Truyện Kiều đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Truyện Kiều đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

TRUYỆN KIỀU

 ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

1.TRUYỆN KIỀU: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG

 “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, khi Nguyễn viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Đó là lời nhận định của Chế Lan Viên về Truyện Kiều và về Đại thi hào Nguyễn Du.Ông chủ Báo Nam Phong thời 30-45 cũng nhận định như thế: “Truyện kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Vậy thì ở Truyện Kiều có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà được đánh gia cao như thế!

 Về nội dung, ta thấy rằng: Qua tiếng nói riêng tư thầm kín của mình, Nguyễn Du đã nói lên được tiếng nói chung, khát vọng chung của mọi lớp người. Với những người có tài, có tâm thì họ thường bị ám ảnh bởi tư tưởng “Tài mệnh tương đố”(được điều này mất điều khác, cây cao ắt phải hứng nhiều gió, tài tử vô duyên hồng nhan bạc phận, nhân sinh thức tự đa ưu hoạn). Qua Truyện Kiều, Đại thi hào đã giải tỏa được nỗi ám ảnh ấy bắng cách nêu lên quy luật “Tài mệnh tương đố” rồi an ủi, động viên và sẻ san nỗi niềm với họ. Quy luật đó chính là: vì nàng Kiều có:tài-sắc-trung-hiếu-hạnh-nghĩa-tình vẹn toànnên cuộc đời phải long đong chìm nổi:”Hết nạn nọ đến nạn kia, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần; khi Vô Tích khi Lâm Tri, nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương; thoắt buôn về thoắt bán đi, mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi”.Qua cuộcđời, thân phận của Kiều, Nguyễn Du khái quát thành quy luật chung như vầy:”Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; lạ gì bỉ sắc tư phong, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen; anh hoa phát tiết ra ngoài, nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa; nghĩ đời mà ngán cho đời, tài tình chi lắm cho trời đất ghen; có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần. . .”. Đại thi hào nêu lên quy luật ấy rồi tự động viên, an ủi mình và cảm thông, sẻ chia cho thân phận nàng Kiều, cũng như cho thân phận của những người tài hoa, hiếu nghĩa nhưng phải gặp cảnh đời bất hạnh, rằng:”Những người hiếu nghĩa xưa nay, trời làm chi đến lâu ngày càng thương; người sao hiếu nghĩa đủ đàng, kiếp sao chọn những đoạn tràng thế thôi; thương vì hạnh trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba; tiểu thư nghĩ cũng thương tài, khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân; liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng mà tình nên thương; bể trần chìm nổi thuyền quyên, hữu tài thương kẻ vô duyên lạ đời; thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. . .”. Trước đây, và có rất nhiều người coi “Tài mệnh tương đố” là phần hạn chế của Truyện Kiều, nhưng theo tôi thấy thì đây m mới chínhlà phần tích cực . Là con người, dù Đông hay Tây, người taluôn có phần tâm linh để an ủi, động viên mình trong cơn sóng gió của đời. Trong ngục tù, Bác Hồ của chúng ta, từ trong thâm sâu của tâm linh và rất tự nhiên theo bản năngđã thốt lên như vầy:”Trời xanh cố ý hãm anh hùng, cùm xích tiêu ma tám tháng ròng”.Đó là bản năng giải toả nhữngámảnh của người tài

 

doc 40 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 3141Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Truyện Kiều đặc sắc về nội dung và nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRUYỆN KIỀU
 ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
1.TRUYỆN KIỀU: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG
      “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, khi Nguyễn viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Đó là lời nhận định của Chế Lan Viên về Truyện Kiều và về Đại thi hào Nguyễn Du.Ông chủ Báo Nam Phong thời 30-45 cũng nhận định như thế: “Truyện kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Vậy thì ở Truyện Kiều có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà được đánh gia cao như thế!
