10 Đề thi học kì I môn Hóa học Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

10 Đề thi học kì I môn Hóa học Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Câu 2. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử X có 6 lớp electron B. Nguyên tố X là kim loại

C. Nguyên tử X có 6 electron hóa trị D. Hóa trị cao nhất của X với oxi là 3

Câu 3. Số oxi hóa của nguyên tử lưu huỳnh trong phân tử H2SO3 là

A. -6 B. +6 C. +4 D. -4

Câu 4. Nguyên tử photpho (Z=15) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Lớp M (n=3) của nguyên tử photpho gồm 3 electron

B. Nguyên tử photpho có 3 lớp electron

C. Photpho là nguyên tố p

D. Photpho là phi kim vì có 5 electron lớp ngoài cùng

 

docx 27 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 83Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì I môn Hóa học Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT ............
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THPT ...............
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: HÓA HỌC 10 
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------
Phần I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 9 là
A. 1s22s23p5	 B. 1s22s23s2 3p3 C. 1s23s2 3p5 D. 1s22s22p5 
Câu 2. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử X có 6 lớp electron B. Nguyên tố X là kim loại
C. Nguyên tử X có 6 electron hóa trị D. Hóa trị cao nhất của X với oxi là 3 
Câu 3. Số oxi hóa của nguyên tử lưu huỳnh trong phân tử H2SO3 là
A. -6 B. +6 C. +4 D. -4
Câu 4. Nguyên tử photpho (Z=15) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Lớp M (n=3) của nguyên tử photpho gồm 3 electron 
B. Nguyên tử photpho có 3 lớp electron
C. Photpho là nguyên tố p 
D. Photpho là phi kim vì có 5 electron lớp ngoài cùng
Câu 5. Trong tự nhiên, nguyên tố brom (Br) có 2 đồng vị là và . Biết đồng vị chiếm 54,5 % số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của brom là
A. 79,19 B. 79,91 C. 80,09 D. 80,90
Câu 6. Cho các nguyên tố Na (Z=11); Mg (Z=12) và Al (Z=13). Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự là
A. Al>Mg>Na B. Na>Al>Mg C. Mg>Al>Na D. Na>Mg>Al
Phần II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Cho hai nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 8)
	a) Viết cấu hình electron của hai nguyên tử X và Y
	b) Suy ra vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn)
	c) Cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Dự đoán kiểu liên kết hình thành giữa X và Y. Viết công thức phân tử hợp chất tạo bởi X và Y.
Câu 2 (2,5 điểm). Cho H (Z=1); N (Z=7); Mg (Z=12) và Cl (Z=17)
a) Viết phương trình biểu diễn sự tạo thành ion tương ứng từ các nguyên tử Mg, Cl và biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử magie clorua (MgCl2) 
b) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử amoniac (NH3)
c) Xác định hóa trị (điện hóa trị hoặc cộng hóa trị) của các nguyên tố tương ứng trong các phân tử MgCl2 và NH3
Câu 3 (1,5 điểm). 
 Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 phản ứng hết với 187,6 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch X
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b) Xác định nồng độ % của chất tan trong dung dịch X
---------------- HẾT ----------------
Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; C=12; O = 16; Mg = 24; Cl = 35,5.
Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn!
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Phần 1. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1. D
2. C
3. C
4. A
5. B
6. D

Phần 2. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Tổng
1
a)
- Viết đúng cấu hình electron của X; Y
1,0
3,0 đ
b)
- Suy đúng vị trí của X, Y trong BTH 
(nếu HS không giải thích trừ 0,25 đ cho mỗi trường hợp)
1,0
c)
- Xác định đúng tính KL, PK
- Dự đoán đúng liên kết (0,25đ) và viết đúng công thức hợp chất (0,25đ)
0,5
0,5
2
a)
- Viết được phương trình tạo thành ion Mg2+ và Cl-
- Viết sơ đồ tạo liên kết ion hay biểu diễn bằng phương trình hóa học
0,5
0,5
2,5 đ
b)
- Viết đúng công thức electron của phân tử NH3
- Viết đúng công thức cấu tạo
0,5
0,5
c)
- Xác định đúng điện hóa trị của Mg và Cl
- Xác định đúng cộng hóa trị của N, H
0,25
0,25
3
a)
Ta có: nhh khí= 0,4 mol. PTPƯ xảy ra:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ (1)
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O (2)

0,5
1,5 đ
b)
Gọi số mol của Mg và MgCO3 lần lượt là x, y mol. Lập hệ PT
- Lập hệ PT; giải ra x = y = 0,2
- Từ pư (1, 2) suy ra nMgCl2 = 0,4 mol .
 Ta có mddX = 21,6 + 187,6 – 0,2x(2 + 44) = 200 gam 
- Vậy: ...

