Tiết 55 - Làm văn:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK.
+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
+ Sách tham khảo.
Tiết 55 - Làm văn: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan. + Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày những nét chính về thể thơ Hai- cư? 3. Giới thiệu bài mới: Mỗi VBTM đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có phải chỉ có một loại bố cục duy nhất hay có thể có nhiều bố cục khác nhau. Nguồn gốc của sự khác nhau đó chính là nội dung vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu về VBTM Thao tác 1: -HS đọc to phần khái quát trong sgk/ 165 -Thế nào là VBTM? → HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý và nhấn mạnh mục đích của VBTM là cung cấp những tri thức chính xác và phong phú về sự vật hiện tượng khách quan cho người đọc và người nghe. Thao tác 2: - Có mấy loại văn bản thuyết minh? → HS trả lời, GV chốt ý. ¬Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các hình thức kết cấu của VBTM: Thao tác 1: - Thế nào là kết cấu văn bản? - Từ khái niệm chung vềkết cấu chúng ta có thể thế nào là kết cấu VBTM? →HS nêu khái niệm, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý Thao tác 2: - GV gọi HS đọc to văn bản 1 sgk/ 166. - Chia lớp thành 3 nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Xác định dối tượng và mục đích thuyết minh của văn bản? + Nhóm 2: Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của văn bản? + Nhóm 3: Phân tích cách sắp xếp trong văn bản? → HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm, GV nhận xét và chốt ý. - GV cho HS đọc thầm văn bản và lần lượt nêu câu hỏi giống văn bản 1. - HS làm theo yêu cầu của GV. Thao tác 3: - Từ việc phân tích 2 Văn bản trên, em cho biết VBTM có những hình thức kết cấu nào? →HS nêu các hình thức kết cấu, GV nhận xét bổ sung. ¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn hình thành phần ghi nhớ - HS đọc thầm phần ghi nhớ sgk/ 168 và nhập tâm. - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. ¬ Hoạt động 4:Hướng dẫn luyện tập: - GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ và nội dung bài giảng, chọn các hình thức kết cấu TM phù hợp với bài “Tỏ lòng” - HS làm theo yêu cầu. I. Văn bản thuyết minh: 1. Khái niệm: VBTM là kiểu văn bản giới thiêu, trình bày về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của sự vật hiện tượng, một vấn đề thuộc về tự nhiên và con người. 2. Các loại văn bản thuyết minh: - Trình bày, giới thiệu ( tác giả, tác phẩm) - Miêu tả sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính biểu tượng. II. Kết cấu của văn bản thuyết minh: 1. Kết câu văn bản thuyết minh:là cách thức tổ chức , sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự nào đó. 2. Phân tích ngữ liệu: « Văn bản “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”: a. Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Mục đích: Giúp người đọc hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội. b. Các ý chính: - Thời gian: 15/1 hàng năm ( âm lịch) - Địa điểm: Làng Đồng Vân. - Diễn biến: + Thi nấu cơm: dâng hương, lấy lửa châm đuốc, giã thóc thành gạo, lấy nước và nấu cơm. + Chấm thi: tiêu chuẩn và cách chấm đảm bảo công bằng, chính xác. - Ý nghĩa: đời sống tinh thần của người dân. c. Cách sắp xếp các ý: - Trình tự lôgic: giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. - Trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu, diễn biến cuộc thi và chấm