Giáo án Ngữ văn 10 tiết 13 đến 16

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 13 đến 16

Tiết 13

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho bài văn tự sự

- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự

- Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc lập dàn ý trong bài văn tự sự nói riêng, các bài

 văn khác nói riêng.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1. PTTH:

- SGK, SGV; Các tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy học; bảng phụ, đèn chiếu

2. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

Sử dụng phương pháp quy nạp

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định và KT bài cũ: Thế nào là bài văn tự sự? Cho ví dụ?

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 13 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13	
Ngày soạn: 16/ 9/ 08
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho bài văn tự sự
- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự
- Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc lập dàn ý trong bài văn tự sự nói riêng, các bài
 văn khác nói riêng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH: 
- SGK, SGV; Các tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy học; bảng phụ, đèn chiếu
2. Cách thức tiến hành: 
GV tổ chức dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
Sử dụng phương pháp quy nạp 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ: Thế nào là bài văn tự sự? Cho ví dụ?
2. Giới thiệu bài mới:
Muốn kể lại một câu chuỵên thường ta phải nhớ nội dung, cốt truyện, nhân vật, các sự việc diễn
 ra. Viết bài văn tự sự cũng vậy. ta phải hình dung ra viết cái gì và viết như thế nào? Để đạt
 được mục đích viết ta cần phải lập dàn ý. Bài học hôm nay cung cấp cho các em các thao tác
 đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I SGK
TT1: Gọi học sinh đọc dữ liệu 1 
TT2: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1 &2
 (hình thức trao đổi, thảo luận)
 Giáo viên nhấn mạnh
 Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ chuẩn bị viết truyện ngắn “Rừng xà nu” như thế nào?
 Qua đoạn văn chúng ta học tập được:
 trước khi viết tác phẩm tự sự cần chọn nhân vật, dự kiến cốt truyện, chọn tình huống và các sự kiện kết nối với nhân vật; sắp xếp các sự kiện theo sự phát triển của cốt truyện.
 Vậy theo em, viết bài văn tự sự cần hình thành và dự kiến điều gì?
 	Để viết một câu chuỵên hoàn chỉnh, trước khi viết ta phải hình thành dàn ý, đây là một bước hết sức quan trọng.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản SGK và lập dàn ý cho đề 1.
TT1: HS đọc đề.
TT2: Cho mỗi tổ thảo luận. Sau đó, tổ cử đại diện lên bảng Lập dàn ý.
TT3: GV cho HS góp ý và đi đến 1 dàn ý.
TT4: Qua dàn ý trên, em cho biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự?
TT5: GV gọi HS đọc Ghi nhớ/ SGK.
HĐ3: GV hướng dẫn HS giải BT 1 SGK.
- TT1: GV phân công tổ 1, 2 làm đề 1; tổ 3,4 làm đề 2. Gọi 2 HS lên bảng. Sau 5 phút, GV thu mỗi đề 6 em( làm giấy nháp) lấy điểm 15’
TT2: GV cho HS nhận xét 2 dàn ý trên bảng và đi đến 1 dàn ý mẫu.
* Đề 2 HS về nhà làm, Gv sẽ kiểm tra ở tiết học sau.
I. Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện:
Hình thành ý tưởng. 
Dự kiến cốt truyện ( chọn: nhân vật, sự kiện, tình huống, sắp xếp các sự kiện, hình thành dàn ý)
à Lập dàn ý gồm 3 phần: Mở - Thân – Kết.
II. Lập dàn ý: 
1. Tìm hiểu văn bản: SGK.
2. Lập dàn ý đề 1: SGK.
Sau cái đêm đen ấy
- Mở đề: CD chạy khỏi nhà quan cụ, cứ thế bước thấp bước cao theo hướng về nhà.
