Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 33 đến 43 – Trường THPT Nguyễn Huệ

Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 33 đến 43 – Trường THPT Nguyễn Huệ

Tiết 33 - Làm văn:

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

 Giúp HS:

 - Nhận rõ hơn những ưu nhược điểm của bản thân về kiến thức và kĩ năng viết một bài văn tự sự.

 - Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục kể chuyện hoặc viết một bài văn tự sự.

 2. Kĩ năng:

 Kĩ năng làm bài văn tự sự.

 3. Thái độ:

 Có thái độ nghiêm túc để làm tôt bài khác.

 

doc 34 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 33 đến 43 – Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33 - Làm văn: 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
 Giúp HS:
 - Nhận rõ hơn những ưu nhược điểm của bản thân về kiến thức và kĩ năng viết một bài văn tự sự.
 - Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục kể chuyện hoặc viết một bài văn tự sự.
 2. Kĩ năng:
 Kĩ năng làm bài văn tự sự.
 3. Thái độ:
 Có thái độ nghiêm túc để làm tôt bài khác.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1. Giáo viên:
 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
 GVtổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa phân tích thức đề và hình thức thảo luận, trả lời câu hỏi.
 1.2. Phương tiện:
 Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại đề, sau đó chép đề lên bảng.
¬ Hoạt động 2: GV trên cơ sở hỏi HS và phân tích đưa ra đáp án, yêu cầu của đề.
¬ Hoạt động 3: GV nhận xét bài làm của HS.
¬ Hoạt động 4: GV sửa những lỗi mà một số HS còn mắc phải, sau đó đọc một số bài làm của HS đạt điểm cao.
¬ Hoạt động 5: GV phát bài cho HS và vào điểm.
¬ Hoạt động 6: GV ra đề làm văn số 3 cho HS về nhà làm và gợi ý cho HS về nhà làm.
- Yêu cầu HS đúng 1 tuần nộp bài.
I. Đề: “ Đặt mình vào vai nhân vật Mị Châu, kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
II. Đáp án:
1. Yêu cầu kĩ năng:
- Kết hợp các kĩ năng về văn tự sự ( tóm tắt, viết đoạn, chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu) với kĩ năng mieu tả, biểu cảm.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, ít mác lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về nội dung:
- Đúng ngôi kể ( mình là Mị Châu)
- Đảm bảo cốt truyện:
+ An Dương Vương xây thành, chế nỏ, đánh quân xâm lược.
+ An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ.
+ Trọng Thuỷ lợi dụng Mị Châu xem nỏ thần.
+ Trọng Thuỷ đánh tráo nỏ thần + chia tay Mị Châu về nước.
+ Triệu Đà đem quân xâm lược lần 2, An Dương Vương thua trận cùng con gái bỏ chạy.
+ An Dương Vương chém chết Mị Châu và theo Rùa vàng xuống biển.
+ Mị Châu chết, xác hoá thành ngọc thạch, máu hoá thành ngọc trai.
+ Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng chết.
+ Ý nghĩa hình ảnh ngọc trai - giếng nước.
III. Đánh giá, nhận xét:
1. Ưu điểm: Đa số các em có cố gắng làm bài, hiểu đề, kể được câu chuyện, đảm bảo bố cục.
2. Nhược điểm:
- Một vài em chưa đúng ngôi kể.
- Một số em chưa có bố cục bài văn.
- Trình bày cẩu thả, sơ sài.
- Cách hành văn còn hạn chế.
- Chưa chú ý chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
IV. Sữa lỗi và đọc bài mẫu:
V. Phát bài, vào điểm:
VI. Ra đề làm văn số 3:
“ Tinh thần vượt khó, vượt lên chính mình”. Hãy viết một câu chuyện về chủ đề đó.
 Gợi ý: - Tìm hiểu đề, đặt nhan đề.
 - Xây dựng dàn ý.
 - Các sự việc, chi tiết, nhân vật chính, phụ.
 - Viết các đoạn văn.
 - Liên kết và sửa chữa.
4. Dặn dò: - Nhắc lại các yêu cầu về văn tự sự.
5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Tiết 34 + 35 – Văn học sử: 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ
X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 