thi. « Văn bản “ Bưởi Phúc Trạch”: a. - Đối tượng: Bưởi Phúc Trạch - Mục đích: giúp người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, sự bổ dưỡng và danh tiếng của Bưởi Phúc Trạch. b. Các ý chính: - Hình dáng: Bên ngoài: “ quả không trònkhông bị rỗ”. Bên trong: màu hồng đào - Vẻ ngon lành và hương vị hấp dẫn. - Giá trị hấp dẫn và bổ dưỡng. - Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. c. Cách sắp xếp các ý: - Trình tự không gian: từ ngoài vào trong. - Trình tự lôgic: + Các phương diện khác nhau của quả bưởi ( hình dáng, màu sắc, hương vị, bổ dưỡng và danh tiếng). + Nhân quả: 1-2-3 → 4. 3. Các hình thức kết cấu của VBTM: - Theo trình tự thời gian. - Theo trình tự không gian. - Theo trình tự lôgic. - Theo trình tự hỗn hợp. III. Ghi nhớ: sgk/ 168. IV. Luyện tập: Bài tập 1/ 168: - Hình thức thuyết minh: Lôgic hoặc hỗn hợp. - Gợi ý: + Giới thiệu chung về bài thơ, tác giả , thể loại, nội dung chính. + Thuyết minh về giá trị của bài thơ : hào khí, sức mạnh của quân đội nhà Trần và chí làm trai theo tinh thần nho giáo. + Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ : sự cô động đạt tới trình độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian và con người. Củng cố: Nhắc lại các hình thức kết cấu của VBTM Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ và viết bài thuyết minh về bài thơ “ tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. - Chuẩn bị bài “ Lập dàn ý bài văn thuyết minh”. Tiết 56 - Làm văn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kỹ năng lập dàn ý để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - Định hướng HS tiếp nhân bài học bằng các câu hỏi trong SGK. - HS tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10, sách chuẩn kiến thức 10 - Sách tham khảo. 2. Học sinh: - Chủ động tìm hiểu bài học trong SGK và từ các nguồn thông tin khác. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ sgk/ 168. 3. Giới thiệu bài mới:Lập dàn ý là một trong những kĩ năng rất cần thiết cho việc viết một bài văn. Vì thế muốn viét tốt một bài văn thuyết minh chúng ta phải làm công việc lập dàn ý . Đó cũng là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu dàn ý của bài văn thuyết minh: Thao tác 1: - GV lần lượt nêu các câu hỏi ở sgk/ 169: + Nêu bố cục 3 phần của một văn bản và nhiệm vụ của mỗi phần? + Bố cục này có phù hợp với văn bản thuyết minh hay không? Vì sao? + Mở bài và kết bài của VBTS và VBTM có những điểm tương đồng và khác biệt nào? + các hình thức thuyết minh trong sgk có phù hợp với một bài văn TM hay không? → HS lần lượt trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Thao tác 2: - GV kết luận lại phần I. - HS lắng nghe và ghi chép. ¬Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục II Thao tác 1: - Trước khi lập dàn ý chúng ta cần làm những công việc gì? - Vì sao ta phải xác định đề tài trước khi lập dàn ý? → HS giải thích, GV chốt ý. Thao tác 2: - hiệm vụ của phần mở bài là gì? - Còn phần thân bài? - Trong phần thân bài người viết cần làm những công việc gnào? - Nhiệm vụ của kết bài? → HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý . ¬ Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ - HS đọc to phần ghi nhớ sgk/171. - GV nhấn mạnh ghi nhớ. ¬ Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS phân tích và lập dàn ý bài tập 1 trong sgk/171 I. Dàn ý bài văn thuyết minh: 1. Ôn tập về dàn ý nói chung: a. Bố cục 3 phần của văn bản: - MB: giới thiệu khái quát. - TB: Triển khai nội