     Về nội dung, ta thấy rằng: Qua tiếng nói riêng tư thầm kín của mình, Nguyễn Du đã nói lên được tiếng nói chung, khát vọng chung của mọi lớp người. Với những người có tài, có tâm thì họ thường bị ám ảnh bởi tư tưởng “Tài mệnh tương đố”(được điều này mất điều khác, cây cao ắt phải hứng nhiều gió, tài tử vô duyên hồng nhan bạc phận, nhân sinh thức tự đa ưu hoạn). Qua Truyện Kiều, Đại thi hào đã giải tỏa được nỗi ám ảnh ấy bắng cách nêu lên quy luật “Tài mệnh tương đố” rồi an ủi, động viên và sẻ san nỗi niềm với họ. Quy luật đó chính là: vì nàng Kiều có:tài-sắc-trung-hiếu-hạnh-nghĩa-tình vẹn toàn nên cuộc đời phải long đong chìm nổi:”Hết nạn nọ đến nạn kia, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần; khi Vô Tích khi Lâm Tri, nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương; thoắt buôn về thoắt bán đi, mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi”. Qua cuộc đời, thân phận của Kiều, Nguyễn Du khái quát thành quy luật chung như vầy:”Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; lạ gì bỉ sắc tư phong, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen; anh hoa phát tiết ra ngoài, nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa; nghĩ đời mà ngán cho đời, tài tình chi lắm cho trời đất ghen; có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần. . .”. Đại thi hào nêu lên quy luật ấy rồi tự động viên, an ủi mình và cảm thông, sẻ chia cho thân phận nàng Kiều, cũng như cho thân phận của những người tài hoa, hiếu nghĩa nhưng phải gặp cảnh đời bất hạnh, rằng:”Những người hiếu nghĩa xưa nay, trời làm chi đến lâu ngày càng thương; người sao hiếu nghĩa đủ đàng, kiếp sao chọn những đoạn tràng thế thôi; thương vì hạnh trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba; tiểu thư nghĩ cũng thương tài, khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân; liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng mà tình nên thương; bể trần chìm nổi thuyền quyên, hữu tài thương kẻ vô duyên lạ đời; thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. . .”. Trước đây, và có rất nhiều người coi “Tài mệnh tương đố” là phần hạn chế của Truyện Kiều, nhưng theo tôi thấy thì đây m mới chính là phần tích cực . Là con người, dù Đông hay Tây, người ta luôn có phần tâm linh để an ủi, động viên mình trong cơn sóng gió của đời. Trong ngục tù, Bác Hồ của chúng ta, từ trong thâm sâu của tâm linh và rất tự nhiên theo bản năng đã thốt lên như vầy:”Trời xanh cố ý hãm anh hùng, cùm xích tiêu ma tám tháng ròng”. Đó là bản năng giải toả những ám ảnh của người tài
      Còn đại bộ phận độc giả thì sao, họ rất lấy làm thỏa mãn và vui sướng khi kình ảnh Từ Hải “đầu đội trời chân đạp đất” xuất hiện, để rồi quét sạch bao bất công và tàn ác, cứu Kiều ra khỏi “miệng sói hang hùm“. Đó là những gì độc giả rất lấy làm tâm đắc. Nhưng phải nói rằng điều tâm đắc nhất, có sức sống mãnh liệt, lay động nhất, và lôi cuốn nhất của Truyện Kiều vẫn là tính cách của nàng Vương Thúy Kiều:
      Kiều khuyên Từ Hải ra hàng nhằm tránh  cảnh:”Đống xương vô định đã cao bằng đầu”, đó là đức trung với vua với Dân, rằng:”Trên vì nước dưới vì nhà, một la đắc hiếu hai là đắc trung; hại một người cứu muôn người, biết đường kính trọng biết lời phải chăng; một niềm vì nước vì dân, âm công cất một đồng cân đã già”
   Kiều bán mình chuộc cha, và suốt 15 năm đoạn trường nàng luôn hướng về cha mẹ, đó là đức hiếu, rằng:”Để lời thệ hải minh sơn, làm con trước phải đền ơn sinh thành; hạt mưa sá nghĩ phận hèn, liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân; dâng thư đã thẹn nàng Oanh, lại thua ả Lý bán mình hay sao; thà rằng liều một thân con, hoa dù rã cánh lá còn xanh cây; rừng khuya tầng biếc chen hồng, nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn; giận duyên tủi phận bời bời, cầm dao nàng đã tính bài quyên sinh, nghĩ đi nghĩ lại một mình, một mình thi chớ hai tình thì sao, mai sau dầu có thế nào, truy nguyên chẳng kẻo lụy vào song thân; sân Lai cách mấy nắng mưa, có khi gốc tử đã vừa tay ôm; nhớ ơn chín chữ cao sâu, một ngày một ngả bóng dâu tà tà; sân hoè đôi đức thơ ngây, trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình; bóng dâu đã ngả ngang đầu, biết đâu ấm lạnh biết đâu ngọt bùi; xót thay xuân cỗi huyên già, tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi, chốc đà mười mấy năm trời, còn ra khi đã da mồi tóc sương; . . .”