1. Kiến thức: Nắm được các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học VN từ TK X đến hết TK XIX.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng, phân tích tổng hợp, khái quát.
3. Thái độ: Có ý thức yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
-Sử dụng phương pháp quy nạp.
-GV đặt câu hỏi gợi mở, hs thảo luận trả lời.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức văn 10 
- Thiết kế bài học.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu bài học trong SGK và trên các phương tiện thông tin khác có liên quan.
- Tìm đọc thêm một số tác phẩm văn học viết.
.C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Từ đây đất nước ta bắt tay xây dựng chế độ độc lập tự chủ. Văn học chữ viết bắt đầu hình thành qua các triều đại Lí, Trần, Lê. Để thấy rõ diện mạo của nền văn học ấy, chúng ta đọc - hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục I SGK/ 104 - 105.
Thao tác 1:
- Gọi HS đọc to phần I SGK/ 104 - 105.
- VHVN bao gồm những bộ phận văn học nào? ( dân gian và viết)
- Văn học viết Việt Nam trải qua các thời kì lịch sử nào?
→ HS trả lời: X → XIX.
 XX → nay.
- VH từ thế kỷ X → hết thế kỷ XIX có những thành phần VH chủ yếu nào?
→ HS trả lời: Chữ Hán và Nôm.
- Em hiểu thế nào là văn học chữ Hán? Kể tên một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu?
→ HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét và cho HS gạch SGK các ý bên.
Thao tác 2:
- GV giải thích khái niệm chữ Nôm.
- VH chữ Nôm có những đặc điểm nào?
→ HS trả lời, GV kết luận và chuyển ý.
¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu mục II SGK/ 105 - 108.
- GV yêu cầu HS đọc và hướng dẫn HS lập bảng như bên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
Thao tác1: Giai đoạn 1
+ Bối cảnh lịch sử giai đoạn X → XIV có những sự kiện quan trọng gì?
+ Nội dung và nghệ thuật chủ yếu của 
giai đoạn này? 
+ Nêu tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
Thao tác 2:
+ Bối cảnh lịch sử của giai đoạn 2 có điểm gì đáng lưu ý?
+ Nội dung và nghệ thuật có những chuyển biến nào?
+ Nêu tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
Thao tác 3:
+ Giai đoạn 3: Bối cảnh lịch sử?
+ Nội dung có đặc điểm gì nổi bật?
+ Nghệ thuật phát triển ra sao?
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
+ Giai đoạn 4: Xã hội có những điểm gì đáng lưu ý?
+ Nội dung văn học chuyển biến ra sao?
+ Biểu hiện cụ thể?
→ HS phát hiện trả lời, GV nhận xét và chốt ý.
¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục III
- GV chuyển ý: VHTĐVN phát triển trong sự tác động mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, tinh thần thời đại và những ảnh hưởng từ nước ngoài (Trung Quốc).
Thao tác 1: Cảm hứng yêu nước trong VHTĐ gắn liền với những tư tưởng gì?
- Được biểu hiện qua những phương diện nào?
→ HS trình bày, GV chốt ý và dẫn chứng bằng một số tác phẩm.
Thao tác 2:
- Tóm tắt đặc điểm và biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo?
- Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
→ HS trình bày, GV chốt ý.
Thao tác 3:
- GV nói nhanh nội dung cảm hứng thế sự và chốt ý cho HS.
( NỘI DUNG BÁM SÁT)
¬ Hoạt động 4: Những đặc đặc điểm lớn về nghệ thuật.
Thao tác 1:
- HS đọc phần 1 mục IV SGK/ 110.
- Tính quy phạm là gì?
- Tính quy phạm thể hiện ở những mặt nào?
→ HS trả lời, GV chốt ý và lấy 1 tác phẩm cụ thể để chứng minh.
Thao tác 2:
- Lấy ví dụ chứng minh VHTĐ thể hiện khuynh trang nhã và tính bình dị?
→ HS tìm phân tích, GV nhận xét và bổ sung.
Thao tác 3: Quá trình tiếp thu và ảnh hưởng từ văn học nước ngoài như thế nào?
→ HS phát hiện trả lời, GV chốt ý và dẫn chứng.
¬ Hoạt động 5: Hình thành phần ghi nhớ
I. Các thành phần văn học.
