Giáo án Ngữ văn 10 tiết 90, 91: Đọc – hiểu: Chí phèo (trích Chí Phèo) – Nam Cao

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 90, 91: Đọc – hiểu: Chí phèo (trích Chí Phèo) – Nam Cao

Tiết 90, 91. Đọc – hiểu: CHÍ PHÈO

(Trích Chí Phèo) – Nam Cao

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao.

- Nắm được cốt truyện Chí Phèo, vị trí, ý nghĩa của đoạn trích đọc hiểu.

- Quá trình diễn biến tâm lí, khát khao hạnh phúc và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo.

- Sức mạnh tố cáo hiện thực xã hội đương thời của tác phẩm

- Nghệ thuật nắm bắt, miêu tả tâm lí tài tình và ngòi bút nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác giả.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, nhập vai tác phẩm văn xuôi.

- Rèn kĩ năng phân tích truyện ngắn và nhân vật truyện ngắn.

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2721Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 90, 91: Đọc – hiểu: Chí phèo (trích Chí Phèo) – Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90, 91.	 Đọc – hiểu: 	 CHÍ PHÈO
(Trích Chí Phèo) – Nam Cao
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao.
- Nắm được cốt truyện Chí Phèo, vị trí, ý nghĩa của đoạn trích đọc hiểu.
- Quá trình diễn biến tâm lí, khát khao hạnh phúc và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo.
- Sức mạnh tố cáo hiện thực xã hội đương thời của tác phẩm
- Nghệ thuật nắm bắt, miêu tả tâm lí tài tình và ngòi bút nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác giả.
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, nhập vai tác phẩm văn xuôi.
- Rèn kĩ năng phân tích truyện ngắn và nhân vật truyện ngắn.
 3. Thái độ:
- Giáo dục HS đồng cảm với nỗi đau, bi kịch của số phận con người, 
- Biết yêu thương và trân trọng giá trị con người.
- Có thái độ sống tích cực.
II. Phương pháp, phương tiện:
 1. Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết giảng
- Phương pháp thảo luận nhóm,
 2. Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo
- Bảng phụ
- Hình ảnh trực quan: tác giả Nam Cao, Chí Phèo và Thị Nở
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: soạn giáo án, tìm hiểu các vấn đề liên quan, chuẩn bị bảng phụ, tranh ảnh trực quan.
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà về các nội dung bài học.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 3. Giới thiệu bài mới: (3’)
	Ở trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, chúng ta đã được tìm hiểu nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Hôm nay đến với nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nghệ thuật nắm bắt miêu tả tâm lí tài tình và ngòi bút nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Bằng nghệ thuật ấy, nhà văn đã nói lên một cách sâu sắc và mãnh liệt bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ghê gớm và khát khao lương thiện của nhân vật Chí Phèo.
 4. Hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên (GV) 
Hoạt động của học sinh (HS)
Nội dung cần đạt
(15’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
1. Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, hãy cho biết mục Tiểu dẫn trong SGK đề cập đến những nội dung gì?
2. Nêu tóm tắt tiểu sử Nam Cao?
3. Nam Cao là người như thế nào?
Theo dõi, trả lời.
Dựa vào SGK nêu tóm tắt.
(Khiêm nhường, ít nói, nội tâm phong phú, gắn bó với quê hương, người nghèo khổ)
I. Giới thiệu chung: 
 1. Tác giả: Nam Cao (1917 – 1951) 
 - Tiểu sử:
 + Gia đình nông dân
 + Quê: Hà Nam, vùng chiêm trũng nghèo khó
 - Con người (bảng phụ): (Khiêm nhường, ít nói, nội tâm phong phú, gắn bó sâu nặng với quê hương, những người nghèo khổ).
 - Quan điểm sáng tác: tiến bộ (bảng phụ)
(25’)
- GV đọc một vài tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao.
4. Qua đó em thấy trong sáng tác Nam Cao chú ý tới những điều gì? (Về nội dung và nghệ thuật).
5. Các giai đoạn sáng tác của Nam Cao?
- GV tổng kết vai trò và vị trí của Nam Cao.
6. Các tên cũ của truyện ngắn Chí Phèo?