 0, 5
0,5
TỔNG
7,0 đ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG TRUNG CẤP VHNT&DL
 (Đề thi có 03 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM 2018 - 2019
Môn: Hóa học - Khối: 10
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 101
A. Phần trắc nghiệm: (7,0 điểm)
Câu 1: Nguyên tử X có Z = 11, nó có khả năng tạo thành:
 A. Ion X+ B. Ion X3+ C. Ion X- D. Ion X3-
Câu 2: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân ?
	A. Lớp M	B. Lớp L	C. Lớp K	D. Lớp N
Câu 3: Số p, n, e trong ion Fe3+ lần lượt là :
26, 30, 23 	C. 26, 30, 24
26, 30, 28 	D. 56, 20, 26
Câu 4: Cấu hình electron của các nguyên tố khí hiếm có đặc điểm:
Có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Có 8 electron ở lớp ngoài cùng (trừ heli chỉ có 2 electron).
Có 8 electron ở phân lớp ngoài cùng.
Có 8 electron ở lớp thứ 3.
Câu 5: Ion dương được hình thành khi :
A. Nguyên tử nhường proton. C. Nguyên tử nhường electron.
	B. Nguyên tử nhận thêm electron. D. Nguyên tử nhận thêm proton.
Câu 6: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
	A. electron, proton và nơtron 	 B. electron và nơtron
C. proton và nơtron 	 D. electron và proton
Câu 7: Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro:
tăng lần lượt từ 1 đến 8.
tăng lần lượt từ 1 đến 4.
tăng lần lượt từ 1 đến 7.
giảm lần lượt từ 4 đến 1.
Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
Câu 9: Hai nguyên tử đồng vị có cùng:
	 A. số electron ngoài cùng. B. tính chất hóa học.
 C. số proton trong hạt nhân.	 D. A, B, C đều đúng
Câu 10: Chọn công thức electron đúng của phân tử hiđro clorua :
A . H : Cl B. H: Cl C. H-Cl	D. H :Cl 
Câu 11: Liên kết cộng hoá trị là:
 	A. Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng cặp electron chung. 
B. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử.
C. Liên kết được hình thành do sự chuyển dịch electron.
D. Liên kết giữa các phi kim với nhau.
Câu 12: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau, đâu là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nhóm IA?
1s22s22p63s23p2	C. 1s22s22p4
B.1s22s22p63s2	D. 1s22s1	
Câu 13: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A. s1 , p3, d7, f12 	B. s2, p6, d10, f14
C. s2, d5, d9, f13	D. s2, p4, d10, f10 
Câu 14: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là 
A. 17 	B. 18 	C. 34 	D. 52
Câu 15: Cho 2 kí hiệu nguyên tử và , chọn câu trả lời đúng.
	A. Na và Mg cùng có 23 electron.	
B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân.
	C. Na và Mg là đồng vị của nhau.
	D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt.
Câu 16 : Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nào được viết đúng?
1s22s22p63s23d4	C. 1s22s22p63s2
1s22s22p63s33p4	D. 1s22s22p63s33p4
Câu 17: Liên kết hoá học trong các phân tử các chất H2, Cl2 ,HCl thuộc loại :
Liên kết đơn B. Liên kết đôi
C. Liên kết ba D. Liên kết bội
Câu 18: Tên của các ion: Cl- ; O2- ; Al3+; Mg2+ lần lượt là
A. Anion clorua, anion oxi, cation nhôm, cation magie.
B. Anion clo, anion oxi, cation nhôm, cation magie.
C. Anion clorua, anion oxít, cation Al3+, cation Mg 2+
D. Anion clorua, anion oxít, cation nhôm, cation magie 
Câu 19: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:
A. Có cùng số khối A 	B. Có cùng số proton
C. Có cùng số nơtron 	D. Có cùng số proton và số nơtron
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là : 
A. 27 	B. 26 C. 28 	D. 23
Câu 21: Trong một chu kì, tính kim loại của các nguyên tố:
tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
không thay đổi.
không có quy luật biến đổi.
Câu 22: Số electron tối đa trong lớp L là :
	 A. 2 	 B. 8 	C. 18 	D. 32 
Câu 23: Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ % đồng vị , lần lượt là 
A. 70% và 30% 	 	B. 27% và 73% 
C. 73% và 27%	D. 64% và 36 %
Câu 24: Các hạt có trong nguyên tử : 
A.11 electron, 10 proton, 12 nơtron 	
B. 10 electron, 11 proton, 12 nơtron
C. 11 electron, 11 proton, 12 nơtron 
D. 11 electron, 11 nơtron, 12proton
Câu 25: Cho độ âm điện của K là 0,82 ; của Br là 2,96 . Xác định loại liên kết giữa K và Br trong phân tử KBr ?
 A. Liên kết cộng hoá trị có cực B. Liên kết ion 
 C. Liên kết cộng hoá trị D. Liên kết cộng hoá trị không cực
Câu 26: Một nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z =18. Số lớp electron trong nguyên tử X là
A. 4	B. 2	C. 3	D. 6
Câu 27: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s23p1, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là :
	A. 10	B. 11	C. 12	D. 13
Câu 28: Cấu hình electron bền vững là cấu hình electron có đặc điểm:
Có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Có 8 electron ở lớp ngoài cùng (hoặc chỉ có 2 electron như Heli).
Có 8 electron ở phân lớp ngoài cùng.
Có 8 electron ở lớp thứ 3.
B. Phần tự luận: (3,0 điểm)
 	Một nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IA của bảng tuần hoàn.
	a, Viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố đó.
	b, Cho biết nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Giải thích?
	c, Viết công thức của oxit cao nhất và công thức hiđroxit của nguyên tố đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25điểm
Câu 1A
Câu 2C
Câu 3A
Câu 4B
Câu 5C
Câu 6C
Câu 7D
Câu 8A
Câu 9D
Câu 10D
Câu 11A
Câu 12D
Câu 13B
Câu 14A
Câu 15D
Câu 16C
Câu 17A
Câu 18D
Câu 19B
Câu 20A
Câu 21B
Câu 22B
Câu 23C
Câu 24C
Câu 25B
Câu 26C
Câu 27D
Câu 28B