 Thấy 1 người lạ nói chuyện với chồng, VC gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
- Thân bài:
+ Người khách lạ là cán bộ CM.
+ Thường đến thăm và phân giải cho VC chị hiểu vì sao dân khổ.
+ CD hiểu ra, đi khắp làng giảng giải, vận động bà con đấu tranh.
+ CD dẫn đoàn người phá kho thóc của Nhật
- Kết: CD và bà con vùng lên cướp chính quyền.
 Chị đón cái Tí trở về, cả nhà sum họp.
3. Cách lập dàn ý:
- Xác định đề tài.
- Hình thành cốt truyện ( xác định nhân vật, chọn và sắp xếp chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí).
- Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
1. Đề 1:
Vượt lên chính mình
- Mai Phương là một HS giỏi, tháng nào bạn cũng dẫn đầu lớp về điểm số.
- Có 1 lần kiểm tra Toán 1 tiết, vì hấp tấp P làm sai câu cuối( 1 đ)
- P được 9 đ. Khi cô trả bài, P đã lấy bút sửa lại chỗ sai và đưa lên đề nghị cô chấm lại ( chỗ sai của P cô quên đánh dấu sai).
- Cô nhìn lâu vào mắt P và lấy bút sửa lại điểm 10.
- Cái nhìn ấy ám ảnh P. Mấy đêm liền P không ngủ vì xấu hổ.
- P mạnh dạn nói thật với cô giáo. Cô bảo đã biết trước và tha thứ.
- P rất ân hận.
- Cô khen em đã dũng cảm nhận lỗi.
- Từ đó, P càng học chăm chỉ và luôn đứng đầu lớp.	
3. Củng cố : Hiểu được tầm quan trọng của Lập dàn ý.
4. Dặn dò: Chuẩn bị: Uy-lit-xơ trở về.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 14-15	
Ngày soạn: 18/ 9/ 08
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
( Trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ
 chồng sau 20 năm xa cách.
- Biết phân tích diễn biến tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt để thấy được
 khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ của họ.
- Nhân thức sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình là động lực giúp con người
 vượt qua khó khăn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH: 
- SGK, SGV.
	- Các tài liệu tham khảo.
	- Thiết kế bài dạy học.
- Sử dụng bảng phụ, đèn chiếu
2. Cách thức tiến hành: 
GV tổ chức dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
Sử dụng phương pháp: phân tích tổng hợp khái quát vấn đề 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định và KT bài cũ:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu giải thích nguyên nhân và rút ra bài học gì?
Giới thiệu bài mới:
Một trong những đặc điểm nổi bật của sử thi là ca ngợi hình ảnh người anh hùng lí tưởng hi sinh
vì bộ tộc. Không những sử thi Vệt Nam mà sử thi Hy Lạp cũng thế. Vẻ đẹp người anh hùng lí
tưởng Uy-lít-xơ hiện lên trong đoạn trích: Uy-lít-xơ trở về mà chúng ta tìm hiểu hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK. 
TT1: Em hãy nêu vài nét về tác giả? 
TT2: GV yêu cầu HS trả lời nhanh
 - Độ dài của tác phẩm? 
 - Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện?	
 - Nội dung của sử thi Ô-đi-xê?
GV bổ sung và ghi bảng.
TT3: Em hãy nêu vị trí và bố cục đoạn trích?
( Chia đoạn? Nêu ý của mỗi đoạn?)
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
TT1: Cho HS đọc – GV nhận xét.
TT2: Tìm hiểu tâm trạng, thái độ của P khi nghe tin U trở về.
- Khi nghe nhũ mẫu báo tin, P ntn?
- Nhũ mẫu vẫn tiếp tục tác động, thuyết phục bằng cách nào? Thái độ của P?
- Khi đối diện với U, tâm trạng thái độ của P ntn?
- Vì sao lại có thái độ tâm trạng đó? à sợ bị lừa.
- Trong tình huống đó, thái độ của Tê-lê-mác và U ntn?
- Mặc dù có sự tác động từ nhiều phía nhưng P vẫn phân vân, vẫn chưa tin. Qua đó, ta thấy nàng là con người ntn?
TT3: Tìm hiểu cách thử thách của P và niềm vui sum họp gia đình.
