Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

A. Mục tiêu: Giúp HS

1. Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ: Cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.

2. Biết cách đọc - hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc, có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.

3. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV, thiết kế bài học

C. Cách thức tiến hành

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

1 Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới: Xưa kia, với quan niệm "thi dĩ ngôn chí" các thi nhân thường làm thơ phú để tả cảnh, qua đó ngụ ý, ngụ tình. Khi đó, nhà thơ không chỉ hướng người đọc vào một mẫu lí tưởng, hoài bão trong tâm trí mà còn hướng người đọc vào vị thế, địa vị, cảnh ngộ của chính mình trong thế giới.

 

doc 6 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 2627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhàn
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. Mục tiêu: Giúp HS
1. Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ: Cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
2. Biết cách đọc - hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc, có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị. 
3. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm 
B. Phương tiện thực hiện: 
- SGK, SGV, thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành 
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: Xưa kia, với quan niệm "thi dĩ ngôn chí" các thi nhân thường làm thơ phú để tả cảnh, qua đó ngụ ý, ngụ tình. Khi đó, nhà thơ không chỉ hướng người đọc vào một mẫu lí tưởng, hoài bão trong tâm trí mà còn hướng người đọc vào vị thế, địa vị, cảnh ngộ của chính mình trong thế giới. 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
- GV: Hãy nêu ý chính về con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
- GV nhận xét, nói rõ thêm một số ý.
- GV: Hãy đọc văn bản thơ và xác định đại ý của văn bản thơ. 
- GV: Là bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường, vần thơ "giản dị mà linh hoạt", "không màu mè mà ý vị" tìm hiểu bài thơ theo 2 cách: theo kết cấu và theo những vấn đề toát lên từ tác phẩm. 
- GV: Hãy đọc văn bản thơ và xác định đại ý của văn bản thơ. 
GV: Là bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường, những vần thơ "giản dị mà linh hoạt", "không màu mè mà ý vị" tìm hiểu bài thơ theo 2 cách: theo kết cấu và theo những vấn đề toát lên từ tác phẩm. 
(Chúng ta lựa chọn cách 2) 
GV: Hãy theo dõi C1,2 và C5,6 của tác phẩm. Theo em hai cặp câu đó biểu lộ điều gì ?
(?) Có ý kiến cho rằng đó là một cuộc sống rất quê mùa, khổ cực. ý kiến của em ?
- HS thảo luận 
- GV tổng kết các luồng ý kiến, chốt vấn đề
(?) Trong lời thơ, tác giả có nhắc đến yếu tố thời gian 4 mùa nhưng là ở phương diện thời điểm. Em có nhận xét gì về hình ảnh con người, tâm thế con người trong thời gian đó ?
(Câu hỏi này cho HS khá giỏi, GV nhận xét, chốt). 
* GV chuyển dẫn 
Tuyết Giang Phu Tử về với thiên nhiên, sống hoà theo tự nhiên còn là 1 cách để thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, để không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn an nhàn, khoáng đạt. Nhân cách NBK đối lập với danh lợi như nước với lửa. Theo em cặp câu nào trong bài bộc lộ vẻ đẹp nhân cách ấy của ông ? 
+ Trong câu thơ, nghệ thuật nào là nổi bật ? Nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ nội dung ?