       Kiều báo ân với Thúc Sinh, Mụ quản gia và với Vãi Giác Duyên, đó là đức nghĩa, rằng:”Nàng rằng nghĩa trọng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không, Sân Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân, gấm trăm cuốn bạc nghìn cân, tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là; dắt tay mở mặt cho nhìn, Hoa nô kia với Trạc Tuyền chính tôi, nhớ khi nhỡ bước sẩy vời, non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương, nghìn vàng gọi chút lễ thường, mà lòng Phiếu Mẫu mấy vàng cho cân”. Kiều khóc than cho Từ Hải, đó cũng là đức nghĩa vậy:” rằng Hồ Công hậu đãi ta, chút vì việc nước mà ra phụ lòng, giết chồng rồi lại lấy chồng, mặt nào mà lại đứng trong cõi đời”
      Mặc dầu trong 15 năm đoạn trường xa mặt, nhưng Kiều vẫn không cách lòng với mối tình đầu, mà luôn luôn canh cánhtrong lòng nhớ tới chàng Kim, đó là tình chung thủy vậy:”Dặm khuya ngất tạnh mù khơi, nhìn trăng mà thẹn những lời non sông; nhớ người dưới nguyệt chén đồng, bâng khuâng luống những rày trông mai chờ; nhớ lời nguyện ước ba sinh, xa xôi ai có thấu tình chăng ai; tóc thề đã chấm ngang vai, nào lời non nước nào lời sắt son; tiếc thay chút nghĩa cũ càng, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng; . . .”
      Và dầu cho 15 năm phải chịu cảnh:”Thiếp từ ngộ biến đến giờ, ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”, nhưng thực ra với Vương Thúy Kiều vẫn luôn là người con gái đức hạnh vẹn toàn. Thì đây:”Ngại ngùng thẹn gió e sương, nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày; những nghe nói đã thẹn thùng, nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe; vui là vui gượng khéo là, ai tri âm có mặn mà với ai; riêng lòng đã thẹn lắm thay, cũng là mặt dạn mày dày khó coi; nghĩ rằng trong đạo vợ chồng, hoa thơm phong nhụy trăng vòng tròn gương, chữ trinh đáng giá ngàn vàng, đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa; dù chàng nghĩ đến tình xa, đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ; khéo thay giở đuốc bày trò, còn tình đâu nữa mà thù đấy thôi, người yêu ta xấu với người, yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau; chữ trinh còn một chút này, chẳng cầm cho vững lại dày cho tan; . . .”Bởi cái đức hạnh sáng trong ấy, nên chàng Kim mới nhận xét về nàng thế này:”Như nàng lấy hiếu làm trinh, bụi nào cho đục được mình ấy vay; hoa tàn mà lại thêm tươi, trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa; gương trong chẳng chút bụi trần, một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm; . . .”. Đức hạnh ấy, nết na ấy của nàng Kiều được thăng hoa rồi vượt lên trên cả ý thức hệ Nho giáo:”Hai tình vẹn vẻ hoà hai, chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ, khi chén rượu khi cuộc cờ, khi xem hoa nở khi chờ trăng lên, ba sinh đã phỉ mười nguyền, duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Thì đấy, ” trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, nên đau lắm! Yêu nhau nhưng không thể trở thành vợ chồng, chỉ và phải xem là bạn bầy thôi! Đau lắm,Đức hạnh đến nhường ấy cơ sao! So với KIều của Thanh Tâm Tài Nhân(Trung Quốc) thì Kiều của Nguễn Du đức hạnh hơn cả ngàn lần, bởi nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân thì thế này:”Trai tham gái mến dắt nhau lên giường mở cuộc mây mưa; 300 lạng hổng chịu đâu, 500 lạng cơ”, còn kiều của Đại thi hào thì sao:”Những nghe nói đã thẹn thùng, nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe; riêng lòng đã thẹn lắm thay, cũng là mặt dạn mày dày khó coi”. Sáng tạo của Nguyễn Du và  Nguyễn Du lớn, Nguyễn Du thi hào chính là ở chỗ ấy!