 1. Văn học chữ Hán:
 - Là các sáng tác văn học của người Việt viết bằng chữ Hán, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển của văn học trung đại.
 - Thể loại: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật
 2. Văn học chữ Nôm:
 - Là những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm.
 - Thể loại:
+ Tiếp thu từ văn học Trung Quốc: phú, văn tế, thơ Đường luật.
 + Các thể loại văn học dân tộc: Ngâm khúc, hát nói, truyện thơ, thơ Nôm Đường luật, lục bát, song thất lục bát.
II. Các giai đoạn phát triển:
Giai đoạn
Hoàn cảnh lịch sử
Văn học
Nội dung
Nghệ thuật
Sự kiện, tác giả, tác phẩm
Thế kỷ X đến XIV
- Dân tộc giành độc lập tự chủ.
- Lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống quân Tống, Mông Nguyên.
- Xây dựng đất nước hoà bình.
- Tinh thần yêu nước, âm hưởng hào hùng, hào khí Đông A
- Chữ Hán đạt được thành tựu lớn: văn chính luận, thơ, phú.
- Chữ Nôm với một số bài thơ, phú.
- Chữ Nôm xuất hiện.
- “Vận nước” (PT), “Chiếu dời đô” (LCU ),
 “Nam quốc sơn hà ( LTK),
“Hịch tướng sĩ” (TQT), “Bạch Đằng giang phú” 
Từ thế kỷ XV đến hết XVII
- Triều hậu Lê thành lập (1477-1527) và đạt đỉnh cao.
- Nội chiến Mạc - Lê, Trịnh - Nguyễn (1527-1593)
- Yêu nước mang âm hưởng phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
- Chữ Hán phát triển mạnh với văn chính luận và văn xuôi tự sự.
- Chữ Nôm: Đường luật, ngâm khúc, diễn ca lịch sử.
- Nguyễn Trãi
- “Bình Ngô đại cáo”, “Quốc âm thi tập”, “Truyền kì mạn lục”, “Thiên Nam ngữ lục”.
Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX.
- Nội chiến phong kiến gay gắt kéo dài.
- Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
- Nhà Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến.
-Nhân đạo chủ nghĩa với tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân.
- Phát triển toàn diện, đặc biệt là văn học chữ Nôm: Thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, truyện thơ, hát nói
- Nguyễn Du với các kiệt tác “Truyện Kiều”
- Cung oán ngâm, chinh phụ ngâm, thơ chữ Hán Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương
Nửa cuối thế kỉ XIX
- Chế độ phong kiến suy tàn.
- Thực dân Pháp xâm lược
- Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng, tư tưởng canh tân đất nước.
- Chữ quốc ngữ xuất hiện.
- Chữ Hán và Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Thể loại và thi pháp truyền thống.
- Nguyễn Đình Chiểu với các sáng tác chữ Nôm, thơ Tú Xương , thơ Nguyễn Khuyến.
III. Những đặc điểm lớn về nội dung:
1. Chủ nghĩa yêu nước
- Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân.
- Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú (ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù, tự hào trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người đã hi sinh vì đất nước, yêu thiên nhiên...)
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Chủ nghĩa nhân đạo bắt nguồn tự truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, chịu ảnh hưởng tích cực của tư tưởng Phật Giáo, Nho Giáo, Đạo Giáo.
- Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện rất phong phú: Thương người, lên án các thế lực tàn bạo, khẳng định, đề cao con người, thể hiện những khát vọng chân chính, đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người.
- Ví dụ: văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương...
3. Cảm hứng thế sự: Xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV, phát triển vào TK XVIII, XIX.
- Biểu hiện: phơi bày thực trạng XH thối nát, loạn lạc.
- Ví dụ: Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 “Thế gian biến cải vũng nên đồi
 Mặn ngọt chua cay lẫn ngọt bùi
 Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
 Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
Hay “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác...
1. Nội dung yêu nước
- Vận nước:( Sư Pháp Thuận): Vận nước gắn liền với ngôi vua
- Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi): Khẳng định chính nghĩa vốn được xây nền từ truyền thống văn hiến, vị thế chủ động của một đất nước có chủ quyền và niềm tự hào trước thế hệ anh hùng hào kiệt.
- Bạch Đằng giang phú ( Trương Hán Siêu): 
+ Khái quát những quy luật lớn lao của cõi sông nước.
+ Khẳ ... thuyền với Tiểu Thanh.
 è Sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người tài hoa bạc mệnh.
 4. Hai câu kết:
- “Ba trăm năm lẻ”: khoảng thời gian dài sau khi Nguyễn Du mất.
- “Khấp” sự đồng cảm, chia sẻ, tri âm.
 → Từ xót thương cho Tiểu Thanh, tác giả thương cảm cho chính mình và mong đợi tìm người tri âm.
III. Chủ đề:
 - Bài thơ là tiếng khóc cao cả, mang giá trị nhân văn sâu sắc: khóc thương người và khóc thương chính mình.
IV. Ghi nhớ: SGK/ 134.
4. Củng cố: Nỗi lòng thương mình sâu sắc của Nguyễn Du.
5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ phần phiên âm + dịch thơ + phân tích.
 - Chuẩn bị bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tt).
Tiết 42
Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Tiếp tục tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích đặc điểm của p/c ngôn ngữ sinh hoạt trong các tình huống giaotiếp cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp đúng phong cách.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp: Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10 và tài liệu chuẩn kiến thức 10.
- Sử dụng bảng phụ, tài liệu.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu kỹ các ví dụ trong SGK.
- Thu thập các tài liệu có liên quan.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du và phân tích 2 câu thơ đầu.
3. Giới thiệu bài mới:Ở tiết 36, cô và các em đã tìm hiểu phần I – ngôn ngữ sinh hoạt. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần II – Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục II.
Thao tác 1:
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
→ HS làm theo yêu cầu, GV đưa ra khái niệm.
Thao tác 2:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng nào?
→ HS khái quát 3 đặc trưng.
- Từ ngữ liệu SGK/ 113, GV Hướng dẫn bằng câu hỏi gợi mở để HS nắm bắt 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Tính cụ thể được biểu hiện như thế nào qua hội thoại?
- Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể?
→ HS thảo luận trả lời, GV chốt ý: Khi giao tiếp ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói và người nghe càng hiểu nhau.
- Tính cảm xúc được thể hiện như thế nào trong đoạn hôi thoại?
→ HS trả lời, GV chốt ý bên và nói thêm tính cảm xúc còn biểu hiện ở những hành vi kèm theo như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ Nhờ yếu tố cảm xúc mà người tiếp nhận hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn.
- GV yêu cầu HS nhận xét ngôn ngữ của các bạn trong lớp.
- Tại sao khi nói chuyện điện thoại chúng ta đoán ra người kia là ai?
→ HS làm theo yêu cầu, GV chốt ý. GV kết luận về 3 đặc trưng.
Thao tác 3: Hình thành phần ghi nhớ SGK/ 126.
¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, cảm xúc và tính cá thể loại?
- Ghi nhật kí có lợi gì cho việc phát triển ngôn ngữ của mình?
- Chỉ ra dấu hiệu biểu hiện phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao sau:
→ HS thảo luận trả lời.
- GV cho HS làm bài tập 3 SGK/ 127.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 1. Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hằng ngày.
 2. Đặc trưng:
a. Tính cụ thể:
 - Có địa điểm và thời gian cụ thể.
