Giáo án môn Ngữ văn 10 - Trao duyên

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Trao duyên

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.

 + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.

 - Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 

doc 4 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 51015Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRAO DUYÊN
 (Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.
 	+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
 - Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Toàn bộ Truyện Kiều là một bi kịch, đây là một bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy. Quyết định bán mình cứu cha và em, trong đêm cuối cùng trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh một món nợ tình với Kim Trọng:
 “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
 Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”
Thúy Vân chợt tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han. Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim. Đoạn trích tái hiện lại câu chuyện đặc biệt ấy...
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
H: Đoạn trích được trích từ vị trí nào trong truyện Kiều? Nội dung của đoạn trích?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Đọc- hướng dẫn HS cách đọc
HS: 2 em đọc.
H: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS: Trao đổi, thảo luận, chia bố cục
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
Hoạt động 2
H: Mở đầu đoạn thơ gây cho em ấn tượng gì? Ý nghĩa? 
HS: Làm việc cá nhân, nêu ấn tượng và ý nghĩa, giải thích
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Đối diện với hoàn cảnh thực tại, Thúy Kiều đang đắn đo:
 Hở môi ra, cũng thẹn thùng 
 Để lòng, thì phụ tấm lòng với ai.
Nhưng rồi đột ngột yêu cầu Thúy Vân ngồi lên cho mình lạy rồi mới nói tiếp, cử chỉ thật bất ngờ, bất bình thường, ngay cả với Kiều (vì trước đó một giây nàng chưa hề nghĩ tới), cả với Vân (dù tâm hồn nàng đơn giản đến đâu). Bởi cái việc nàng sắp nói vô cùng quan trọng, thiêng liêng, ảnh hưởng cả cuộc đời.
H: Tại sao Nguyễn Du lại dùng từ “cậy” và “chịu”? Có thể thay thế từ “nhờ và nhận” không? Vì sao? Hành động “lạy” của Thúy Kiều có ý nghĩa gì?
HS: Thảo luận, trao đổi, phát biểu
GV: Nhận xét, bình một số ý
- Nguyễn Du dùng cậy mà không dùng nhờ, chọn chịu mà không dùng nhận bởi vì: giữa các từ ấy có sự khác biết tinh vi.
+ Nếu thay “nhờ” bằng “cậy” không những thanh điệu tiếng thơ nhẹ đi (B- T) mà còn làm giảm đi cái quằn quại, đau đớn, khó nói của Kiều, ý nghĩa hi vọng tha thiết của một lời gởi gắm, trăng trối cũng mất.
+ Nhận có phần nào tự nguyện, chịu thì hình như vì nài ép nhiều quá, nể mà phải nhận, không nhận không được! Tình thế của Thúy Vân lúc ấy, chỉ có thể chịu mà thôi.
- “Lạy” vì đó là việc nhờ cậy cực kì quan trọng “chị lạy em” sự việc thật bất ngờ, phi lí mà hợp lí biết bao, bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình, hành động đó đầy kính cẩn, trang trong và cho ta thấy: Thúy Kiều coi em mình là ân nhân số một của đời mình.
H: Hãy phân tích lí lẽ trao duyên của Thúy Kiều? Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Lời lẽ trao duyên chưa chính thức nhưng đã ra ý ràng buộc mặc em, tùy em định liệu.
- Nhắc lại vắn tắt mối tình dở dang Kiều- Kim. Kiều đành chọn cách hi sinh tình vì hiếu.
- Lí lẽ cơ bản ở đây là tình cảm chị em máu mủ, ruột rà.
- Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân: Các điển tích: keo loan, tơ duyên + các thành ngữ: tình máu mủ, thịt nát, xương mòn, lời nước non, ngậm cười chín suối...
GV: Nhận xét, kết luận
H: Khi giải bày lí lẽ trao duyên, tâm trạng của Kiều như thế nào?
I. Đọc- tìm hiểu chung đoạn trích:
1. Vị trí của đoạn trích:
- Là đoạn thơ mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thuý Kiều. Tình huống của Kiều là tình huống trao duyên.
- Trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều là lời Thuý Kiều nói với Thuý Vân
2. Đọc văn bản: 
 Đọc diễn cảm
3. Bố cục: có 3 đoạn
- Câu 1 - câu 12: Thuý Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thuý Vân.
- Câu 13 - câu 26: Thuý Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.
- Câu 27 - câu 34: Thuý Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng.
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Thuý Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thuý Vân: (Câu 1- 12)
 * Đoạn thơ mở ra với một tư thế lạ: Chị thỉnh cầu em và hạ mình lạy em 
 → Báo hiệu điều không bình thường
- Từ ngữ: 
+ Cậy: Tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng.
+ Chịu: Bắt buộc, thông cảm mà chịu.
+ Thưa: Sự trang trọng
 → Lời lẽ, ngôn ngữ được lựa chọn chính xác, chặt chẽ 
- Hành động: Thuý Kiều lạy Thuý Vân 
→ Hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm. 
 - Thuý Kiều dùng lời lẽ để thuyết phục Thuý Vân:
+ Kể cho Vân nghe hoàn cảnh khó xử của mình: Tình yêu với Kim Trọng dang dở vì gia đình gặp tai biến.
+ Nhờ em thay mình chắp nối mối duyên tình.
→ Kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu.
=> Lời lẽ ngắn gọn chân tình gợi sự cảm thông.
- Thuý Kiều tiếp tục thuyết phục Thuý Vân.
+ Thuý Vân còn trẻ, còn có tương lai.
+ Thuý Vân với Thuý Kiều là chỗ máu mủ tình thâm.
+ Nếu phải chết, Thuý Kiều cũng vui lòng.
 → Sử dụng cách nói dân gian tạo hiệu quả thuýêt phục cao.
- Tâm trạng: biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, nhẹ nhàng, sung sướng.
=> Trong không khí trang trọng, với lời lẽ chân tình mà khẩn thiết Thuý Kiều đã nhờ Thuý Vân làm một việc thiêng liêng là thay mình trả nghĩa lấy Kim Trọng.
 IV. Củng cố: GV gọi Hs đọc lại đoạn thơ và khái quát những ý chính để củng cố bài học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiếp tiết 2 của đoạn trích “Trao duyên”
 VI. Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 2
H: Thúy Kiều đã trao kỉ vật gì cho em? Khi trao kỉ vật Kiều nói với em ntn? Em hãy nhận xét
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
GV: Nhận xét, bổ sung
H: “Của chung” khác “của tin” ntn? Kiều trao kỉ vật trong tâm trạng ra sao? Tại sao Nguyễn Du dùng ‘của chung” rồi chuyển sang “của tin”?
HS: Thảo luận, phát biểu ý kiến.
GV: Nhận xét, kết luận
H: Trong lời dặn dò em, Kiều luôn cho mình là người “mệnh bạc”, em hiểu thế nào là người “mệnh bạc”. Từ đó cho ta thấy tâm trạng gì của Kiều?
HS: Thảo luận, tranh luận, phát biểu
GV: Nhấn mạnh
- Kiều tự coi mình là người mệnh bạc, người có số mệnh bạc bẽo, không may, đầy bất hạnh, không thoát ra được nó giống như một định mệnh. Vì vậy mà lòng Kiều thổn thức, tiếc nuối, não nề, đau xót.
+ Kiều hình dung về tương lai mù mịt của mình.
+ Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận: hồn tả tơi, vật vờ trong gió, không siêu thoát được nhưng vẫn mang nặng lời thề.