PHẦN TỰ LUẬN:
a, Viết cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s1
1đ
b, Nguyên tố R là nguyên tố kim loại, vì nguyên tử có 1e ở lớp ngoài cùng.
1,0đ
c, giải thích và viết được công thức oxit cao nhất: R2O
0,5đ
c, Công thức hiđroxit: ROH
0,5đ

THI HỌC KÌ I NĂM 2019
Câu 1: Hiđro có 3 đồng vị và oxi có đồng vị . Có thể có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi? 
 	A. 16.	B. 17.	 C. 18.	 D. 20.
Câu 2: Cho các phát biểu sau :
	 (1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.	
	(2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.	
	(3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p.	
	(4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e.
	(5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. 
 	(6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
	(7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
	(8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Số phát biểu sai là
	A.2	B.1	C.4	D.3
Câu 3: Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì
	A. độ âm điện. 	B. tính kim loại. 	
	C. tính phi kim. 	D. số oxi hoá trong oxit.
Câu 4: Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?
	A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na. 	B. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.
	C. Na < Mg < Al < Al3+<Mg2+ < O2-. 	D. Na < Mg &l ...  là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là: 
A. 75 và 85. 	B. 81 và 79. 	C. 85 và 75. 	D. 79 và 81. 
Câu 3. Cho 31,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Fe3O4 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa 60,7 gam hỗn hợp muối. Khối lượng của Fe3O4 có trong X là:
A. 23,2	B. 11,6	C. 18,56	D. 27,84
Câu 4. Theo quy tắc bát tử, cặp electron nào sau đây trong phân tử đều chứa cả ba loại liên kết ( ion, cộng hóa trị, cho nhận).
A. Na2SO4 và NH3	B. K2SO4 và NaNO3	C. NaCl và HCl	D. NH4Cl và MgO
Câu 5. . Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử tạo nên ion đó là:
A. 1s22s22p63s23p1	B. 1s22s22p6	C. 1s22s22p63s23p64s2	D. 1s22s22p63s23p6
Câu 6. . Trong phản ứng hóa học sau: Zn + CuCl2 ® Cu + ZnCl2. Chọn câu đúng:
A. Cu2+ khử Zn	B. Zn bị khử.	C. Cu2+ bị oxi hóa.	D. Zn bị oxi hóa.
Câu 7. X2+ và Y- đều cso cấu hình electron của [Ne]. Công thức hợp chất hình thành giữa hai nguyên tử này có thể là:
A. X2Y liên kết ion.	B. X3Y2 liên kết cộng hóa trị.
C. XY2 là liên kết ion 	D. X2Y liên kết cộng hóa trị.
Câu 8. Trong các nguyên tử K, Zn, Cu, Cr, Ca. Nguyên tử nào có electron lớp ngoài cùng là 4s1.
A. Zn, Cu, Ca	B. K, Cr, Cu	C. K, Zn, Cu	D. K, Zn, Ca
Câu 9. Cho phương trình hoá học. 2KMnO4 + 16HCl→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Trong phương trình trên, tỉ lệ số phân tử HCl bị oxi hoá và số phân tử HCl làm môi trường là
A. 5:3	B. 1:8	C. 3:5	D. 8:1
Câu 10. . Các nguyên tố Na, Mg, K, Al được sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại:
A. Na, K, Mg, Al	B. K, Na, AL, Mg	C. K, Na, Mg, Al	D. K, Mg, Na, Al
Câu 11. . Số mol electron cần để oxi hóa 1.5 mol Al thành Al3+ là:
A. 4,5 mol	B. 1,5 mol	C. 3 mol	D. 0,5 mol