7. Dựa vào SGK hãy tóm tắt lại truyện ngắn Chí Phèo?
- GV nhấn mạnh lại các chi tiết cần chú ý.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự thức tỉnh phần người của Chí Phèo
- GV giảng về hình tượng người nông dân trước Cách mạng trong văn học hiện thực phê phán.
- Gọi HS đọc đoạn đầu.
8. Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo có gì thay đổi?
(Quan tâm đến thế giới tinh thần của con người, biệt tài nắm bắt, miêu tả tâm lí) 
(Trước và sau Cách mạng)
(Cái lò gạch cũ, đôi lứa xứng đôi)
1 – 2 HS tóm tắt
Theo dõi
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi
(Tỉnh rượu, nghe những âm thanh: tiếng chim hót, tiếng người đi chợ về, tiếng gõ thuyền chài)
 +Văn chương phải có tính nhân đạo, vì con người lao khổ
 + Văn chương phải có sự sáng tạo mới mẻ, độc đáo)
 - Các giai đoạn sáng tác:
 + Trước Cách mạng: luôn quan tâm đến thế giới tinh thần, sự xói mòn nhân phẩm. Sở trường phát hiện và miêu tả tâm lí
 + Sau Cách mạng: có cống hiến cho văn học kháng chiến.
 2. Tác phẩm:
 - Các tên cũ: Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi.
 - Tóm tắt: (SGK)
 - Vị trí đoạn trích: phần cuối tác phẩm.
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Nhân vật Chí Phèo:
 a. Chí Phèo sau khi tỉnh rượu:
 - Nghe: tiếng chim hót ríu rít, tiếng người đi chợ, tiếng gõ thuyền chài thanh âm, tiếng gọi tha thiết của cuộc sống. 
(1)
(2)
(3)
(4)
9. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu?
Thảo luận bàn:
Thể hiện tâm trạng Chí Phèo như vậy, tác giả đặt nhân vật trong thế đối sánh như thế nào?
- Gọi HS đọc Thằng này rất ngạc nhiên  rất vui.
10. Tại sao tác giả lại đặt vào tác phẩm chi tiết bát cháo hành của Thị Nở?
11. Đón nhận bát cháo hành, tâm trạng và cảm xúc của Chí Phèo ra sao?
Tổ chức thảo luận:
Nguyên nhân dẫn đến sự thức tỉnh bản chất con người trong Chí Phèo.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
(Suy ngẫm về hiện tại, nhớ về quá khứ, lo sợ cho tương lai)
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi
(Thể hiện sự quan tâm và tình cảm chân thành của Thị Nở)
(Ngạc nhiên, thấy bâng khuâng vì cảm nhận được tình cảm của Thị Nở)
 Thảo luận 4 nhóm, thoèi gian 3 phút, cử đại diện báo cáo.
(Bản chất vốn có và tình cảm của Thị Nở)
 - Buồn, nhớ về quá khứ: đã từng mơ ước về cuộc sống gia đình (chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, bỏ vài con lợn, mua ruộng) rất đơn sơ, bình dị, rất người.
 - Suy ngẫm về đời mình: già mà vẫn còn cô độc, sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau
 Tác giả đặt nhân vật trong sự nhắc nhở về quá khứ, suy ngẫm về hiện tại và lo sợ cho tương lai.
è Chí Phèo đã nhận thức được sự tồn tại của mình.
* Bát cháo hành của Thị Nở:
 - Ý nghĩa: + Lần đầu tiên Chí được đàn bà cho
 + Hàm chứa sự quan tâm và tình yêu 
 thương chân thành của Thị Nở 
 - Tâm trạng Chí Phèo: (ngạc nhiên mắt hình như ươn ướt bâng khuâng thấy Thị có duyên ăn năn): 
 + Xúc động, hạnh phúc, ăn năn về những tội ác đã làm.
 + Hắn thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao.
è Chí Phèo đã thức tỉnh bản chất lương thiện của con người.
(Nguyên nhân: Chí Phèo vốn là người lương thiện; tình người của Thị Nở thức tỉnh tính người)
(1)
(2)
(3)
(4)
(25’)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo khi bị từ chối tình yêu:
12. Tại sao Chí Phèo lại khát thèm lương thiện? Khát khao ấy có thực hiện được không?
- Gọi HS Thị nghe thấy thế  chúng định làm.
13. Tác giả đã miêu tả Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối như thế nào?
14. Ý nghĩa của chi tiết Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay Thị Nở?
15. Trong đoạn vừa rồi, chi tiết hơi cháo hành xuất hiện mấy lần? 
16.Việc Thị Nở từ chối tình yêu của Chí Phèo dẫn tới điều gì?
17. Hành động nào thể hiện sự phản kháng của Chí Phèo khi khao khát lương thiện bị cự tuyệt?
18. Tại sao Chí Phèo lại đến nhà Bá Kiến?
- GV liên hệ lúc Chí Phèo mới ở tù về đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ.
(Chí Phèo nhận thức được bản thân mình, ân hận về những tội ác đã làm)
(Ngạc nhiên, ngẩn người, thấy hơi cháo hành, sửng sốt, gọi lại, chạy theo)
(Tha thiết muốn có hạnh phúc, níu kéo hạnh phúc)
(2 lần. là biểu tượng của khát khao hạnh phúc mãnh liệt trong Chí Phèo)
(Chí Phèo không được trở lại làm người lương thiện)
(Xách dao đi trả thù)
(Ý thức được Bá Kiến là kẻ thù chính, kẻ thù sâu xa đưa Chí vào đường cùng)
b. Chí Phèo khi bị từ chối tình yêu: 
 - Ngạc nhiên ngẩn người thấy hơi cháo hành ngẩn mặt, không nói gì sửng sốt
 gọi lại chạy theo nắm lấy tay Thị Nở.
è Chí Phèo tha thiết muốn có hạnh phúc, muốn níu kéo hạnh phúc.
 - Uống rượu, càng uống càng tỉnh, cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.
* Hơi cháo hành: biểu tượng của tình yêu thương và khát khao hạnh phúc mãnh liệt.
 - Thị nở từ chối: Chí Phèo không được trở lại làm người lương thiện.
è Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người (Tấn bi kịch tinh thần đau khổ nhất của loài người)
 - Trả thù: xách dao đi giết Thị Nở nhưng lại đến nhà Bá Kiến đó là kẻ thù chính, kẻ thù sâu xa đối với cuộc đời Chí Phèo.
(Nghệ thuật nắm bắt và miêu tả tâm lí con người)
(1)
(2)
(3)
(4)
(9’)
Tổ chức thảo luận:
Giết chết kẻ thù, Chí Phèo cứ trở lại làm người lương thiện có được không? Tại sao?
19. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo được tác giả miêu tả như thế có hợp lôgic không? Vì sao?
20. Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo?
21. Ý nghĩa chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng? 
- GV giảng về khái niệm điển hình
22. Em có thể lí giải tại sao tên tác phẩm là Chí Phèo chứ không phải Cái lò gạch cũ hay Đôi lứa xứng đôi?
- GV nhấn mạnh: thể hiện quan diểm tư tưởng của tác giả về số phận con người trong xã hội.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Thị Nở:
23. Nguyên nhân Thị Nở lại đến với Chí Phèo? Thị có phải là kẻ bạc tình không? Vì sao?
24. Tại sao tác giả lại đưa Thị Nở đến với Chí Phèo?
(Không được, vì xã hội không cho phép mà Chí Phèo không thể sống như cũ)
(Hợp lôgic, vì bản chất con người vốn là lương thiện, khi bị cự tuyệt thì nhận ra kẻ thù đẩy mình đến đường cùng)
(Sức mạnh tố cáo xã hội)
(Nếu xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại thì những Chí Phèo con sẽ tiếp tục ra đời)
Phát biểu theo ý kiến cá nhân.
(Bản tính hồn nhiên chân thành; Không phải, do xã hội cấm cản)
(Đánh thức tính người, khẳng định phẩm chất tốt đẹp)
 - Chí Phèo tự giết mình: Chí Phèo đã thức tỉnh
 + Không thể sống như cũ Không còn 
 + Không được làm người con đường khác 
 lương thiện
 Chết để bảo vệ phần người vừa thức tỉnh.
è Sức mạnh tố cáo xã hội: Chí Phèo là sản phẩm của xã hội thực dân, phong kiến.
* Cái nhìn nhanh xuống bụng của Thị Nở: xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại thì còn hiện tượng Chí Phèo Chí Phèo là hiện tượng điển hình.
 2. Nhân vật Thị Nở:
 - Bản tính hồn nhiên, chân thành.
 - Vai trò: đánh thức nhân tính trong Chí Phèo, khẳng định phẩm chất tốt đẹp luôn tồn tại trong người lao động.
(1)
(2)
(3)
(4)
(5’)
Hoạt động 5: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá:
25. Những nét cần ghi nhớ về tác giả Nam Cao?
26. Em có suy nghĩ gì về số phận con người trong xã hội bấy giờ?
27. Ngòi bút nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao thể hiện ở chỗ nào?
(Con người, quan điểm sáng tác)
Ý kiến cá nhân.
(Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp luôn tồn tại trong con người dù đã bị xã hội tha hóa)
III. Tổng kết:
 - Nhà văn Nam Cao
 - Nội dung: 
 + Quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của Chí Phèo để thức tỉnh.
 + Tố cáo xã hội sâu sắc.
 - Nghệ thuật: tài năng phát hiện và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
5. Dặn dò: (1’)
 - Về nhà tìm hiểu thêm về Nam Cao và các tác phẩm của ông.
 - Chuẩn bị bài mới: Luận về chính học cùng tà thuyết: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
 Giáo sinh:

Tài liệu đính kèm:

  • docChi Pheo Nam Cao.doc