 - Có người nói và người nghe cụ thể.
 - Có mục đích giao tiếp cụ thể.
 - Có cách diễn đạt cụ thể ( cách nói năng và từ ngữ diễn đạt).
b. Tính cảm xúc:
 - Thái độ, tình cảm, giọng điệu của người nói.
 - Từ có tính khẩu ngữ.
 - Kiểu caâ giàu sắc thái (cảm thán, cầu khiến, trách mắng, gọi đáp)
c. Tính cá thể:
 - Cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu của mỗi người.
 - Giọng nói: Nam - Bắc, trai – gái, già - trẻ
 → Lời nói là vẻ mặt thứ 2 để phân biệt giữa người này và người khác.
3. Ghi nhớ: SGK/ 126
III. Luyện tập:
 1. a. 
 ¬Tính cụ thể:
- Thời gian: đêm khuya.
- Không gian: rừng núi
- Con người đang suy nghĩ, nội tâm, tự trách mình, phân thân, đối thoại: Th và thương binh.
- Nội dung: Tự vấn lương tâm.
- Từ ngữ, cách nói năng: đêm khuya, lặng như tờ, nghĩ, trách, thao thức
 ¬ Tính cảm xúc:
- Câu nghi vấn, cảm thán với giọng điệu thân mật, tự trách: “nghĩ gì đó Th ơi”, “đáng trách quá Th ơi”.
- Từ ngữ viết theo dòng tâm sự: viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn.
 ¬ Tính cá thể:
 - Tên riêng: Th - Thuỳ Trâm.
 - Từ ngữ nghề nghiệp: thăm thương binh
 b. Rèn luyện cho bản thân năng lực ngôn ngữ viết, năng lực lựa chọn tình tiết, tạo dựng đoạn văn, bài văn.
2. Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh.
- Ngôn ngữ đối thoại: - Có nhớ ta chăng?
 - Hỡi cô yếm thắm.
- Từ ngữ hằng ngày: hàm răng, loà xoà, đập đất, trồng cà, ta về, mình về
- Từ ngữ thể hiện cảm xúc: nhớ, với anh.
3. Mô phỏng hình thức đối thoại:
- Hô - đáp.
- Liệt kê tăng tiến.
- Điệp ngữ.
- Lập mô hình cú pháp.
- Có nhịp theo câu, theo đoạn.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài đọc thêm.
Tiết 43:Đọc văn - Đọc thêm: 
VẬN NƯỚC
 CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI
 HỨNG TRỞ VỀ
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Hiểu thêm về các tác phẩm của văn học Việt Nam từ TK X đến hết TK XIV
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ.
3. Thái độ: Trân trọng di sản của cha ông để lại.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
+ Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi.
+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
+ Sách tham khảo.
2. Học sinh:
+ Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm.
+ Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK/ 126.
 3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần đọc thêm với ba bài thơ: “Vận nước”, “ Cáo bệnh bảo mọi người”, “ Hứng trở về”.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài “Vận nước”
Thao tác 1:
-GV yêu cầu HS đọc thầm phần tiểu dẫn SGK/ 138
- Tác giả của bài thơ “Vận nước” là ai? Sống vào thời nào? 
→HS làm theo yêu cầu, GV nhận xét và chốt ý.
Thao tác 2:
- GV gọi HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Nêu chủ đề bài thơ?
- GV yêu cầu HS giải thích từ “quốc tộ”?
- Ở câu 1 tác giả so sánh “vận nước như mây quấn” nhằm diễn tả điều gì?
 → HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chốt ý và nói sơ qua hoàn cảnh đất nước dưới triều Lê Đại Hành.
- Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào qua hai câu thơ đầu?
-Hai câu cuối nói về nội dung gì?
-Đường lối trị nước nước của PhápThuận 
được thể hiện cô động qua từ ngữ nào?
→HS phát hiện trả lời, GV chốt ý
-GV giải thích từ“vô vi”, “điện các”,“cứ”.
- Hai câu thơ phản ánh truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
¬Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Cáo bệnh bảo mọi người”:
Thao tác 1: 
- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK/ 140 và tóm tắt những ý chính.
 → HS làm theo yêu cầu, GV nhận xét và chốt ý, nhấn mạnh thể kệ.
Thao tác 2: 
- GV gọi HS đọc bài thơ.
- GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK/ 141(N1- câu 1, N2- câu 2, N3 –câu 3, N4- câu 4)