+ Kiều dằn vặt, lâm li, ai oán, nửa tỉnn nửa mê, lời nói phảng phất như từ cõi âm vang vọng về
- Hình ảnh, âm điệu trong đoạn thơ chập chờn, thần linh, ma mị: gió hiu hiu, hương khói, ngọn cỏ, lá cây, hồn oan...
H: Thúy Kiều hướng đến TY và Kim Trọng trong tâm trạng ntn? 
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
GV: Nhận xét, bổ sung
- Hướng về TY và Kim Trọng, Kiều vẫn quẩn quanh với nỗi đau mất mát không thể hàn gắn được: trâm gãy, bình tan, thân phận nàng: bạc như vôi, như hoa trôi, nước chảy, tất cả dang dở, đổ vỡ hết.
H: Em có nhận xét gì về ý nghĩa của 2 câu cuối? Từ đó nhận xét về nhân cách của Kiều?
HS: Thảo luận, nhận xét.
GV: Nhấn mạnh
Hoạt động 3
GV Hướng dẫn HS tổng kết bài học
II. Đọc hiểu văn bản: (tiếp)
2. Thuý Kiều trao kỉ vật và dặn dò em: (Câu 13-26)
- Thuý Kiều nói với Thuý Vân:
“Duyên này thì giữ / vật này của chung”
Tình duyên thuộc về Thuý Vân/ Kỉ vật là của hai người
- Nhịp thơ 4/4 đứt đoạn như tiếng khóc.
	Đó là ngôn ngữ của tình cảm! 
 → Thuý Kiều trao duyên nhưng không trao tình. 
- Kỉ vật được nhắc đến:
	+ Chiếc vành
	+ Tờ mây 
	+ Phím đàn
	+ Mảnh hương
→ Minh chứng cho tình yêu say đắm của Kim - Kiều trước đây.
- “Của chung”: của chàng, của chị, nay còn là của em.
- “Của tin” niềm tin, hồn chị để cả ở trong ấy.
→Tâm trạng nuối tiếc, đau đớn vì phải chia li với mối tình đẹp đẽ, lãng mạn.
- Trong lời dặn dò em, Kiều cho mình là người “mệnh bạc”; Nhiều lần Kiều nhắc đến cái chết.
→ cho thấy tâm trạng bi kịch, nỗi đau đớn tột cùng và sự tuyệt vọng của Kiều lúc trao duyên.
=> Nỗi đau, điều suy nghĩ của Thuý Kiều rất đời thường, rất nhân bản.Nhà thơ đã nhập thân vào nhân vật để hiểu và thể hiện thành công nội tâm nhân vật.
3.Thuý Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng:
- Trở về với hiện tại, Kiều bị giằng xé giữa một bên là mất mát không gì cứu vãn nỗi với một bên là tình yêu mãnh liệt.
 Trâm gãy, gương tan > < muôn vàn ái ân.
- Tiếp đó, Kiều hướng về Kim Trọng nói lời tạ lỗi với những day dứt, giày vò và khẳng định tình yêu tươi đẹp chỉ còn là quá khứ!
- Trong tận cùng đau khổ Kiều đã tự oán trách số phận:
	“ Phận bạc như vôi”.
→ Lời cật vấn thể hiện sự bế tắc!
- Kiều gọi người yêu ( 2 lần ): Lời độc thoại
+ Thể hiện tình cảm nồng nàn không thể kìm nén.
+ Lời vĩnh biệt.
+ Khẳng định mình đã phụ kim Trọng.
→ Kiều có thân phận khổ đau nhưng nhân cách sáng ngời! 
III. Tổng kết:
* Nội dung:
Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng đau xót cực độ của Thuý Kiều khi phải đứt ruột trao mối duyên tình. Ở Kiều , tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
* Nghệ thuật:
- Miêu tả, phân tích tâm lí, tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn của Kiều: tinh tế, chân thực, linh hoạt.
- Chất trữ tình và chất bi kịch.
 IV. Củng cố: 
 1. Đoạn trích mang nhan đề “Trao duyên” nhưng cuối cùng có trao duyên được không? Tại sao đoạn này được gọi là một bi kịch?
 2. Cái thần của đoạn thơ ở đâu?
Gợi ý: - Duyên đã trao được vì Thúy Vân đã nhận, nhưng TY của Kiều không thể trao được.
 - Đoạn thơ là một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm nhân vật càng lúc càng căng thẳng, cuối cùng
 dẫn đến bế tắc, bi đát.
	- Cái thần của đoạn trích: Trao duyên mà chẳng trao được tình! Đau khổ vô tận! Cao đẹp vô
 ngần! (Lòng vị tha, đức hi sinh)
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị đoạn trích: Nỗi thương mình
 VI. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Trao Duyên.doc