyết giảng đặc điểm của từng giai đoạn.
-So với văn học trung đại thì nền văn học hiện đại có những nét khác biệt nào về tác giả, đời sống văn học, thể loại, thi pháp?
→HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý và lấy ví dụ minh hoạ.
¬Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu phần III
- Đối tượng phản ánh của văn học là gì?
- Hình ảnh con người Việt Nam qua văn học được thể hiện trong những mối quan hệ nào?
→HS trả lời: 4 mối quan hệ.
Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục1 phần III
-Tình yêu thiên nhiên của người Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh, tư tưởng, tình cảm nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
→HS trả lời, GV chốt ý bên.
Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 phần III
- Gọi HS đọc mục 2 phần III SGK/ 11
- Những biểu hiện của lòng yêu nứơc?
 - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu thể hiện lòng yêu nước?
→HS trả lời, GV chốt ý và cho HS gạch SGK phần này.
Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục 3 phần III
- Yêu cầu HS đọc mục 3 phần III, SGK/ 12
- Con người trong quan hệ xã hội được thể hiện như thế nào?
→HS trả lời, GV chốt ý và gạch SGK.
Thao tác 4: Hướng dẫn tìm hiểu mục 4 phần III
-HS đọc phần này SGK/ 12 -13
-GV thuyết giảng ý bên
- Xu hướng chung của văn học khi xây dựng mẫu người lý tưởng là gì?
→HS trả lời, GV chốt ý và lấy ví dụ minh 
hoạ.
¬Hoạt động 6: Hình thành phần ghi nhớ
Gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK/ 13.
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN:
 1. Văn học dân gian:
 - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể và truyền miệngcủa nhân dân lao động.
 - Thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, câu đố, truyện thơ, chèo
 + Tính truyền miệng
 - Đặc trưng + Tính tập thể
 + Tính thực hành
 + Tính dị bản
 + Tính địa phương
 2. Văn học viết:
 - Là những sáng tác của tầng lớp trí thức, đựơc ghi lại bằng chữ viết.
 - Đặc trưng: Tính cá thể
 Tính văn bản
 Chữ Hán
 - Chữ viết: Chữ Nôm
 Chữ Quốc ngữ
 - Hệ thống thể loại:
 + Từ thế kỉ X→XIX
 Ÿ Chữ Hán: văn xuôi, thơ,văn biền ngẫu
 Ÿ Chữ Nôm: thơ (Đường luật), văn biền ngẫu.
 + Từ thế kỉ XX →nay: tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn), trữ tình (thơ trường ca), kịch (kịch nói, kịch thơ).
II. Quá trình phát triển của VHVN:
 - Từ thế kỉ X → hết thế kỉ XIX
 - Từ thế kỉ XIX → CMT8/1945
 - Từ sau CMT8/1945 → hết thế kỉ XX
 1.Văn học trung đại (Từ thế kỉ X→hết thế kỉ XIX):
 a.Nền văn học chữ Hán
 - Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo giáo. 
 - Thể loại : 
 + Văn xuôi (truyền kì, ký sự, tiểu thuyết chương hồi)
 + Thơ (cổ phong, Đường luật)
 - Tác giả, tác phẩm tiêu: (Sgk/ 7)
 b.Nền văn học chữ Nôm:
 - Bắt đầu phát triển ở thế kỉ XV, đạt đỉnh cao ở thế kỉ XVIII
 - Chịu ảnh hưởng của VHDG
 - Thể loại: Đường luật, lục bát, song thất lục bát, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói
 - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: ( Sgk/ 8)
 c. Nội dung chính của văn học trung đại:
 - Lòng yêu nước 
 - Tinh thần nhân đạo
 - Tính hiện thực
 2. Văn học hiện đại ( từ đầu thế kỉ XIX → hết thế kỉ XX):
 - Chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ.
 - Nằm trong quan hệ giao lưu với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp.