Câu 12. . Hạt nhân của nguyên tử X có điện tích: +25,623.10-19C. X thuộc.
A. Nguyên tố p	B. Nguyên tố d.	C. Nguyên tố F.	D. Nguyên tố s.
Câu 13. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 2 của BTH, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO2. Hợp chất tạo bởi Y và kim loại M là MY2 trong đó Y chiếm 37,5% về khối lượng . M là
A. Cu	B. Zn	C. Ca	D. Mg
Câu 14. Cho m gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch 1 mol H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 5,6 lít khí SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 18	B. 28	C. 19	D. 36
Câu 15. . Số cặp electron chưa tham gia liên kết trong các phân tử HCl, N2, CO2, SO2, NH3, CH4, H2O
A. 3,2,4,5,1,0,2	B. 2,1,3,4,4,5,6	C. 3,1,2,4,3,1,2	D. 3,2,4,6, 1, 0, 2
Câu 16. Đốt 48 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng Oxi thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 13,44 lít SO2( đktc) và dung dịch có chứa 144 gam muối sunfat khan. Giá trị của m là: 
A. 51,2	B. 54,4	C. 52,8	D. 27,2
Câu 17. Chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
A. CO2.	B. N2.	C. CH4	D. O2.
Câu 18. Hòa tan 3,54g hỗn hợp Zn ( M = 65) và Fe ( M = 56) hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,03 mol NO và 0,07 mol NO2. số mol Fe và Zn theo thứ tự là :
A. 0,02 và 0,01	B. 0,02 và 0,04	C. 0,01 và 0,02	D. 0,04 và 0,02
Câu 19. . Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng ở phân lớp 4px và nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng ở phân lớp 4sy. Biết x + y = 7 và nguyên tố X không phải khí hiếm. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 34	B. 33	C. 36	D. 35
Câu 20. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. A và B là các nguyên tố:
A. Al và Cl	B. Al và Br	C. Si và Ca	D. Si và Cl
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 ĐIỂM).
Câu 1.	 a. Định nghĩa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion? ( 0,5 điểm).
	 b. Biễu diễn liên kết hóa học trong các phân tử các chất sau đây: ( 0,75 điểm)
	CO2, CaCl2, Na2SO4
Câu 2. Cân bằng phương trình phản ứng hóa học sau ( đủ 4 bước). ( 0,75 điểm)
	HCl + KMnO4 ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 84,8 hỗn hợp hai muối sunfit của hai kim loại kiềm vào dung dịch HCl ( 20%) vùa đủ thì thu được 17,92 lít khí ( đktc) và dung dịch A.
	a. Tìm công thức của hai muối ban đầu.
	b. Tính C% của dung dịch sau phản ứng.
	c. Hấp thụ hoàn toàn 17,92 lít khí A ở trên vào 500 mldung dịch Ba(OH)2 thì thu được 130,2 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH)2.
	( Cho MBa = 137, MS = 32).
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HOC KI 1 - KHỐI 10 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đề1
A
B
A
B
C
D
C
B
A
C
A
A
C
D
D
B
C
B
D
D
Đề2
B
C
D
C
D
A
A
D
A
C
A
D
C
A
D
B
B
B
B
C
Đề3
B
A
D
B
B
C
D
B
C
C
A
C
D
B
D
A
D
C
A
A
Đề4
D
D
B
C
B
D
A
B
B
C
C
D
A
A
D
B
C
A
A
C
Đề5
C
D
C
D
B
D
B
B
B
A
D
A
B
D
A
C
C
A
A
C
Đề6
D
C
C
A
B
D
D
D
A
A
C
A
A
C
B
D
B
B
B
C
II. PHẦN TỰ LUẬN:
SỞ GD – ĐT ĐAKLAK.
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2016-2017
Môn thi: HOÁ HỌC- KHỐI 10.
Thời gian làm bài: 45 phút
 