→ HS thảo luận trình bày 
- GV gợi mở:
+ Hai câu thơ đầu nói lên qui luật nào của tự nhiên? (biến đổi, tuần hoàn, sinh trưởng ?)
Vậy ta có thể đảo vị trí của hai câu thơ đầu được không? Vì sao?
+ Câu 3,4 nói lên qui luật gì trong cuộc sống con người?
+ Tâm trạng của nhà thơ qua hai câu thơ này? Nguyên nhân của tâm trạng đó?
+ Hai câu cuối có gì mâu thuẫu với 4 câu đầu không? Vì sao?
¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Hứng trở về”:
Thao tác 1: GV gọi HS đọc phần tiểu dẫnvà tóm tắt những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Ngạn và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
→HS trình bày, GV nhận xét và chốt ý
Thao tác 2:
- HS đọc bài thơ, GV nhận xét
- Nỗi nhớ ở 2 câu đầu có gì đặc sắc?
Vì sao những hình ảnh đó lại làm xúc động lòng người?
- Cho biết tâm trạng của tác giả ở 2 câu cuối?
→ HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
+ Đây có phải là thơ tả cảnh không?
I. VẬN NƯỚC ( Pháp Thuận):
 1.Tác giả:
 - Pháp Thuận (915- 990) là thiền sư có kiến thức uyên bác, có tài văn thơ, từng giữ chức vụ cố vấn trong triều tiền Lê.
 2.Đọc- hiểu văn bản:
 a. Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt- chữ Hán.
 b. Chủ đề: Ý thức trách nhiệm và niền tin lạc quan vào tương lai đất nước, khát vọng hoà bình.
 c.Phân tích:
 - Hai câu đầu: Nghệ thuật so sánh “Vận nước như mây quấn” vừa nói lên sự bền chặt vừa nói lên sự lâu dài, phát triển thịnh vượng của đất nước.
 →Khẳng định vận may của đất nước, đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.
 - Hai câu cuối: Nhà sư Pháp Thuận khuyên nhà vua điều hành chính sự phải “vô vi” (thuận theo qui luật tự nhiên, dùng phương sách d-ức trị- lấy đức mà giáo hoá dân) ắc có thái bình thịnh trị, không còn nạn đao binh, chiến tranh.
 → Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc là yêu chuộng hoà bình.
 II. CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI ( Mãn Giác thiền sư):
 1. Tìm hiểu chung:
 - Mãn Giác thiền sư (1052-1096), tên Lí Trường, thuở nhỏ ông được đưa vào hầu thái tử Kiền Đức (Lí Nhân Tông), sau được mời vào chùa Giác Nguyên trong cung.
 - “Kệ” là thể văn của Phật giáo dùng để truyền bá đạo lí phật pháp, được viết bằng văn vần (gồm 4 tiếng, 5 tiếng, 7 tiếng cũng có khi là lục bát hoặc hợp thể).
 2. Đọc - hiểu văn bản :
 - Câu 1,2: xuân đi - hoa rụng 
 xuân đến - hoa nở 
 → Qui luật vận động, phát triển và tuần hoàn của tự nhiên.
 - Câu 3,4: việc đời - qua
 tuổi già - đến
 → Qui luật sinh, lão, bệnh tử của con người theo quan niệm phật giáo.
 è Tâm trạngngỡ ngàng, luyến tiếc vì thời gian, cuộc đời qua nhanh chưa làm được gì có ý nghĩa cho đời.
 - Câu 5, 6: phủ định qui luật sinh hoá – luân hồi của tự nhiên và con người.
 “Cành mai” tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, tinh thần lạc quan, yêu đời và ý chí kiên định trước biến đổi của cuộc đời.
III. HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn):
 1. Tìm hiểu chung:
 - Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), tự là Bang Trực, hiệu Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, đổ Hoàng giáp năm 16 tuổi.
 - “Hứng trở về” được sáng tác khi ông đi sứ sang Giang Nam (Trung Quốc). 
 2. Đọc - hiểu văn bản:
 - Hai câu đầu: dâu già lá rụng
 tằm chín
 lúa đôm bông
 cua béo
 → Nỗi nhớ bình dị, thân thuộc với những hình ảnhdân dã của quê hương.
 - Hai câu sau: niềm tự hào dân tộc
 Quê nhà nghèo - tốt
 Đất khách vui - chẳng bằng về nhà
 → Nỗi khắc khoải mong ngày trở về quê hương, đất nước. 
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng các phần dịch thơ + phân tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 33 43.doc