 Đầu thế kỉ XX→1930
 - 4 giai đoạn : năm 1930→ 1945
 năm 1945→ 1975
 năm 1975→ 2000
 - Một số nét khác biệt so với nền văn học trung đại.
 + Tác giả: Chuyên nghiệp
 + Đời sống văn học: sôi nổi và năng động.
 + Thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói
 + Thi pháp: lối viết hiện thực và đề cao cá tính
sáng tạo và cái tôi cá nhân.
III.Con người Việt nam qua văn học :
 1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên:
 - Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng thể hiện chính mình.
 → Tình yêu thiên nhiên
 2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc:
 - Ngưòi Việt Nam manh một tấm lòng yêu nước thiết tha.
 - Biểu hiện của lòng yêu nước:
 + Yêu làng xóm, quê hương.
 + Tự hào về truyền thống văn học, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
 + Ý chí câm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.
 - Tác phẩm kết tinh từ lòng yêu nước “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,“Tuyên ngôn độc lập”
 3. Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội: 
 - Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.
 - Phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền, cảm thông với phận con người bị áp bức.
 - Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội cho tốt đẹp.
 →Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo.
 4. Con người việt Nam và ý thức về cá nhân:
 - Tuỳ theo điều kiện lịch sử mà con người trong văn học xử lý mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
 - Đạo lí làm người mà văn học xây dựng với phẩm chất: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa và vị tha và đề cao quyền sống của con người cá nhân.
VI. Ghi nhớ: SGK/ 13
 4. Củng cố : Học xong bài học em cần lưu ý những điêm nào?
 5. Dặn dò: - Học bài cũ và soạn bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
Tiết 3 - Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
 MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Về kiến thức:Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp.
Về kĩ năng:Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Những kĩ năng trong HĐGT bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
Về thái độ:Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp: Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10 và tài liệu chuẩn kiến thức 10.
- Sử dụng bảng phụ, tài liệu.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu kỹ các ví dụ trong SGK.
- Thu thập các tài liệu có liên quan.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp : VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ: a.Trình bày những nét cơ bản của các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
b.Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thời kì văn học?
c.Nêu nội dung quan hệ của con người VN được thể hiện trong văn học?
 3. Giới thiệu bài mới:
 ª Trong cuộc sống hàng ngày con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao trong giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Vậy thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ , nhân tố giao tiếp ? Để biết rõ điều này chúng ta tìm hiểu bài HĐGT bằng ngôn ngữ .
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục I.
 Thao tác 1: 
- Gv yêu cầu HS đọc VB1 sgk/ 14 và trả lời câu hỏi:
+ Các nhân vật nào tham gia vào HĐGT trên? Hai bên có quan hệ và cương vị như thế nào?
+ Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào? Người nghe tiến hành những hành động tương ứng ra sao?
+ HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó nước ta có những sự kiện lịch sử gì?)
+ HĐGTđó hướng vào nội dung g ... 
+ Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ: Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh phấn đấu vì hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
+ Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi.
+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
+ Sách tham khảo.
2. Học sinh:
+ Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm.
+ Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy nêu và phân tích các đặc trưng cơ bản của VHDG?
	 2. Trình bày và nhận xét về các giá trị của VHDG?
3.Giới thiệu bài mới:Những ngày cuối 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có Cồng, Chiêng mà con rất nổi tiếng vì những trường ca- sử thi anh hùng mà sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu nhất.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Thao tác 1:
- GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn SGK/ 30 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em cho cô biết phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì?
+ Yêu HS nhắc lại định nghĩa về sử thi. Có mấy loại sử thi?
 → HS trả lời, GV chốt ý và giảng thêm về các loại sử thi.
Thao tác 2:
- Dựa vào SGK/ 30 em nào tóm tắt ngắn gọn sử thi “Đăm Săn”.
→ HS tóm tắt, GV nhận xét và nhấn mạnh cốt truyện( 3 phần).
Thao tác 3:
- Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm?
- GV cho HS đọc phân vai văn bản: người kể Đăm Săn, Mtao Mxây, ông trời, dân trong nhà, dân làng, tôi tớ.
- Nêu đại ý của đoạn trích?
- Bố cục đoạn trích? ( 3 cảnh)
→ HS đọc, trả lời câu hỏi, GV chốt ý.
¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:
Thao tác 1: Phân tích cuộc đọ sức giữa 2 tù trưởng.
- GV yêu cầu HS dựa vào phần 1 của đoạn trích tóm tắt diễn biến cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.
+ Trận đánh giữa tù trưởng sắt với Đăm Săn diễn ra qua mấy chặng? Đó là những chặng nào?
+ Khi đến nhà Mtao Mxây, Đăm Săn đã nói khích như thế nào? Và Mtao Mxây đã trả lời ra sao?
+ Qua lời nói và hành động của Mtao Mxây em thấy hắn là một tù trưởng như thế nào?
+ Cảnh 2 tù trưởng múa khiên được miêu tả đối lập nhau như thế nào? Tại sao Đăm Săn lại thách Mtao Mxây múa trước? Theo em tài nghệ của Mtao Mxây có đúng như hắn khoe khoang hay không?
+ Chi tiết Mtao Mxây chém Đăm Săn nhưng lại trượt vào chão cột trâu nói lên điều gì?
+ Chi tiết miếng trầu do Hnhị ném giúp Đăm Săn tăng thêm sức lực và ông trời mách cách đánh kẻ thù có ý nghĩa gì?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật Đăm Săn trong cuộc đọ sức?
→ GV gợi ý, HS trả lời và GV chốt ý như bản trên.
Thao tác 2: Hướng dẫn phân tích thái độ của dân làng đối với người anh hùng Đăm Săn.
- GV nêu câu hỏi 2 SGK/ tr36.
→ HS trả lời, giáo viên nhận xét và diễn giảng để học sinh nắm bắt vấn đề.
- GV cần nhấn mạnh nghệ thuật điệp số 3.
Thao tác 3: Hướng dẫn phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng.
- GV nêu câu hỏi 3 SGK/ tr36.
- Các em thấy tác giả miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng có gì đặc biệt?
- Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh cua tù trưởng Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? Hình ảnh đó thể hiện sự khái quát nào cao rộng hơn?
→ HS trao đổi trả lời, GV nhận xét, chốt ý và giảng thêm sự ưa chuộng hoà bình, sống hoà hợp, yên vui, thịnh vượng của người dân Ê đê.
Thao tác 4: Hướng dẫn phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật và không gian sử thi.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật?
→ HS trả lời, GV nhận xét và diễn giảng để học sinh nắm được các đặc sắc nghệ thuật.
¬ Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ/ 36.
I.Tìm hiểu chung:
 1.Vài nét về sử thi:
 - Định nghĩa: là những tác phẩm tự sự có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, có nhịp, xây dựn những hình tượng nghệ thuật hào hùng, hoành tráng kể về một hoặc nhiều biến cố lớn trong đời sống cộng đồng của dân cư thời cổ đại.
 - Thể loại: + Sử thi anh hùng.
 + Sử thi thần thoại.
 2. Tóm tắt sử thi “Đăm Săn”: (SGK/ 30).
 3. Đoạn trích “ chiến thắng Mtao Mxây”:
 - Vị trí: nằm ở giữa tác phẩm.
 - Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân làng về người anh hùng của mình.
 - Bố cục: 3 phần.
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1.Cuộc đọ sức giữa 2 tù trưởng:
 Đăm Săn 
 Mtao Mxây
¬Chặng1:Khiên chiến:
-Thách thức đọ dao.
-Hăm doạ quyết liệt.
- Không xuống, còn tỏ ra huênh hoang trêu tức Đăm Săn.
- Run sợ
¬ Chặng 2: Vào cuộc chiến:
- Hiệp1: Bình tĩnh, thản nhiên đứng nhìn và mỉa mai.
- Hiệp 2: Đăm Săn múa tỏ ra tài giỏi hơn hẳn.
- Hiệp 3: Đăm Săn tiếp tục múa và đuổi theo Mtao Mxây.
- Hiệp 4: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời nên chiến thắng.
 → Anh hùng tài ba, oai phong lẫm liệt.
- Mtao Mxây múa khiên trước tỏ ra kém cỏi nhưng vẫn nói lời ngạo mạn.
- Hốt hoảng bỏ chạy bước cao bước thấp, chém Đăm Săn nhưng trượt và cầu cứu Hnhị.
- Vừa chạy vừa chống đỡ.
- Van xin, xuống nước và chết nhục nhã.
 → Hèn nhát, ngạo mạn và đê tiện.
 2. Thái độ của dân làng đối với người anh: hùng Đăm Săn.
 - 3 lần Đăm Săn hỏi thì 3 lần dân làng đáp: lòng yêu mến, sự tuân phục hoàn toàn của tập thể cộng đồng đối với Đăm Săn.
 → Khát vọng, ý chí thống nhất cộng đồng của người dân Ê đê xưa.
 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng:
 - Cảnh ăn mừng chiến thắng: hoành tráng, nhộn nhịp, đông vui.
 → Cuộc sống thịnh vượng, no đủ, sự đoàn kết, lớn mạnh của cộng đồng.
 - Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn: phi thường về hình thể và sức mạnh và trong niềm ca ngợi, khâm phục của mọi người.
 → Vẻ đẹp , sức mạnh của thị tộc, là sự thống nhất và niềm tin của cộng đồng.
 4. Nghệ thuật miêu tả nhân vật và không gian sử thi:
 - Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh.
 - Nghệ thuật phóng đại, so sánh.
 - Nghệ thuật trùng điệp nhịp nhàng, uyển chuyển tạo tính nhạc.
 → Bức chân dung hoành tráng, kì vĩ và âm hưởng ngợi ca người anh hùng sử thi.
III. Ghi nhớ: SGK/ 36.
 4. Củng cố : 
+ Cho HS học phần ghi nhớ trong SGK.
+ Làm bài tập ở phần luyện tập – hướng dẫn học bài (Nếu còn thời gian).
à Thần linh và con người gần gũi mật thiết. Đó là dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ.
àVai trò của con người và thần linh trong cuộc chiến đầu của Đămsăn (Trời góp ý, phút loé 
sáng của người anh hùng, vừa là sự thông minh, khéo léo của nhân dân chỉ vẽ cho chàng.Ông trời- sức mạnh của thần linh, vừa là trí tuệ của nhân dân. Trong cuộc chiến này có sức mạnh con người, thần linh, tâm hồn và trí tuệ người anh hùng). Tuy nhiên vai trò đó chỉ mang tính gợi ý chứ không quyết định.
5. Dặn dò : 
+ Về nhà đọc lại tác phẩm, học bài, làm bài tập.
+ Chuẩn bị bài mới: Văn bản ( Tiếp theo)
Tiết 10 - Làm văn 
VĂN BẢN (tt)
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
- Ôn lại khái niệm, đặc điểm văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản.
- Tích hợp môi trường:thấy rõ tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của con người thông qua việc tìm hiểu các văn bản.
2. Về kĩ năng: biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định,triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
3. Về thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng nội dung và giao tiếp đúng đối tượng
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học.
- Hs trực tiếp phân tích văn bản, thảo luận.
- GV hướng dẫn, định hướng kết quả chung.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
- Sách tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Làm các bài tập trong SGK.
- Tìm thêm các bài tập bổ trợ bên ngoài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP.