Mã đề thi 605
Họ và tên: . 	Lớp: .
Cho biết: 
Nguyên tố
H
C
N
O
F
Na
Mg
Al
Si
P
S
Cl
K
Ca
Fe
Cu
Zn
Số hiệu NT
1
6
7
8
9
11
12
13
14
15
16
17
19
20
26
29
30
Độ âm điện
2,20
2,55
3,04
3,44
3,98
0,93
1,31
1,61
1,90
2,19
2,58
3,16
0,82
1,0
1,83
1,9
1,65
NT Khối
1
12
14
16
19
23
24
27
28
31
32
35,5
39
40
56
64
65

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử .
	A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.	B. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 +2H2O.
	C.CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O 	D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
10,8g kim loại A hóa trị không đổi tác dụng hoàn toàn với 3,696 lít O2 đktc được rắn B. Cho B tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được 2,688 lít khí đktc. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Trong hợp chất với clo, kim loại A chiếm 20,225% khối lượng
	B. Hợp chất của A với oxi là hợp chất cộng hoá trị
	C. Hiđroxit của A có công thức A(OH)2 là một bazơ không tan.
	D. Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. 
Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O
Với a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a+b) bằng?
A. 5 	B. 8 	C. 11 	D. 12
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 24. A và B là các nguyên tố:
	A. Si và Fe	B. Al và Cl	C. Si và Cl	D. Si và Ca
Liti có 2 đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của liti là 6,94. % khối lượng của đồng vị 37Li trong Li2O là :
	A. 53,5 %.	B. 37 %.	C. 2,4 %.	 D. 44,04%.
Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố kim loại kiềm thuộc nhóm IA
	A. Fe	B. Al	C. Mg	D. K
Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc nhóm IVA?
	A. 1s22s22p3	B. 1s22s22p4. 	C. 1s22s22p63s1	D. 1s22s22p63s23p2
Số oxi hóa của Clo bằng +3 trong chất nào sau đây?
	A. KClO 	B. KCl 	C. NaClO2 	D. CaOCl2
Cho phản ứng: aFeO + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 +e H2O. Trong đó, a,b,c,d,e là các số nguyên tối giản. Tổng (a+b) bằng 
	A. 6	 	B. 12.	C. 10.	 	D. 8.
Nguyên tử Ca(Z = 20) có cấu hình electron là:
	A. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s1	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2.	C. 1s2 2s2 2p53s2	D. 1s2 2s2 2p63s23p6 4s2 
Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p5. Hỏi X thuộc nguyên tố nào?
	A. s 	B. f	C. d	D. p.
Cho nguyên tố có Z = 18. Hỏi nguyên tử của nguyên tố này có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
	A. 1	B. 2	C. 4	D. 8
Chọn phát biểu sai:
	A. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân 
	B. Tổng số proton và số nơtron trong một hạt nhân được gọi là số khối
	C. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số khối
	D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng số khối khác nhau
Ở phân lớp 3d số electron tối đa là:
	A. 6	B. 10	C. 14	D. 18
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 54 và có số khối là 37 . Số nơtron của X là
	A. 20	B. 21	C. 17	D. 18
Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 3 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là
	A. 9.	B. 13.	C. 11.	D. 16