- Có người cho rằng đây là một thử thách rất tế nhị và khôn khéo của P. Em hãy làm rõ ý đó? ( HS thảo luận nhóm)
- P đã nhận ra chồng nhờ vào gì? Thái độ, tâm trạng của nàng lúc ấy?
- Cử chỉ chạy lại, ôm hôn chồng nói lên điều gì về con người P?
- Cử chỉ của U nói lên chàng là người ntn?
- Niềm vui sum họp gia đình được tác giả so sánh với gì?
à so sánh với người đi biển; kiểu so sánh có đuôi dài.
- P, U là những con người ntn?
HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết.
TT1: Nêu giá trị nội dung của đoạn trích? Ý
 nghĩa của đoạn trích?
TT2: Nét đặc sắc nghệ thuật của sử thi?
Con người thời đại bây giờ có đề cao những phẩm chất đó không?
 TT3: HS đọc Ghi nhớ.
I. Giới thiệu :
 1. Vài nét về tác giả Hô-Me-Rơ:
 - Nhà thơ mù của Hy Lạp, ông sống vào thế kỉ thứ IX - VIII trước Công nguyên
 - Sinh ra trong gia đình nghèo bên dòng sông Mêlet.
- Ông tập hợp những thần thoại, truyền thuyết hình thành 2 bộ sử thi đồ sộ: I-li-at và Ô-đi-xê.
2. Tác phẩm Ô-Đi-Xê:
 a. Gồm 12 110 câu thơ chia thành 24 khúc ca. 
 b. Tóm tắt cốt truyện:
 c. Nội dung:
 - Bức tranh hoành tráng hào hùng của con người Hi Lạp trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, di dân mở đất.
 - Ca ngợi trí tuệ, ý chí của con người và ước mơ cuộc sống hòa bình.
- Ca ngợi TY quê hương, gia đình, thủy chung.
 3. Đoạn trích:
 a. Vị trí: Khúc ca thứ 23 của Sử thi.
 b. Bố cục: (2 phần)
 - P1: Từ đầu cho đến “ kém gan dạ”.
 Tâm trạng của P khi nghe tin U trở về.
 - P2: Phần còn lại: Thử thách và sum họp.
II. Đọc hiểu:
 1. Tâm trạng của P khi nghe tin chồng trở về sau 20 năm:
- Nghe nhũ mẫu báo tin vui:
Sung sướng à suy tư à cân nhắc không tin.
- Nhũ mẫu tác động, thuyết phục:
+ Bằng chứng vết sẹo ở chân U.
+ Đánh cuộc bằng tính mệnh của mình. Nhưng P vẫn chưa tin – nghi ngờ thần linh lừa dối.
- Khi đối diện với U.
+ P phân vân, lặng thinh, sửng sốt ngồi xa
+ Khi âu yếm nhìn, khi cảnh giác.
- Đến mức:
+ Tê-lê-mác trách mẹ “độc ác”.
+ U kiên nhẫn, chờ đợi, giận dỗi.
 à P xúc động nhưng vẫn phân vân chưa tin dẫu cho( U đã thay quần áo đẹp như một vị thần) có sự tác động nhiều phía.
 è Pê-nê-lốp là người phụ nữ có trí tuệ, tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm, rất thận trọng
2. Thử thách và sum họp:
- P đưa ra thử thách: chiếc giường – bí mật chỉ 2 vợ chồng biết.
 + Tế nhị và khôn khéo
 . Không nói trực tiếp với U mà thông qua Tê lê-mác.
 . Theo đà tiếp lời U ( U không biết là vợ thử thách).
- U:
+ Giật mình, chột dạ
+ Buộc phải lên tiếng: tả tỉ mỉ bí mật chiếc giường
- P nhận ra chồng:
+ nhờ dấu hiệu riêng – giải tỏa nghi ngờ.
+ chạy lại, ôm hôn, khóc, thanh minh à chứng minh lòng thủy chung trong trắng; giọt nước mắt của hạnh phúc.
+ U cảm động – ôm vợ khóc dầm dề à nhạy cảm, giàu tình thương vợ.
è * P là một phụ nữ trong sạch, thủy chung, khôn khéo, thông minh, thận trọng.
 * U là người anh hùng có trái tim đa cảm.
Đó là sự gặp gỡ của 2 tâm hồn, 2 trí tuệ.
à Niềm vui sum họp, hạnh phúc gia đình.
 III. Tổng kết:
- Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ của người Hi Lạp cổ đại, đồng thời thể hiện khát vọng tình yêu, hạnh phúc hòa bình của họ.
 - Miêu tả tâm lí qua đối thoại và hành động, sử dụng so sánh ( đuôi dài), ngôn ngữ trang trọng, lối kể chậm rãi ( trì hoãn sử thi), những định ngữ.
à Đặc sắc nghệ thuật sử thi – tài năng Hô-me-rơ.
- Ghi nhớ: SGK.
3. Củng cố : 	- Đoạn trích đề cao 2 vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn, khát vọng hạnh phúc – khát vọng ngàn đời của con người.
 	- Nắm vững nghệ thuật đặc sắc của sử thi