 2. Kiểm tra bài cũ:Phân tích hình tượng Đămsăn qua cuộc chiến với MtaoMxây?
(Phân tích qua các sự kiện Đămsăn khiêu chiến, muá khiên, rượt đuổi và tiêu diệt MtaoMxây: vị tù trưởng đường hoàng, anh hùng, tài giỏi, khôn ngoan, được nhân dân và thần linh ủng hộ)
 3.Giới thiệu bài mới: Để hiểu rõ hơn khái niệm, đặc điểm văn bản, chúng ta cùng đi thực hành phân tích tạo lập văn bản.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài tập 1/ 37.
- GV gọi HS đọc bài tập 1 SGK/ 37 và trả lời các câu hỏi:
+ Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn?
+ Phân tích sự phát triển của chủ đề của đoận văn?
+ Đặt nhan đề cho đoạn văn?
→ HS trả lời, GV bổ sung và chốt ý.
¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập 2 SGK/ 38.
- GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK/ 38 và sắp xếp các câu thành văn bản mạch lạc và đặt nhan đề.
→ HS làm theo yêu cầu, GV chốt ý.
¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập 3 SGK/ 38.
- GV yêu cầu HS viết các câu triển khai theo chủ đề đã cho.Tuỳ vào phần viết của học sinh đặt nhan đề cho phù hợp.
¬ Hoạt động 4: Hướng dẫn giải bài tập 4 SGK/ 38.
- GV gọi HS lên bảng trình bày 1 lá đơn xin nghỉ học.
 Bài tập 1 SGK/ 37.
 a. Câu mở đầu (C1) là câu chủ đề (luận điểm). Các câu còn lại triển khai câu chủ đề.
 b. Các câu triển khai:
 - Câu 1: vài trò của môi trường đối với cơ thể.
 - Câu 2: Lập luận so sánh ( các lá mọc trong các môi trường khác nhau).
 → 2 luận cứ.
 - Câu 3, 4: dẫn chứng thực tế:
 + Cây đậu Hà Lan.
 + Cây mây.
 + Gai xương rồng.
 + Cây lá bổng.
 → 4 luận chứng.
 → Chủ đề được triển khai rõ ràng.
 c. Nhan đề:
 - Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường sống.
 - Môi trường và cơ thể.
 - Ảnh hưởng của môi trường sống đối với cơ thể.
 Bài tập 2 SGK/ 38:
 - Sắp xếp: + 1, 3, 5, 2, 4.
 + 1, 3, 4, 5, 2.
 - Mạng lưới liên kết của đoạn:
+ Câu 1,3: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Câu 2,5: Nội dung bài thơ.
+ Câu 4: Giá trị của bài thơ.
 - Nhan đề:
+ Bài thơ “ Việt Bắc” của Tố Hữu.
+ Tố Hữu và đỉnh cao “Việt Bắc”.
 Bài tập 3 SGK/ 38.
 Bài tập 4 SGK/ 38:
 a.Các tiểu mục cần có:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên đơn.
- Địa chỉ gởi, người gởi.
- Họ tên, địa chỉ, nơi công tác.
- Lý do.
 - Nội dung: yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng.
- Cam đoan, lời cảm ơn.
- Địa điểm, ngày viết đơn.
 b. Cách trình bày:
- Tên đơn viết hoa.
- Quốc ngữ, tên hiệu, tên đơn viết giữa trang giấy.
- Lời văn ngắn gọn, dễ hiểu.
 4.Củng cố :-Phân loại các văn bản sau theo phong cách ngôn ngữ phù hợp: thư cá nhân, Công văn, nhật kí cá nhân, tin tức thời sự, quyết định, xã luận, tùy bút.
(Sinh hoạt: thư cá nhân, nhật kí cá nhân; Hành chính: công văn, quyết định; Báo chí: tin tức thời sự; Chính luận: xã luận; Nghệ thuật: tùy bút)
 -Hs nhắc lại lí thuyết :+ Thế nào là văn bản? Đặc điểm của VB?
 + Có mấy loại văn bản đã học?
5.Dặn dò :
- Phân tích và tạo lập văn bản thường gặp.
- Soạn va tóm tắt : “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 10 tiet.doc