- GV mở rộng: Trong lời thơ, NBK cũng thể hiện một thời gian vũ trụ tự nhiên với 4 thời điểm xuân, hạ, thu, đông nhưng đó là thời gian tĩnh tại, thời gian tuần hoàn bất biến (khác với thời gian vận động bức bách như trong thơ Trần Tử Ngang, Lí Hạ, Lí Bạch (đời Đường) và con người - tuỳ lúc mà thích nghi, tuỳ tự nhiên mà điều chỉnh các hứng của mình. Do thuận theo tự nhiên, theo thời gian mà có thể được thảnh thơi, nhàn nhã, không câu thúc. 
à Như vậy nhàn ở đây là hứng nhàn
Nhàn ở đây là sống hoà hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. 
+ Em hiểu như thế nào là "chốn lao xao" ?
+ Vậy nơi vắng vẻ là những nơi nào ? 
+ Xem vậy thì ai dại ai khôn ?
+ Hãy lí giải tại sao NBK lại có sự lựa chọn như thế? 
- GV mở rộng nâng cao vấn đề trên cơ sở hoàn cảnh lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hơn). 
- GV chuyển dẫn: Nói như vậy có nghĩa là sự lựa chọn ấy của NBK là rất tỉnh. Vậy thì 2 câu thơ 3, 4 không chỉ bộc lộ vẻ đẹp nhân cách mà còn bộc lộ vẻ đẹp trí tuệ của ông. 
+ Theo em, trong cơn bão táp của thời đại là người học rộng biết nhiều thông quán cổ kim, giỏi khoa lí số, biết việc thiên cơ lại thêm chứng kiến bao trò dâu bể, bao cuộc gươm đao, thái độ của NBK trước cuộc sống là gì? 
+ Từ đó em hiểu chút gì về đặc điểm thơ NBK và hình ảnh con người trong thơ ông ? 
GV chuyển dẫn: 
Nhãn quan tỏ tường ấy thể hiện ở 2 câu kết. Câu kết trong thơ trung đại thường là câu nghị luận bày tỏ quan điểm và chính câu kết cho thấy xu hướng của thơ. Nó mang tính chất tuyên ngôn, công bố lập trường, thái độ có tính chất lí tính. Dạng câu tuyên ngôn này làm cho thơ gần với cách ngôn, với giáo huấn, tự giới, đậm màu sắc ngôn chí, tỏ lòng.
Vậy trong hai câu kết của bài thơ NBK bày tỏ điều gì ?
Để bày tỏ quan niệm ấy NBK đã mượn tích gì ? (Hãy đọc chú thích 3, 4 SGK/129) 
(?) Qua đó, em cảm nhận như thế nào về nhân cách NBK ?
- GV mở rộng:
Lấy tích trong truyện đời Đường, kể chuyện Thuần Vu Phần vốn là một viên tướng tài, tính tình phóng khoáng, do xúc phạm thống soái, bị quở mắng, bèn từ chức, thích uống rượu làm vui. Một hôm rượu say ngủ bên gốc hoè mơ thấy được mời làm phò mã cho vua nước Hoè, phú quý rất mực, tỉnh dậy thì ra làm quan ở nước kiến, ở tổ kiến bên gốc cây hoè. 
Nhà thơ tự ví mình với Thuần Vu Phần , cũng từ quan, đến gốc cây uống rượu say, dù có mơ được sống phú quý thì cũng chỉ là giấc mơ mà thôi. 
- Nhà thơ trước sau xem chốn lao xao, phú quý kia chỉ là chiêm bao, không đích thực. Vậy là bằng cách coi thường phú quý, nhà thơ khẳng định sựa lựa chọn của mình, thể hiện cái chí từ bỏ công danh, sống ẩn dật, sống dưa muối đạm bạc 
+ Qua việc tìm hiểu tác phẩm trên đây một em hãy khái quát lại giá trị tác phẩm ?
* Củng cố:
Tập đọc lại bài thơ cho đúng âm điệu thơ: Toàn bài đọc nhẹ nhàng thong thả. Hóm hỉnh khi đọc hai câu 3, 4. Thanh thản thoải mái khi đọc 4 câu thơ cuối. Chú ý cách ngắn nhịp đúng: Nhịp 4/3. Riêng câu 1: 2/2/3. Câu 3, 4: 2/5. Nhịp thơ rất biến hoá gợi lên một tâm thế đủng đỉnh khoan thai
* Dặn dò: Soạn bài: “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.
I – Tiểu dẫn
1. Tác giả. (Tiểu dẫn SGK)
* Nội dung: Mang tính giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội. 
* Nghệ thuật: 
- Giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà ý vị.
- Có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý.
2. Tác phẩm 
- Xuất xứ: Nhàn là bài thơ nôm số 73 trong sách "Bạch Vân quốc ngữ thi" viết về thiên nhiên và vịnh nhàn. 
- Nhan đề bài thơ: Do người đời sau đặt.
- Đại ý: Đó là bài thơ thể hiện cái chí từ bỏ công danh, sống dưa muối đạm bạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. Đọc - hiểu
1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Một mai, một cuốc, một cần câu,
 Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
 ....Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