dung. - KB: Nhấn mạnh nội dung và ạo ấn tượng b. Phù hợp: dù thuyết minh về đối tượng hay vấn đề nào cũng phải giới thiệu từ khái quát ( MB) đến cụ thể, chi tiết (TB) và đuă lại cho ngưòi đọc một bài học, cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét về đối tượng đó (KB). c. So sánh: - Giống nhau: + MB: Giới thiệu chung, khái quát. + KB: nhán mạnh ấn tượng, tạo cảm xúc, tình cảm cho ở người đọc. - Khác nhau: + MB: ▪ VBTS: giới thiệu nhân vật, tình huống tuyện. ▪ VBTM: giới thiệu về đối tượng hay vấn đề TM. + KB: ▪ VBTS: kết thúc câu chuyện. ▪ VBTM: nhấn mạnh nội dung chính ( trở lại mở đầu) d. Có thể phù hợp hoặc không tuỳ theo đối tượng TM. Kết luận: VBTM cũng có bố cục 3 phần: MB, TB, KB. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh: 1. Xác định đề tài: - Là thao tác định hướng cho bài văn thuyết minh về đối tượng nào. - Yêu cầu: người viết phải yêu thích và am hiểu về đề tài đó. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng để thu hút sự chú ý của người đọc. - Cho người đọc nhận ra kiểu bài văn thuyết minh. b. Thân bài: thuyết minh cụ thể, chi tiết đối tượng. - Tìm ý và chọng ý: + Phải phù hợp với đối tượng và yêu cầu thuyết minh. + Ý phải đủ đeer làm rõ được đối tượng thuyết minh, không sơ sài thiếu sót. - Sắp xếp cá ý: phải theo một hệ thống nhất định để không trùng lăp hay chồng chéo. - Lựa chọn kết cấu phù hợp. c. Kết bài: trở lại vấn đề và lưu lại cảm xúc và suy nghĩ bền lâu trong lòng người đọc. III. Ghi nhớ: sgk/ 171 IV. Luyện tập: Phân tích kết cấu , dàn ý của VBTM “ Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực”: a. MB: Giới thiệu chung về danh nhân Chu Van An b. TB: Thuyết mih về thân thế và sự nghiệp của CVA - Thân thế: Tiểu sử từ khi sinh đến khi mất. + Thời kì dạy học ở quê nhà. + Thời kì làm quan. + Thời kì ở ẩn tại núi Phương Sơn. - Sự nghiệp: Tấm gương về tài năng và đức độ. c. KB: thái độ và việc làm của nhân dân đối với CVA. Củng cố: dàn ý của bài văn thuyết minh. Dặn dò: - Lập dàn ý về tấm gương học tốt và viết đoạn MB, KB của đề tài. - Soạn bài “ Phua sông Bạch Đằng”. Tiết 57- Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG ( Bạch Đằng giang phú ) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Khái quát một vài nét về tác giả, thể loại tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác Đọc văn bản, cảm nhận chung về nhân vật khách. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng dịch và đọc hiểu thể loại phú 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng quý mến nhà quân sự, nhà thơ Trương Hán Siêu. 8 1. Ổn định lớp: 2. kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới:Nhiều thế hệ Nho sĩ các đời sau đều xem Trương Hán Siêu là một trong những trí thức nho sĩ chân chính, tiêu biểu của giai đoạn thịnh Trần. Tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng ta thấy được nét chủ đạo trong ngòi bút của Trương Hán Siêu là tinh thần yêu quý non sông đất nước, tự hào về truyền thống LS vẻ vang, oanh liệt Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu tiểu dẫn. Thao tác 1: GV gọi 1 HS đọc to phần tiểu dẫn sgk/ 3. Giới thiệu đôi nét về tác giả Trương Hán Siêu? → HS đọc và trả lời, GV bổ sung, chốt ý và cho HS gạch sgk/ 3. ... ết bài học I. Đọc- tìm hiểu chung đoạn trích: 1. Vị trí của đoạn trích: - Là đoạn thơ mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thuý Kiều. Tình huống của Kiều là tình huống trao duyên. - Trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều là lời Thuý Kiều nói với Thuý Vân 2. Đọc văn bản: Đọc diễn cảm 3. Bố cục: có 3 đoạn - Câu 1 - câu 12: Thuý Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thuý Vân. - Câu 13 - câu 26: Thuý Kiều trao kỉ vật và dặn dò em. - Câu 27 - câu 34: Thuý Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng. II. Đọc hiểu văn bản: 1.Thuý Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thuý Vân: (Câu 1- 12) * Đoạn thơ mở ra với một tư thế lạ: Chị thỉnh cầu em và hạ mình lạy em → Báo hiệu điều không bình thường - Từ ngữ: + Cậy: Tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng. + Chịu: Bắt buộc, thông cảm mà chịu. + Thưa: Sự trang trọng → Lời lẽ, ngôn ngữ được lựa chọn chính xác, chặt chẽ - Hành động: Thuý Kiều lạy Thuý Vân → Hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm. - Thuý Kiều dùng lời lẽ để thuyết phục Thuý Vân: + Kể cho Vân nghe hoàn cảnh khó xử của mình: Tình yêu với Kim Trọng dang dở vì gia đình gặp tai biến. + Nhờ em thay mình chắp nối mối duyên tình. → Kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu. => Lời lẽ ngắn gọn chân tình gợi sự cảm thông. - Thuý Kiều tiếp tục thuyết phục Thuý Vân. + Thuý Vân còn trẻ, còn có tương lai. + Thuý Vân với Thuý Kiều là chỗ máu mủ tình thâm. + Nếu phải chết, Thuý Kiều cũng vui lòng. → Sử dụng cách nói dân gian tạo hiệu quả thuýêt phục cao. - Tâm trạng: biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, nhẹ nhàng, sung sướng. => Trong không khí trang trọng, với lời lẽ chân tình mà khẩn thiết Thuý Kiều đã nhờ Thuý Vân làm một việc thiêng liêng là thay mình trả nghĩa lấy Kim Trọng. II. Đọc hiểu văn bản: (tiếp) 2. Thuý Kiều trao kỉ vật và dặn dò em: (Câu 13-26) - Thuý Kiều nói với Thuý Vân: “Duyên này thì giữ / vật này của chung” Tình duyên thuộc về Thuý Vân/ Kỉ vật là của hai người - Nhịp thơ 4/4 đứt đoạn như tiếng khóc. Đó là ngôn ngữ của tình cảm! → Thuý Kiều trao duyên nhưng không trao tình. - Kỉ vật được nhắc đến: + Chiếc vành + Tờ mây + Phím đàn + Mảnh hương → Minh chứng cho tình yêu say đắm của Kim - Kiều trước đây. - “Của chung”: của chàng, của chị, nay còn là của em. - “Của tin” niềm tin, hồn chị để cả ở trong ấy. →Tâm trạng nuối tiếc, đau đớn vì phải chia li với mối tình đẹp đẽ, lãng mạn. - Trong lời dặn dò em, Kiều cho mình là người “mệnh bạc”; Nhiều lần Kiều nhắc đến cái chết. → cho thấy tâm trạng bi kịch, nỗi đau đớn tột cùng và sự tuyệt vọng của Kiều lúc trao duyên. => Nỗi đau, điều suy nghĩ của Thuý Kiều rất đời thường, rất nhân bản.Nhà thơ đã nhập thân vào nhân vật để hiểu và thể hiện thành công nội tâm nhân vật. 3.Thuý Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng: - Trở về với hiện tại, Kiều bị giằng xé giữa một bên là mất mát không gì cứu vãn nỗi với một bên là tình yêu mãnh liệt. Trâm gãy, gương tan > < muôn vàn ái ân. - Tiếp đó, Kiều hướng về Kim Trọng nói lời tạ lỗi với những day dứt, giày vò và khẳng định tình yêu tươi đẹp chỉ còn là quá khứ! - Trong tận cùng đau khổ Kiều đã tự oán trách số phận: “ Phận bạc như vôi”. → Lời cật vấn thể hiện sự bế tắc! - Kiều gọi người yêu ( 2 lần ): Lời độc thoại + Thể hiện tình cảm nồng nàn không thể kìm nén. + Lời vĩnh biệt. + Khẳng định mình đã phụ kim Trọng. → Kiều có thân phận khổ đau nhưng nhân cách sáng ngời! III. Tổng kết: * Nội dung: Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng đau xót cực độ của Thuý Kiều khi phải đứt ruột trao mối duyên tình. Ở Kiều , tình và hiếu thống nhất chặt chẽ. * Nghệ thuật: - Miêu tả, phân tích tâm