4. Dặn dò: 	- Tiết sau Trả bài số 1.
- Soạn bài “ Ra Ma buộc tội”. 
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết:16	
Ngày soạn: 20/ 9/ 08.	
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Thông qua việc trả bài giúp học sinh rút kinh nghiệm 
	- Xác định yêu cầu về nội dung và thể loại
- Cách lập dàn ý.
	- Phương pháp làm bài
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
1. Phương tiện thực hiện:
 Giáo án; bài kiểm tra học sinh.
2. Cách thức tiến hành: Giáo viên nhận xét; trả bài cho học sinh; hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Dạy bài mới: GV gọi HS ghi lại đề bài số 1 lên bảng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV ghi đề bài lên bảng và nhận xét chung.
HĐ2: GV hướng dẫn Hs phân tích đề, lập dàn ý.
 TT1: Phân tích nội dung? Kiểu bài?
 TT2: Lập dàn ý.
 ? Kiểu bài cảm nghĩ thường có mấy phần? Cụ thể?
 ? Phần cảm xúc theo em có thể là những cảm xúc nào?
GV gọi vài HS. Sau đó đi đến thống nhất.
? Phần suy nghĩ theo em cần nêu ý gì?
GV gọi vài HS. Sau đó đi đến thống nhất.
HĐ3: GV hướng dẫn HS sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
TT1: GV ghi lại lỗi sai lên bảng, gọi HS sửa lỗi và nhận xét.
TT2: GV ghi các câu dùng từ chưa hợp lí lên bảng. Gọi HS lên sửa lại cho đúng, sau đó chỉ ra từ dùng sai và nguyên nhân sai.
TT3: GV ghi lại những câu sai ngữ pháp. Gọi HS chỉ ra nguyên nhân sai và cách sửa lại cho đúng.
HĐ4: GV Tổng kết, rút kinh nghiệm cho HS.
TT1: HS nhận bài, nêu ý kiến thắc mắc.
TT2: GV chọn bài viết tốt đọc cho cả lớp nghe.
Phạm Đỗ Bích Trâm, Trần Thị Minh Nguyệt, Phạm Thanh Thúy, Huỳnh Thị Kiều Duyên.
TT3: GV rút kinh nghiệm cho HS.
 I. Nhận xét chung: 
1. Ưu điểm: 
- Không ai lạc đề, bỏ giấy trắng.
- Nêu được cảm xúc, 1 số em viết tốt.
 2. Tồn tại: 
- Còn nhiều em chưa nắm vững phương pháp làm bài, sa vào kể, ít cảm xúc, câu văn diễn đạt vụng về, sai chính tả... 
- Về hình thức: không chừa lề, không kẻ ô lời phê ghi điểm, không ghi họ, chữ viết quá xấu.
II. Phân tích đề - Lập dàn ý:
1. Phân tích đề:
- Nội dung: Ghi lại cảm nghĩ những ngày đầu vào học ở trường THPT Hòa Vang.
- Kiểu bài: Cảm nghĩ.
2. Lập dàn ý:
a. Cảm xúc:
- Vui vì sau bao nỗ lực đã được tuyển vào trường; cảm thấy mình lớn lên
- Tự hào vì được vào trường có truyền thống dạy tốt học tốt.
- Thấy bỡ ngỡ vì trường mới
- Yêu mến nơi sẽ trở thành ngôi nhà thứ 2 của mình trong những năm cuối của thời áo trắng; cho mình hành trang bước vào đời.
- Thấy gần gũi vì nơi đây các bậc cha, anh đã học tập, gắn bó.
- Cảm xúc càng lúc càng dâng trào, ước muốn được khám phá, tìm hiểu, gắn bó.
b. Suy nghĩ:
- Học tốt để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô cũ – mới.
- Yêu mến, quan tâm, đóng góp cho ngôi trường, lớp học.
- Cố gắng để phát huy truyền thống 47 năm của trường.
III. Sửa lỗi cụ thể :
1. Lỗi chính tả: 
	Từ dùng sai	Sửa lại 
	Cháng chường chán chường
	Chói chan chói chang
	Van lên vang lên
	Bân khuân bâng khuâng
2. Lỗi dùng từ:
 - Đứng trước trường tôi thấy bàng hoàng.
 - Dùng từ không thống nhất: mẹ, má; mẹ, bà 
 - Mấy đứa bạn em hỏi trường Hòa Vang là trường nào?
3. Lỗi về câu:
- Câu diễn đạt lủng củng
- Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ
IV. Tổng kết, rút kinh nghiệm:
1. Giải đáp thắc mắc( nếu có)
2. Đọc bài văn mẫu: 
3. Rút kinh nghiệm:
3. Củng cố:
	HS nắm vững kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. Rút kinh nghiệm dùng từ, đặt câu.
4. Dặn dò: Soạn bài Ra ma buộc tội.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 Minh BT.doc