- Nhịp 2/2/3 cùng với cách dùng số từ + danh từ liên tiếp kể ra những dụng cụ lđsx: mai, cuốc để xới lộn đất, cần câu để câu cá. 
à Câu thơ đưa ta về với cuộc sống nguyên sơ, thuần hậu, tự cung tự cấp hết sức giản dị.
à Cụ Trạng Trình - 1 bậc đại khoa mà lại về sống giữa thôn quê như một lão nông thì cũng là một sự ngông ngạo trước thói đời. Ngông ngạo mà không ngang, mà cứ ung dung, thanh thản như không. 
à Cái gia tài có 3 thứ, thứ nào cũng chỉ có một, nhưng với Bạch Vân cư sĩ là sự đầy đủ. Vì thế dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, riêng "ta" cứ thảnh thơi, nhàn nhã, vui vầy giữa chốn nước non cùng dòng xanh sông Tuyết Giang quê nhà, bất cần các thú vui khác.
à Có thể nói hoàn cảnh cuộc sống là vất vả, khổ cực, phải tự lao động nhưng nhà thơ đã sẵn sàng chấp nhận và như còn vui, thích thú với cuộc sống đó.
Cuộc sống ấy của NBK có khác nào cách sống cần cù, thanh bạch của ức Trai trong thế kỷ XV sau khi đã thoát vòng danh lợi. 
Ao cạn vớt bèo cấy muống ... nặng vay then
 (Thuật hứng - 24) 
- Măng trúc, giá đỗ à những thức ăn quê mùa, dân dã, đạm bạc, mùa nào thức ấy rất tự nhiên, sẵn có, hầu như không cần lo nghĩ, chạy vạy. 
- Ăn thì đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt ra sao ? Cũng tắm hồ, tắm sen như bao người dân quê khác, mùa nào sinh hoạt ấy.
 à Đó quả là một cuộc sống rất khổ cực 
à Song các em cần nhớ: Các nhà nho xưa "cầu đạo, bất cầu thực", họ coi thường miếng ăn, họ chuộng tự do nội tâm hơn là sự khổ cực bên ngoài. Hơn nữa, đây là 1 cuộc sống đạm bạc chứ không khắc khổ. Tắm hồ sen về mùa xuân, tắm ao về mùa hạ, đó là một thú quê, đó còn là một cách để thanh sạch tâm hồn, để di dưỡng tinh thần cho thêm phần thanh cao. 
Cuộc sống tự nhiên đạm bạc ấy là cuộc sống hợp với đạo, cho nên nó tạo cho NBK cảm giác thú vị sung sướng, thanh thản (điều đó thể hiện qua âm điệu thơ: nhịp nhàng (4/3) hình ảnh đẹp lại đối nhau rất chỉnh và cân xứng, cảnh sinh hoạt với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, ảm đạm, trái lại thơ mộng, thanh thản).
à Đó là cuộc sống hoà hợp với tự nhiên "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá" - nói như Xuân Diệu là có cảm giác ăn giá tuyết, uống băng đông. "Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao" - thì vừa có nước trong, vừa có hương thơm thanh quý. Một cuộc sống thanh đạm nhường ấy, dễ mấy ai có được như nhà thơ ? 
2. Vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
- ở đây NBK tự nhận mình là dại, nhường phần khôn cho người. Hai câu trong phần thực đối nhau: "Ta" >< "người khôn" 
Dại tìm nơi vắng vẻ >< Khôn đến chốn lao xao
Nghệ thuật đối ấy đã tương phản và đối lập hai quan niệm sống, hai cách sống, hai nhân cách trong cuộc đời.
- Chốn lao xao: Đó là chốn cửa quyền, là đường hoạn lộ, là chốn bon chen danh lợi, là nơi bọn cơ hội vênh vang tự đắc lên mặt đạo đức dạy đời, là nơi phải luồn lọt, đua tranh, can qua, nơi lòng người thâm hiểm không lường hết, là nơi đồng tiền hôi tanh đã trở thành sức mạnh của cán cân công lý: 
Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền
 (Thơ nôm - Bài số 5) 
- Nơi vắng vẻ: Là nơi tự làm mà ăn tuỳ thuộc vào sự ưu đãi của thiên nhiên, do đó mà không đua tranh, không thủ đoạn... Là nơi không người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người, không đố kị, bon chen. Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và thảnh thơi, thanh thản, nhàn hạn của tâm hồn
à Khôn mà hoá dại, dại mà lại khôn. Nhà thơ đã tuyên bố sự lựa chọn của mình một cách kiêu hãnh và tự tin (qua cách xưng hô "ta" - "người" và ít nhiều chế giễu mỉa mai bọn người được gọi là "khôn" kia (qua cách nói ngược nghĩa). 