lí, tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn của Kiều: tinh tế, chân thực, linh hoạt. - Chất trữ tình và chất bi kịch. 4. Củng cố: a. Đoạn trích mang nhan đề “Trao duyên” nhưng cuối cùng có trao duyên được không? Tại sao đoạn này được gọi là một bi kịch? b. Cái thần của đoạn thơ ở đâu? Gợi ý: - Duyên đã trao được vì Thúy Vân đã nhận, nhưng TY của Kiều không thể trao được. - Đoạn thơ là một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm nhân vật càng lúc càng căng thẳng, cuối cùng dẫn đến bế tắc, bi đát. - Cái thần của đoạn trích: Trao duyên mà chẳng trao được tình! Đau khổ vô tận! Cao đẹp vô ngần! (Lòng vị tha, đức hi sinh) 5. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị đoạn trích: Nỗi thương mình Tiết 86 - Đọc văn: NỖI THƯƠNG MÌNH ( Trích “ Truyện Kiều” ) - Nguyễn Du - A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá. Thấy được vai trò của các phép tu từ, nhất là các hình thức đối xứng trong đoạn trích. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ 3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng nhân ái, thái độ lên án những thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con người. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản. + Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm. + Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Trao duyên”? - Phân tích tâm trạng của Kiều khi nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Bán mình cho MGS, Kiều lập tức rơi vào cảnh lầu xanh của mụ Tú bà. Phẫn uất vì bị lừa gạt và làm nhục, Kiều rút dao tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích Kiều lại mắc lừa Sở Khanh bị Tú Bà đánh tơi bời. Tiếp đó là những ngày nhục nhã ê chề của Kiều trong vai trò kĩ nữ, đem tấm thân trong ngọc trắng của mình làm trò chơi cho những kẻ lắm tiền, háo sắc. Nguyễn Du đã ghi lại tâm trạng của nàng Kiều trong thời gian ấy qua đoạn trích “Nỗi thương mình”. b. Triển khai bài dạy: Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát. Thao tác 1: - HS đọc tiểu dẫn sgk /107. - Vị trí của đoạn trích? → HS xác định vị trí, GV tóm lược phần đầu và phần sau của đoạn trích. Thao tác 2: - Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần? → HS chia bố cục, GV nhận xét và đưa cách chia thống nhất. - GV gọi 1 HS đọc văn bản chú ý cách ngắt nhịp phần đầu. Sau đó GV đọc lại. - GV giải thích một số từ khó ở cuối trang. ¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. Thao tác 1: - HS đọc lại 4 câu đầu. - Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh hiện lên qua lời kể của tác giả như thế nào? → HS: nhộn nhịp, ồn ào. - Để miêu tả cuộc sống Kiều ở lầu xanh, tác giả đã dùng bút pháp tả thực hay ước lệ? Thể hiện qua những hình ảnh ẩn dụ, điển tích, điển cố nào? - Ý nghĩa của việc sử dụng nghệ thuật miêu tả đối với việc thể hiện cảnh ngộ éo le của Thuý Kiều và bộc lộ thái độ của nhà thơ? → HS thảo luận trả lời, GV bổ sung chốt ý. * GV giảng giải: sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong cụm từ “Bướm lả ong lơi” và nghệ thuật đối xứng. Thao tác 2: - HS đọc 8 câu tiếp theo. - Nỗi lòng của Kiều được thể hiện qua từ ngữ nào trong câu thơ “Khi tỉnh . Xót xa” → HS: “giật mình” ( p/ ứng đơn thuần của con người khi có tác động đột ngột xung quanh nhưng cái giật mình của Kiều là cảm xúc bên trong.) - Trước động thái giật mình, cuộc sống của Kiều như thế nào? → HS: ê chề, nhơ nhớp đem thân mua vui cho người. - Động thái giật mình của Kiều xảy vào thời