Số nơtron, electron trong ion Cd2+ lần lượt là
	A. 64, 48	B. 64, 46	C. 64, 50	D. 66, 46
Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
	B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
	C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim
	D. Trong bảng tuần hoàn, các nhóm B gồm các kim loại và phi kim .
Cho phương trình hoá học.
	2KMnO4 + 16HCl	→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
	Trong phương trình trên, tỉ lệ số phân tử HCl bị oxi hoá và số phân tử HCl làm môi trường (không bị oxi hoá-khử) là
	A. 1:8	B. 8:1	C. 3:5	D. 5:3
Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d104s1?
A. Chu kì 4, nhóm IB. 	B. Chu kì 4, nhóm VB.
	C. Chu kì 4, nhóm IIA. 	D. Chu kì 4, nhóm IIIA.
Hiđroxit nào sau đây có tính bazơ yếu nhất?
	A. NaOH	B. Al(OH)3	C. Mg(OH)2	D. KOH .
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 17. Nhận xét nào sau đây về X, Y là không đúng? 
	A. X, Y đều là nguyên tố phi kim. 	
	B. Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y. 
	C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 7 electron. 
	D. Hợp chất giữa X và hiđro là chất khí ở điều kiện thường.
Chất nào chỉ chứa liên kết ba?
	A. N2.	B. CH4	C. CO2.	D. O2.
Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F– . Phát biểu nào sau đây sai .
	A.3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .	B. 3 ion trên có cấu hình electron của neon (Ne).
	C.3 ion trên có số electron bằng nhau 	D.3 ion trên có số proton bằng nhau.
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử:
	A. Tạo ra chất kết tủa	 	B. Tạo ra chất khí
	C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất	 	D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử
Trong phản ứng :
	 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O	
	Chất oxi hóa là :
 	A. SO2 	 B. H2S 	C. S. 	D. H2O
Cho các phản ứng hóa học sau:
    	aFeS + bHNO3 " cFe(NO3)3 + dH2SO4 + eNO + gH2O
   Trong đó, a,b,c,d,e,g là các số nguyên tối giản. Giá trị b là
	A. 12	B. 6	C. 18	D. 10
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử CH4 thuộc loại liên kết
	A. cộng hóa trị không cực.	B. ion.
	C. cộng hóa trị có cực.	D. cho nhận.
Hòa tan hoàn toàn 8,05 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3,36 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
 	 A. 23,8.	 	B. 25,675.	C. 18,128.	 D. 22,45.
Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 2 của BTH, Y công thức oxit cao nhất là Y2O5. Hợp chất tạo bởi Y và kim loại M là M3Y2 trong đó M chiếm 72% về khối lượng . M là :
A. Mg.	B. Ca.	C. Fe.	D. Na.
Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào chỉ gồm những hợp chất cộng hóa trị:
	A. C2H4, SO2, H2O, CO2.	B. K2O, HNO3, NaOH
	C. MgCl2, H2O, HCl	D. CO2, H2SO4, MgCl2
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
	A. Sự oxi hóa là sự mất(nhường) electron	C. Sự khử là sự mất electron hay cho electron
	B. Chất khử là chất nhường (cho) electron	D. Chất oxi hóa là chất thu electron

Tài liệu đính kèm:

  • docx10_de_thi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_10_co_dap_an_nam_hoc_2020.docx