à Như vậy, tìm đến "nơi vắng vẻ", tìm đến sự thanh cao, tìm thấy sự thư thái của tâm hồn, Bạch Vân cư sĩ có niềm vui: "Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào". Niềm vui như hiện lên trong bước đi ung dung "thơ thẩn". Niềm vui chi phối cả âm điệu bài thơ, cứ nhẹ nhàng, lâng lâng, cứ thanh thản, thoải mái một cách kỳ lạ. 
à Qua quan niệm dại và khôn, NBK đã trình bày với người đọc cả 1 triết lí nhàn. Triết lí sâu sắc mà đùa vui hóm hỉnh trong cách nói ngược nghĩa. Triết lí nhàn của Trạng Trình là trở về với tự nhiên, sống hoà hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi.
à Về điều này, thế kỷ XV, Nguyễn Trãi cũng đã từng tổng kết: Dưới công danh đeo khổ nhục 
 Trong dại dột có phong lưu 
Trong câu thơ, chúng ta thấy xuất hiện hai không gian (không gian siêu thoát và không gian thế tục) ở trong lựa chọn. Không gian siêu thoát đầy thiên nhiên nhưng lại vắng bóng người và sự bận rộn của con người, vắng khách tục; là không gian được suy tôn. Đối lập với không gian thanh nhàn thoát tục ấy là không gian thế tục với những tính chất đông đúc, gập ghềnh, đắng cay theo kiểu "cửa quyền nhiều hiểm hóc", "đường lợi cực quanh co". Đây cũng chính là kiểu xây dựng không gian đặc trưng của thơ trung đại (kiểu không gian nhàn tản thoát tục - đặc biệt nhiều trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm). Đối lập không gian để tạo thành sự đối lập giữa thanh cao và phàm tục, ngoài đời và trong đời.
- Được đào tạo theo lí tưởng Nho gia đương nhiên NBK có "Ước một tôi lành chúa thánh minh" để phụng thờ.Trung với đạo thánh hiền, mà không thể trung với hôn quân bạo chúa. Vậy là xuất để hành đạo, nhưng không gặp thời đành phải xử để cầu nhàn. 
3. Vẻ đẹp trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm 
- Trạng Trình là 1 bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh tảo. Tỉnh táo trong sự chọn lựa: "Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ", mặc cho "Người khôn, người đến chôn lao xao". Tỉnh táo trong cách nói đùa vui, ngược nghĩa (dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hoá dại), ở một bài thơ khác NBK viết: Khôn mà hiểm độc là khôn dại 
 Dại vốn hiền lành ấy dại khôn 
 (Thơ Nôm, bài 94)
Như vậy thì dại, khôn ở NBK có phần xuất phát từ trí tuệ, triết lí dân gian "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác". Dựa vào đạo, ông có nét ngông ngạo của riêng mình "Ta ít đua chen cùng trượng phụ" ("Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm" Tr87) 
à NBK đã đem đến một con người lí trí, nghị luận trong thơ, (vì thế có người gọi ông là nhà thơ triết lí). Với NBK, cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà hợp với tự nhiên, sống nhàn, giữ cốt cách thanh cao của nhà hiền sĩ. 
- Nhà thơ bày tỏ quan niệm công danh, của cải, quyền quý chỉ là một giấc chiêm bao.
à Vậy là với cái nhìn thông tuệ, nhà thơ tìm đến cái say" chỉ là để "tỉnh" .
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
* Hai câu thơ càng khẳng định mạnh mẽ nhân cách của NBK. Trí tuệ nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bỏ chốn lao xao quyền quý đến nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao. 
III - Tổng kết 
Bài thơ có ngôn ngữ bình dị, giọng điệu khoan thai, thể hiện một tâm thế thanh cao, coi thường danh lợi, phú quý, bon chen trong cuộc đời. Hình ảnh Tuyết Giang Phu Tử hiện lên thấp thoáng sau vần thơ đã làm cho ta kính phục và ngưỡng mộ kẻ sĩ quân sử thời loạn. 
Học bài thơ, chúng ta còn hiểu rõ hơn về cảm hứng thế sự trong thơ NBK và trong thơ văn trung đại. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc25Nguyen Binh Khiem - Nhan.doc