       Thơ hay và được trường tồn chính là vì vậy! Vì qua tiếng nói riêng, nỗi lòng riêng mà nói lên được tiếng nói chung, nỗi niềm chung! Về Truyện Kiều, phải nói rằng Chu Mạnh Trinh là người vịnh Kiều, khái quát về tính cách của Kiều vào bậc hay nhất, tròn chín nhất, thì đây:
     “Mẫu đơn vùi dập cơn mưa gió
  Cái nợ yên hoa khéo đoạ đày;
   Công cha bao quản liều thân thiếp
  Sự nước xui nên phụ với chàng
  Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu
  Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng”
         “Hữu tài thương kẻ vô duyên lạ đời”. Đại thi hào không những khóc cho nàng Kiều, cho nàng Tiểu Thanh, mà ông còn khóc và sẻ chia cho hết thảy những người bất hạnh, và khóc cho cả thập loại chúng sinh. Bởi thế nên cụ Nguyễn luôn bị ám ảnh bởi”Tài mệnh tương đố“:”Thấy người mà ngẫm đến ta; đến bây giờ mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai;nỗi buồn kim cổ trời khôn hỏi, cái án phong lưu khách tự mang, chẳng biết 300 năm lẽ nữa, người đời ai khóc Tố Như chăng!”. Nay, ngày sinh nhật của cụ thì đã qua rồi(23-01-1776)! Lẽ ra khóc cho cụ vào ngày ấy(23-01-2008) thì mới phải! Tuy đã qua rồi, nhưng ta đọc Kiều để sẻ chia cho nỗi lòng của cụ, âu đó cũng là khóc cho cụ rồi! Khóc, khóc cho cụ an ấm lòng nơi chín suối, bởi chưa tròn 300 năm lẻ mà người đời đã khóc cho Tố Như rồi!
2. NGHỆ THUẬT: BÚT NHƯ MUỐN MÚA VÀ MỰC NHƯ MUỐN BAY
     Đó là nghệ thuật đã được thăng hoa của Truyện Kiều. Nghệ thuật ấy trước nhất được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, và việc sử dụng từ láy hết sức thuần thục, nhuần nhuyễn, điêu luyện của Nguyễn Du
    C ... , "trướng hồng", "cẩm hoa", "trướng đào", "buồng đào", "thềm hoa", "then hoa", "sân hoa", "sân đào", "sân mai", "kiệu hoa" v.v... Gọi là dấu vết kép vì trong đó vừa có bóng hoa vừa có bóng phụ nữ. Hoa và phụ nữ lồng vào nhau, thẩm thấu vào nhau. Người phụ nữ hoa đó lại sống trong một vũ trụ hoa. Không gian của Truyện Kiều là một thế giới đầy hoa. Hoa trải đầy mặt đất:
"Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời"
"Hoa trôi dạt thắm liễu xơ xác vàng"
"Hoa trôi man mác biết là về đâu"
Cuộc sống của Kiều luôn luôn là cuộc sống gần hoa, trong hoa, bị vây hãm bởi hoa:
"Hai Kiều e lệ, nép vào dưới hoa"
"Nàng từ lánh gót vườn hoa"
"Vội về giữa chốn vườn hoa"
"Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa"
"Băng mình qua dãy tường hoa"
Hoa cũng trở thành nơi ẩn nấp của các thế lực hắc ám sẵn sàng hiện diện:
"Dưới hoa dậy lũ ác nhân"
"Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào"
Hoa không chỉ là vẻ đẹp, là phẩm cách, không chỉ là ám ảnh, là sự bao vây, hoa còn nuốt chửng số phận người phụ nữ. Ta thấy hiện lên cái hành trình êm ả mà tàn khốc của những loài hoa ăn thịt người trong Truyện Kiều, nó bao vây những Kiều, những Đạm Tiên, nó ngả bóng vào trong thịt da và tâm trí để dần dần biến những con người tài sắc đó thành những bông hoa trôi dạt, tàn úa, xác xơ. Kể từ khi Kiều tự ví mình như bông hoa rã cánh:
“Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”
thì số phận Kiều đã trở thành số phận của hoa "cái số  hoa đào". Từ đó, mọi buồn vui yêu thương hạnh phúc và bất hạnh của Kiều bị giam trong số phận một cành hoa:
   "Xót nàng chút phận thuyền quyên
Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn"
   "Khi về hỏi liễu Chương Đài
Cành hoa đã bẻ cho người chuyên tay"
   "Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa"
   "Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung"
   "Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa"
   "Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về"
   "Chơi hoa dễ đã mấy người biết hoa"
   "Thiếp như hoa đã lìa cành 
Chàng như con bướm, lượn vành mà chơi"
Số phận của Kiều không phải chỉ là số phận của "cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn", bị tàn héo, tả tơi, rơi rụng qua những quăng quật và va đập, mà còn trở thành một thứ hoa khô, hoa ép, hoa tín hiệu không còn sinh khí của cuộc đời nữa, chỉ còn hiện ra như là những linh kiện ngôn ngữ gói ghém cái bản chất bi thảm của cõi người. Biết bao nhiêu thành ngữ Nguyễn Du sáng tạo ra bằng hình tượng đóa hoa: "sớm mận tối đào", "sen ngó đào tơ", "hoa xưa ong cũ", "hoa thải hương thừa", "hoa rụng hương bay", "hoa trôi nước chảy", "cỏ nội hoa hèn", "trăng tủi hoa sầu", "liễu ngõ hoa tường", "ngọc nát hoa tàn" v.v...
Hoa trong Truyện Kiều vừa là con người, vừa là thế giới, vừa là biểu trưng của người phụ nữ, vừa là hiện thân của hạnh phúc, vừa là dấu vết của bất hạnh vừa là kẻ tòng phạm của tình yêu và tội lỗi. Hoa trôi nổi, đàng điếm trong nội dung, hình thức và cốt cách, y như đời Kiều vậy, nhưng sau hết thảy những biến ảo phù du ấy, hoa là bản thể của người phụ nữ, là dấu vết của người phụ nữ hằn rõ trên mọi nẻo tâm tư và mọi miền thế giới, trở nên một ám ảnh nghệ thuật vừa day dứt hằn sâu như vết hằn của định mệnh, vừa chập chờn bất định mong manh như hạnh phúc, tình yêu trong cõi thế nhục nhằn này.
Khoảnh khắc những bông hoa thoát xác 
Phải chăng, ám ảnh hoa trong Truyện Kiều là sự thăng hoa của mặc cảm lo âu về cái mong manh, ngắn ngủi, phù du một nét đặc trưng của tâm thức Việt? Hoa trong Truyện Kiều vẫn có nội dung phổ biến của biểu tượng hoa trong mọi nền văn hoá là biểu trưng của cái thụ động nhưng nó là sự thụ động có mang chứa những khoảnh khắc rực rỡ của khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. Như trong đoạn Kiều sống với Thúc Sinh, Kiều là số phận lẽ mọn, tầm gửi hoàn toàn thụ động trở thành nơi ẩn náu cho lũ ác nhân. Cái tên "hoa nô" nghĩa là một bông hoa nô lệ, là sự chỉ mặt gọi tên, phũ phàng nhất dành cho kẻ tài hoa. Nhưng hình ảnh những bông hoa trong đoạn đời này thật rạo rực, lộng lẫy, dường như số phận đã mỉm cười với Kiều qua những đóa hoa trong trời đất, dường như cái khát vọng hạnh phúc, cái niềm vui lẽ mọn bé nhỏ tội nghiệp kia đã được phóng chiếu lên:
   "Huệ lan sực nức một nhà
Càng cay đắng lại mặn mà hơn xưa
    Mảng vui rượu sớm trà trưa
Đào dần phai thắm sen vừa nẩy xanh"
   "Cửa Thiền vừa cữ cuối xuân
Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời"
Qua những khoảnh khắc rực lên như thế, những bông hoa hé lộ cái tâm thức thỏa mãn trong khoảnh khắc, tự do trong lệ thuộc, tự do trong chiêm nghiệm. Cảnh ngộ của Kiều trong đoạn đời với Thúc Sinh là một thứ tù giam lỏng, một cảnh ngộ nô lệ sâu sắc, đánh đàn, tụng kinh như một thứ nô lệ văn hóa và nô lệ tôn giáo. "Chúa xuân để tội một mình cho hoa", câu thơ ấy thú nhận một sự hy sinh cái riêng cho cái chung. Thúc Sinh "Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân" là tiếc cái vẻ riêng của Kiều trong cái lỗi lầm phổ quát của thời đại. Nhưng khi cái bông "hoa đã lìa cành" đó hiện diện ngay trước mặt Thúc Sinh trong tư cách đóa hoa nô lệ, với tiếng đàn "như khóc như than", với tiếng mõ giữa mảnh vườn "hoa bốn mùa" rực rỡ, Thúc lại cảm thấy ê chề đắng cay hơn bao giờ hết. Thúc "tiếc hoa" là tiếc cái bông hoa tự do. 
Khi Kiều và Thúc gặp nhau trong nhà chứa, Kiều cũng là một thứ nô lệ của Tú Bà, Kiều có tự do đâu? Nhưng Thúc vẫn nhìn thấy trong cái thân thể "Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa" ấy một "tòa thiên nhiên" lộng lẫy, Thúc cảm được chữ Trinh của Kiều, cái bất khuất nguyên vẹn về tinh thần của Kiều. Nhưng khi Kiều trở thành hoa nô, trở thành nô lệ bằng con người tinh thần, Thúc dường như bị mất đi tất cả.
Trong cái nô lệ tột cùng đó, thế giới đầy hoa quanh Kiều và Thúc dường như không còn bị Kiều chiếm lĩnh nữa, chúng được giải phóng khỏi tư cách tín hiệu ước lệ để rực rỡ lên cái đẹp của đất trời, cái vui của cõi Đạo, cái đôn hậu của Nguyễn Du. Và sự thoát xác của những bông hoa đó chính là sự cứu rỗi của cái Đẹp dành cho bản ngã văn hóa của Kiều. Chấp nhận thực tại, chắt chiu những khoảnh khắc hạnh phúc tự do hiếm hoi trong thực tại nô lệ ấy, để nở hoa, đó là một khía cạnh của cái tâm thức văn hóa khá đặc biệt trong chiều sâu con người Việt Nam.
Chỉ riêng Từ không được ngắm hoa
Trong đoạn đời Kiều gặp Từ Hải, hầu như  không thấy Nguyễn Du nhắc đến hình tượng bông hoa. Buồng ngủ giờ đây không còn là "buồng đào" nữa, mà là buồng riêng: "Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn, đặt giường thất bảo vây màn bát tiên". Điều đó càng khẳng định biểu tượng hoa là một mẫu gốc phản ánh cái thụ động. Gặp Từ, Kiều đã trở thành Vương phu nhân, "Dưới cờ gươm tuốt nắp ra" đầy thế chủ động, chủ động đến mức lôi cả Từ Hải theo những toan tính thực tế và nông nổi của mình, vậy thì biểu tượng hoa không còn phù hợp với số phận của Kiều nữa. Mặt khác, gặp Từ Hải, Kiều đã chuyển đổi từ tư cách một thân phận văn hóa sang tư cách thân phận thực tế. Những bông hoa không còn cần thiết để Kiều ký thác khát vọng văn hóa và khát vọng tự do. 
Sự vắng mặt của những bông hoa trong đoạn đời Kiều gặp Từ Hải đã tố giác sự vắng thiếu đời sống tâm linh văn hóa của Kiều trong đoạn đời oanh liệt ấy. Điều đó cũng rất nhất quán với sự vắng thiếu tiếng đàn trong lúc Kiều lồng lộng quyền uy. Từ Hải không được nghe đàn, không được sống trong hoa, đó không hề là sự bất công của Nguyễn Du, mà đó là hệ quả của cái cảm thức tách biệt, đối lập giữa tồn tại và văn hóa, giữa quyền lực và nghệ thuật trong tâm thức người Việt. Kiều đã có "buồng riêng", bờ cõi riêng, quyền lực riêng, nhưng Kiều đã bị mất cái thế giới riêng của người nghệ sĩ tài hoa. Nguyễn Du không biết rằng cái tư tưởng tài mệnh tương đố cần được chứng minh bằng cái định lý đảo trong đoạn đời Kiều vinh hiển cùng Từ Hải! Tâm thức về cái mong manh tầm gửi trong biểu tượng hoa được thay thế bằng cảm thức về cái phù du bất định chông chênh trong biểu tượng cánh bèo, chiếc bách xuất hiện thay thế cho biểu tượng cánh hoa. 
Có lẽ không có ở đâu hình tượng bông hoa lại choán hết cả trời đất tâm linh và số phận con người như ở trong Truyện Kiều. Hoa mang nhiều tư cách, đóng nhiều vai trò, hiện diện trong mọi hình thức mang những bản chất và sắc thái trái ngược nhau. Hoa vừa là nó vừa là vật chứa nó, vừa là không gian, vừa là thời gian, vừa là biểu tượng về người con gái ở cả sự rực rỡ, vẻ đẹp, sự tàn tạ, sự mong manh và sự phù du. Hình tượng đóa hoa trở nên một dung môi cho các chiều kích văn hóa và thực tại thẩm thấu, đan xen vào nhau, người trở thành hoa, hoa trở thành người, hoa trong người, người trong hoa, hoa phản chiếu người, người phản chiếu hoa y như một thế giới gương, một mê cung kỳ ảo. Cái mê cung của hoa đó rất đặc thù cho cái tâm thức hỗn dung, giao thoa, cộng sinh trong tâm thức Việt đầy màu sắc vật linh giáo. Kiều nói với Thúy Vân:
   "Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
   Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"
Đây chính là một sự tuyên bố thành lời cái chủ nghĩa vật linh bàng bạc khắp thế giới Truyện Kiều, trong đó những bông hoa ở nơi thấp nhất bị xéo giày được nâng lên thành vật thờ phản ánh cái tô tem giáo của Nguyễn Du. Cái tâm thức dung hợp giữa các đối cực đã phóng chiếu vào biểu tượng đóa hoa trong Truyện Kiều một cách phong phú và sinh động, tạo nên sự phù du biến ảo của nó trong tư cách vừa là tín hiệu ước lệ đầy ký ức văn hóa, vừa là hiện thực đầy sinh khí, đầy tính khoảnh khắc, đầy dự cảm lo âu
---------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTRUYEN KIEU _ NGHE THUAT.doc