điểm nào? Thời điểm ấy có ý nghĩa gì đối với Kiều? → HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý và diễn giảng * GV giảng thêm: “Nối thương mình” của Kiều có ý nghĩa sâu sắc trong văn học trung đại: con người ( đặc biệt là người phụ nữ) không chỉ biết hi sinh nhẫn nhục, sống cam chịu, an phận thủ thường mà đã có ý thức về nhân cách, phẩm giá của bản thân. Câu thơ là một cuộc cách mạng trong sự tự ý thức. Thương mình còn là cơ sở thuơng người. - Từ nỗi đau thân phận lời thơ bật lên những câu hỏi dồn dập: khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao. Những câu hỏi đó diễn tả nội dung gì? → HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung chốt ý. * GV giảng nghệ thuật đối xứng ở 10 câu thơ trên. Thao tác 3: - HS đọc diễn cảm 8 câu cuối. - Hai câu thơ “ Đòi phen trăng thâu” có phải đơn thuần là cảnh thiên nhiên không? Vì sao? - Qua cảnh vật ở lầu xanh em thấy Kiều ở trong tâm trạng ra sao? → HS phát biểu trả lời. Thao tác 4: - Để diễn tả tâm trạng nhân vật Nguyễn Du đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật gì? → HS nhận xét, GV tổng kết các biện pháp nghệ thuật. Thao tác 5: Nêu chủ đề của đoạn trích? → HS trả lời, GV chốt ý. ¬Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ. - HS đọc to phần ghi nhớ sgk/ 108. - GV nhấn mạnh nội dung. I. Giới thiệu chung: 1. Vị trí: từ câu 1229 → 1248 trong “Truyện Kiều”. 2. Bố cục: 3 phần - Đoạn 1 ( 4 câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Kiều. - Đoạn 2 ( 8 câu tiếp): Tâm trạng và nỗi niềm của Kiều trong cảnh lầu xanh. - Đoạn 3 ( còn lại): Tâm tình, cô đơn của Kiều qua cảnh vật. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Tình cảnh trớ trêu của Kiều: - Bút pháp ước lệ: + H/ ảnh ẩn dụ: “Bướm lả ong lơi” “Cuộc say đầy tháng” “Trận cười suốt đêm” + Điển tích, điển cố: “Lá gió cành chim” “Tống Ngọc” “Trường Khanh” → Vừa tả thực cuộc sống trong nhà chứa tấp nập, lả lơi, trăng gió, mặt khác vẫn giữ được chân dung cao đẹp của Kiều. - Thái độ: trân trọng, cảm thông cho thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ. 2. Tâm trạng và nỗi niềm của Kiều trong cảnh lầu xanh: - “Giật mình”: bất ngờ trước cuộc sống thay đổi đột ngột. - Thời điểm: lúc tàn canh ( khuya) → Đối diện với chính mình đau xót vì sự tàn phá thảm hại hình hài và nhân cách của mình. - Điệp từ “mình” ( 3lần): nỗi đau chỉ mình mình biết, mình hay. → rất đau, rất xót. ═►Cái giật mình của ý thức về nhân cách, phẩm giá, về nỗi đau đớn tủi nhục của đời mình. - Câu hỏi sóng đôi: Khi sao / Giờ sao Mặt sao / Thân sao → Diễn tả hai đoạn đời quá khứ ( sung túc êm đềm) và hiện tại ( đầy nhục nhã, ê chề như hoa tan tác giữa đường, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường ); đời sống tinh thần và thể xác. 3. Tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều qua cảnh vật: Cuộc sống chốn lầu xanh có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt và tứ thú cầm, kì, thi họa. → Kiều vẫn thấy cô đơn, lẻ loi không tìm được người tri âm “ vui gượng kẻo là”. 4. Nghệ thuật: Diễn tả tâm trạng thông qua các biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, tách từ ghép cụm từ mới, ước lệ, câu hỏi tu từ. 5.Chủ đề: Đoạn trích thể hiện sự thương thân xót phận và ý thức cao về nhân cách của Thúy Kiều. III. Ghi nhớ: sgk/ 108. 4. Củng cố: Nỗi thương mình và ý thức về nhân cách của Thúy Kiều. 5. Dặn dò: - Họcthuộc đoạn trích + phân tích. - Chuẩn bị bài lập luận trong văn nghị luận.
Tài liệu đính kèm: