Tiết 22 + 23 - Đọc văn: TẤM CÁM
( Truyện cổ tích)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
1. Kiến thức: - Tìm hiểu chung về tác phẩm, đọc- tóm tắt văn bản
- Nắm được ý nghĩa của mâu thuẫn, xung đột trong gia đình phụ quyền thời phong kiến
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- kể, tìm hiểu khái quát về tác phẩm, phân tích tác phẩm cổ tích.
3. Thái độ: Có được TY đối với người lao động, củng cố niềm ti nvaof sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.
- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.
Tiết 22 + 23 - Đọc văn: TẤM CÁM ( Truyện cổ tích) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 1. Kiến thức: - Tìm hiểu chung về tác phẩm, đọc- tóm tắt văn bản - Nắm được ý nghĩa của mâu thuẫn, xung đột trong gia đình phụ quyền thời phong kiến 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- kể, tìm hiểu khái quát về tác phẩm, phân tích tác phẩm cổ tích. 3. Thái độ: Có được TY đối với người lao động, củng cố niềm ti nvaof sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1.Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính. - Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp. 1.2.Phương tiện dạy học: - SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10. - Tư liệu tham khảo. - Thiết kế bài giảng. 2.Học sinh: - Chủ động tìm hiểu về bài học. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích một vài nét về ưu và nhược điểm của nhân vật An Dương Vương? 3. Giới thiệu bài mới: Ca dao cổ có câu: “ Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ - con chồng là một trong những chủ đề của truyện “Tấm Cám”, nhưng đây có phải là chủ đề chính hay không chúng ta đi vào đọc - hiểu chi tiết văn bản “ Tấm Cám”. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Thao tác 1: - GV gọi HS đọc to phần Tiểu dẫn SGK/ 65. - “ Tấm Cám” là truyện cổ tích, vậy thế nào là truyện cổ tích? Kể tên một số truyện cổ tích mà em đã từng học và đọc? → HS nhắc lại trả lời, GV chốt ý. Thao tác 2: - Truyện cổ tích chia làm mấy loại? → GV có thể lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại. - Truyện cổ tích thần kì có đặc điểm như thế nào? Thao tác 3: →HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý, cho HS gạch SGK/ 65 những ý bên. Thao tác 4: - “ Tấm Cám” thuộc thể loại nào của truyện cổ tích? - Em nào có thể tóm tắt truyện? - Truyện có bố cục mấy phần? → HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - GV gọi HS đọc văn bản. - GV giải thích từ khó. ¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản : Thao tác 1: - GV nêu vấn đề: Theo dõi cốt truyện, chúng ta thấy nổi bật lên là mâu thuẫn giữa nhân vật nào với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyện? → HS khái quát, phát biểu, có thể thảo luận để thống nhất: + Mâu thuẫn giữa Tấm & mẹ con Cám. + Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao → xung đột gay gắt. - Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám chia làm mấy chặng?( 2 chặng) Phần này GV lập bảng Graph để so sánh. ¬ Chặng 1: - Mâu thuẫn đầu tiên xuất phát từ sự việc gì? với chi tiết nào? Tại sao Cám lại lừa dối chị mình? - Con bống còn sót lại có ý nghĩa gì? → Niềm an ủi tinh thần. - Vì lí do gì mà mẹ con Cám giết bống? Có phải vì tham ăn không? ( quyền lợi vật chất) - Hình ảnh cục máu đỏ nổi lên nói lên điều gì? ( tích tụ oan ức, oán hờn, tố cáo tội ác) - Mẹ con Cám dã bày kế không cho Tấm đi xem hội như thế nào? - Bụt đã làm gì để giúp Tấm? - Tóm lại trong chặng đầu ta thấy Tấm là người như thế nào? Mẹ con Cám ra sao? → HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý và kết luận chặng 1. - GV thuyết giảng thêm về chi tiết Bụt và chiếc giày. ¬ Chặng 2: - Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám khi Tấm trở thành hoàng hậu có giảm đi không? Vì sao? → Xung đột một mất một còn. - Xung đột này diễn ra như thế nào? → HS khái quát xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám qua 4 lần biến hoá của Tấm? GV chốt ý. - Qua 4 lần biến hoá, chứng tỏ điều gì ở Tấm? - Qua 2 chặng em có nhận xét gì về 2 tuyến nhân vật? - Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh những mối xung đột nào trong gia đình và xã hội? - Mâu thuẫn nào là chủ yếu? - Qua câu chuyện tác giả dân gian muốn giải quyết câu chuyện theo hướng nào? Và ước mơ của tác giả gởi gấm qua câu chuyện đó? → HS trả lời, GV chốt ý và diễn giảng thêm. Thao tác 2: - GV yêu cầu HS nhắc lại những hình thức biến hoá của Tấm? Qua mỗi lần biến hoá, Tấm đã nói và làm gì? Ý nghĩa của những lời nói và hành động ấy? - Đằng sau quá trình biến hoá, ta hiểu được điều gì về cô Tấm hiền lành? Và dụng ý sâu xa của tác giả dân gian? → HS suy nghĩ trả lời, GV giảng để học sinh nắm bắt vấn đề. - GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng chính sức sống mãnh liệt của Tấm là nguyên nhân quan trọng tạo nên chiến thắng cuối cùng, ngược lại có ý kiến cho rằng chính sự phù trợ của lực lượng siêu nhân mới là yếu tố quan trọng tạo nên chiến thắng cuối cùng.Ý kiến của em ra sao? → HS thảo luận trả lời. Thao tác 3: - GV nêu vấn đề cho HS thảo luận: + Có ý kiến đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho rằng như thế là hợp lí, là đích đáng? + Có ý kiến lại không đồng tình, cho rằng như thế là trái với bản chất hiền hậu của Tấm? Ý kiến của em ra sao? → HS tự do đưa ra ý kiến, GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng đắn. ¬ Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ. GV gọi 2 HS đọc to phần ghi nhớ Sgk/ 72 I. Tìm hiểu chung 1. Định nghĩa: Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng nhân vật được hư cấu có chủ định, kể về số phận của con người bình thường trong xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. 2. Phân loại truyện cổ tích. - Cổ tích loài vật. - Cổ tích thần kì. - Cổ tích sinh hoạt. 3. Đặc điểm truyện cổ tích thần kì: - Có sự tham gia của yếu tố thần kì (tiên, bụt, những vật có phép màu) - Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về: + Hạnh phúc gia đình. + Lẽ công bằng xã hội. + Phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. 4. Truyện “ Tấm Cám” : - Thể loại: + Truyện cổ tích thần kì. + Kiểu nhân vật mồ côi, bất hạnh. - Tóm tắt. - Bố cục: 3 phần + Mở truyện: “ Từ đầu .việc nặng” : ( giới thiệu nhân vật chính, hoàn cảnh truyện) + Thân truyện: “ Một hôm về cung” ( diến câu truyện). + Kết truyện: Còn lại ( Tấm trở lại làm người). II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: a. Diễn biến mâu thuẫn: ¬ Chặng 1: Lúc Tấm chưa trở thành hoàng hậu: Tấm Mẹ con Cám - Đi bắt tép: chăm chỉ, siêng năng bắt đầy giỏ cá và tép để có được yếm đỏ → tìm đến ước mơ bằng chính sức lao động của mình. + Khóc. - Cám luời biếng chẳng làm được gì → lừa chị đổ tép vào giỏ của mình về nhà lãnh thưởng trước. → Cướp mất ước mơ nhỏ bé của Tấm. - Nuôi bống: + Chia phần cơm cho bống. + Khóc khi bống chết. → Ước mơ được chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. + Rình trộm Tấm cho bống ăn. + Lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để giết bống ăn thịt. → Cướp đi người bạn, nguồn an ủi của Tấm. - Đi xem hội + Phải nhặt thóc, gạo + Ướm thử giày → trở thành hoàng hậu. → Siêng năng, chăm chỉ, hiền lành, khao khát hạnh phúc, luôn nhường nhịn và nhận sự thua thiệt. → phản kháng yếu đuối, bị động và dễ khóc. + Bày kế hành hạ Tấm. + Thử giày, bẽ bàng, xấu hổ. → Lười biếng, độc ác, mưu mô, nhẫn tâm hành hạ, cướp công lao quyền lợi vật chất và tinh thần của Tấm. → Phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình. ¬ Chặng 2: Khi Tấm trở thành hoàng hậu. Tấm Mẹ con Cám - Trèo lên hái cau cúng cha → ngã chết đuối. - Hoá thành chim vàng anh hót mắng Cám và quấn quýt theo vua. - Hoá thành cây xoan đào. → Hiện thân qua tiếng kêu của khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng. - Hoá thành cây thị có một quả → nguyên hình là cô Tấm xinh đẹp. - Được vua đón về cung. è Tấm trưởng thành hơn, phản ứng mạnh mẽ và cuối cuùnglà hành động quyết liệt để đòi lại hạnh phúc, đòi lại những gì thuộc về mình. - Bày mưu độc, đẵn gốc cau giết Tấm, đưa Cám vào thế chị làm hoàng hậu. - Giết chim nấu ăn và vứt lông ra vườn. - Sai lính chặt cây xoan đào làm khung cửi. → Đốt khung cửi đổ tro ra ngoài đường xa hoàng cung. - Tiếp tục tận hưởng cuộc sống hạnh phúc. - Bị trừng trị đích đáng. è Độc ác, nham hiểm hòng tiêu diệt Tấm. → Phản ánh mâu thuẫn và quyền lợi xã hội. b. Bản chất và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn: - Mâu thuẫn, xung đột trong gia đình thời cổ đại: Dì ghẻ >< con chồng Chị em cùng cha khác mẹ. - Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội. - Mâu thuẫn giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định và địa vị mới( rất mờ nhạt). ¬ Ý nghĩa: Khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. 2. Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm: - Khẳng định sức sống mãnh liệt, sức trỗi dậy phi thường của con người, của cái thiện trước sự vùi dập của cái ác. - Thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp của người Việt cổ. → Lòng nhân đạo và tinh thần lạc quan. 3.Hành động trả thù của Tấm và quan niệm, thái độ của nhân dân: - Hành động trả thù của Tấm thể hiện quan điểm của người dân xưa: + Thiện luôn luôn thắng ác, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác → Tấm không độc ác. + Hiền không có nghĩa là nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái ác và cái xấu. III. Ghi nhớ: SGK/ 72. 4. Củng cố: Mâu thuẫn, xung đột của truyện và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn. 5. Dặn dò: Tóm tắt truyện và học bài. Chuẩn bị bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Tiết 24 - Làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về văn miêu tả, biểu cảm và tự sự. Nắm được vai trò và cách sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ: Có ý thức viết văn sử dụng phù hợp các yếu tố kết hợp. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học. - Hs trực tiếp phân tích văn bản, thảo luận. - GV hướng dẫn, định hướng kết quả chung. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. - Sách tham khảo. - Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm các bài tập trong SGK. - Tìm thêm các bài tập bổ trợ bên ngoài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Bản chất và ý nghĩa của mâu thuẫn, xung đột truyện “ Tấm Cám”. - Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm. 3. Giới thiệu bài mới: Trong thơ trữ tình ngoài việc bộc lộ cảm xúc còn có sự kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả. Vậy trong văn tự sự có yếu tố biểu cảm và miêu tả không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu mục I. Thao tác 1: - GV gọi 1 HS đọc diễn cảm trong đoạn trích “Những vì sao rơi” SGK/ 73 - 74. - GV cho HS thảo luận nhóm: ( 5 phút) + Nhóm 1: Tìm và phân tích hiệu quả những yếu tố miêu tả? + Nhóm 2: Tìm và phân tích hiệu quả của yếu tố biểu cảm? + Nhóm 3: Nhận xét cách sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả trong văn bản trên. Tại sao văn bản trên là văn bản tự sự mà không phải là văn bản miêu tả và biểu cảm? → HS thảo luận trả lời, GV nhận xét và chốt ý, cho HS gạch SGK. Thao tác 2: Từ ngữ trên giúp cho HS ôn lại các khái niệm: - Thế nào là miêu tả? - ... ái. 2. Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai khi ở nhà chồng của cô gái: - Cử chỉ, hành động: + Vỗ về, an ủi cô gái lúc bị chồng đánh. + Làm thuốc cho cô gái uống. - Tâm trạng: + Xót xa thương cảm cô gái. + Ý chí mãnh liệt nhất quyết sẽ giành lại tình yêu để đoàn tụ với cô gái. 4.Củng cố: 5. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích + tóm tắt - Chuẩn bị bài “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự”. Tiết 31 - Làm văn LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản dựa theo nhân vật chính. - Nắm được cách tóm tắt văn bản theo nhân vật chính. 2. Kĩ năng: - Tóm tắt được các văn bản tự sự đã học ở lớp 10. - Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo trong quá trình làm văn. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK + SGV + TKBG Ngữ văn 10. - Phương pháp: Đọc, trao đổi thảo luận và thực hành. 2. Học sinh: Học bài cũ và soạn bài mới. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng phần I trong “ lời tiễn dặn” và phân tích tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn. 3. Giới thiệu bài mới: Bất cứ một văn bản nào cũng gồm nhiều đoạn văn hợp thành để thể hiện một chủ đề nào đó. Văn bản tự sự cũng vậy. Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để viết tốt những đoạn văn đó. Đây cũng chính là nội dung của tiết học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục I Thao tác 1: - Gọi HS đọc to mục I SGK/ 97. - Đoạn văn là gì? Cấu trúc chung của đoạn văn? Trong đoạn văn không thể thiếu cái gì? → HS trả lời, GV chốt ý. Thao tác 2: - Em đã học những loại đoạn văn nào? Sự phân loại này dựa trên cơ sở nào? → HS trả lời: cấu trúc và phương thức tư duy - đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành và tổng – phân - hợp. - Trong văn bản tự sự, có các loại đoạn văn nào? Sự phân đoạn này dựa trên cơ sở nào? Thao tác 3: - Nội dung của đoạn văn ra sao? Ví dụ “Truyện Kiều”. + Miêu tả: Cảnh ngày xuân. + Kể về sự việc + biểu cảm: Kiều ở Lầu Ngưng Bích. - Dù nội dung của từng đoạn văn khác nhau nhưng tất cả các đoạn văn đều có chung một nhiệm vụ? Đó là nhiệm vụ gì? → HS trả lời, GV chốt ý. ¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục II Thao tác 1: - HS đọc to, chậm đoạn văn 1 và trả lời câu hỏi SGK/ 98. + Đoạn văn trong bài lập dàn ý nói về điều gì? + Các đoạn văn mở bài và kết thúc có thể hiện đúng dự kiến của tác giả không? + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở bài và kết thúc có gì giống và khác nhau? → GV nhận xét và đưa đáp án. - Gọi HS đọc to bài tập 2 SGK/ 98 + 99 - Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không? Vì sao? Theo em đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn HS định viết? - Viết đoạn văn này HS thành công ở nội dung nào? Nội dung nào bạn còn phân vân để trống? - Em hãy viết tiếp những chỗ trống đó để cùng bạn hoàn chỉnh văn bản. → HS phát hiện trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Thao tác 2: - Nêu cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự? → HS kết luận. ¬ Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ ¬ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - GV cho HS thảo luận làm bài tập 1 SGK/ 99. I. Đoạn văn trong văn bản tự sự: 1. Khái niệm đoạn văn: - Là một bộ phận của văn bản, bao gồm một số câu được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm thể hiện một ý nghĩa khái quát ( chủ đề). 2. Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự: Dựa vào kết cấu, thể loại văn bản: - Đoạn mở bài: Giới thiệu câu chuyện và nhân vật. - Các đoạn thân bài: Kể lại diễn biến sự việc. - Đoạn kết bài: nêu kết thúc câu chuyện tạo ấn tượng tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc. 3. Nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn: - Nội dung: phong phú, đa dạng. + Đoạn miêu tả. + Đoạn biểu cảm. + Đoạn kể chuyện. + Đoạn giới thiệu nhân vật, đối thoại, độc thoại - Nhiệm vụ: Tập trung thể hiện chủ đề của văn bản. II. Cách viết đoạn văn tự sự: 1. Tiếp xúc ngữ liệu. “Rừng xà nu” Thể hiện đúng và rõ dự kiến của tác giả. - So sánh giọng điệu và nội dung của đoạn mở bài và đoạn kết bài: + Giống: Đều miêu tả cảnh rừng xà nu. Tập trung thể hiện chủ đề. Giọng điệu trang trọng, ngợi ca. + Khác: Đoạn mở: rừng xà nu được miêu tả cụ thể, chi tiết và rất tạo hình, tạo không khí và lôi cuốn người đọc. Đoạn kết: Rừng xà nu miêu tả xa dần, bất tận làm đọng lại trong lòng người đọc những suy ngẫm sâu lắng, sự bất diệt của rừng xà nu và con người Tây Nguyên. 2. Hậu thân chị Dậu: a. Đoạn văn tự sự: Kể lại sự việc chị Dậu về làng Đông Xá đúng ngày CMT8 thắng lợi. - Đoạn văn thuộc phần thân bài : kể sau phần mở đầu đúng cốt truyện bạn HS dự kiến và lập dàn ý. b. Thành công: kể chuyện Lúng túng: đoạn tả cảnh. Bổ sung: “ hình ảnh cánh đồng trong sương sớm, cây gạo, đàn chim, rặng tre cổ làng trong nắng sớm” “ Chị nghx đến những ngày đen tối đã qua”, “ chị nhớ đến cái Tý, cái Tửu, thằng Dần và anh Dậu”. 3. Cách viết đoạn văn tự sự: - Phải hình dung, dự kiến sự việc định viết. - Lần lượt kể lại diễn biến của sự việc. - Trong quá trình viết, người viết cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng, vốn sống. Sau đó vận dụng kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm. - Tạo được sự liên kết giưa các câu để tạo thành đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ. III. Ghi nhớ: SGK/ 99 IV. Luyện tập Bài tập 1: a. Kể sự việc: Phương Định phá bom mở đường ra mặt trận, thuộc phần thân truyện trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” b. Nhầm lẫn ngôi kể: Không nhất quán giữa ngôi 1 và ngôi 3. c. Kinh nghiệm: Cần thống nhất về ngôi kể. 4. Củng cố: Cách viết đoạn văn tự sự. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài trong vở ghi + ghi nhớ + làm bài tập 2 SGK/ 99. - Chuẩn bị bài ôn tập văn học dân gian. Tiết 32 - Văn học sử: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:- Củng cố và hệ thống các kiến thức về văn học dân gian đã học: về thể loại và tác phẩm hoặc đoạn trích + kiến thức khái quát và cụ thể. 2. Kỹ năng:- Biết vận dụng các đặc trưng,các thể loại để phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Biết yêu mến, quý trọng kho tàng văn học dân gian Việt Nam. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1.Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính. - Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp. 1.2.Phương tiện dạy học: - SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10. - Tư liệu tham khảo. - Thiết kế bài giảng. 2.Học sinh: - Chủ động tìm hiểu về bài học. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn của HS 3. Giới thiệu bài mới: ¬ Hôm nay chúng ta sẽ tổng kết phần dân gian Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập nội dung: Thao tác 1: - GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa VHDG? → HS làm theo yêu cầu. - GV đưa một sơ đồ khuyết nội dung các đặc trưng, gọi 3 HS lên bảng điền vào ô trống. → HS làm theo yêu cầu, GV chốt ý. - GV hỏi: Tất cả các tác phẩm VHDG trong chương trình học đều ghi chép bằng văn bản. Vậy những tác phẩm này có còn là tác phẩm VHDG nữa hay không? → HS trả lời: vẫn là tác phẩm VHDG. Thao tác 2: - VHDG gồm bao nhiêu thể loại? Nêu những đặc trưng của các thể loại sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, truyện cười? → HS nhớ lại trình bày, GV chốt ý bằng bảng bên. Thao tác 3: GV Hướng dẫn HS điền vào bảng so sánh ở câu hỏi 3 SGK/ 100. → HS thảo luận, mối tổ điền 1 thể loại. Thao tác 4: - Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận ấy hiện lên như thế nào bằng những so sánh, ẩn dụ gì? - Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến phẩm chất, tình cảm nào của người lao động? Vì sao họ hay lấy khăn, cầu để bộc lộ tình yêu, các biểu tượng cây đa bến nước để biểu hiện tình cảm? → HS nhớ lại trả lời, GV nhận xét. ¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm các bài tập vận dụng trong SGK/ 101 + 102. → HS thảo luận, lần lượt lên bảng trình bày phần trả lời. GV nhận xét và đưa đáp án. I. Nội dung ôn tập 1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của VHDG: - Khái niệm: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được tập thể nhân dân lao động sáng tác nhằm phụ vụ cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Đặc trưng của VHDG Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. Được tập thể sáng tác. Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau 2. Hệ thống thể loại: Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian Thần thoại Sử thi Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười, Truyện thơ. Tục ngữ Câu đố Ca dao Vè Chèo Tuồng Múa rối 3. So sánh các thể loại đã học: Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi (anh hùng) Ghi lại cuộc sống và ước mơ cộng đồng của người dân TN xưa. Hát, kể Xã hội Tây Nguyên cổ đại. Người anh hùng cao đẹp, kì vĩ của cộng đồng. Sosánh, phóng đại, trùng điệp. Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Kể, diễn xướng Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật qua cốt truyện hư cấu. Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá. Yếu tố lịch sử và hoang đường đan xen vào nhau. Truyện cổ tích Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội phong kiến xưa. Kể Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và gian tà. Thông minh, tài giỏi, mồ côi, bất hạnh Cốt truyện, hình tượng nhân vật được hư cấu. Truyện cười Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán Kể Những điều trái tự nhiên, thói hư tật xấu. Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu. Ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn. 4. Nội dung và nghệ thuật của ca dao: - Ca dao than thân: lời của người phụ nữ vì thân phận của họ phụ thuộc vào người khác, giá trị của họ không được ai biết đến. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: Tấm lụa đào, củ ấu, hạt mưavà mô hình “thân em như” - Ca dao yêu thương, tình nghĩa: là những tình cảm trong sáng, cao đẹp của người lao động nghèo. Hình ảnh biểu tượng: Bến - nước, cây đa, gừng cay - muối mặn - Ca dao hài hước: tâm hồn lạc quan, yêu đời trong cuộc sống nhiều lo toan, vất vả của người lao động trong xã hội xưa. Nghệ thuật: Cường điệu, phóng đại, so sánh đối lập, chi tiết hài hước, tự hào phê phán, châm biếm II. Bài tập vận dụng: 1. Nghệ thuật: so sánh, phóng đại, trùng điệp. → Đề cao vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn. 2. Cái lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu Những chi tiết hoang đường, kì ảo Kết cục của bi kich Bài học rút ra Xung đột giữa An Dương Vương - Triệu Đà thời Âu Lạc nước ta. Bi kịch tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ Thần Kim Quy, lẫy nỏ thần, rùa vàng đưa An Dương Vương xuống biển, ngọc trai - nước giếng. Mất tất cả (tình yêu, gia đình,đất nước). - Cảnh giác trong giữ nước. - Cần đặt tình cảm cá nhân trên cộng đồng. 4. Củng cố: Các thể loại đã học. 5. Dặn dò: - Học bài + làm các bài tập còn lại. - Tiết sau trả bài viết số 2.
Tài liệu đính kèm: