Bài dạy Đại số 10 NC tiết 81: Gía trị lượng giác của các góc (cung) có liên quan đặc biệt

Bài dạy Đại số 10 NC tiết 81: Gía trị lượng giác của các góc (cung) có liên quan đặc biệt

Tiết 81: GÍA TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA CÁC GÓC (CUNG) CÓ LIÊN QUAN ĐẶC BIỆT

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

 + Biết dùng hình vẽ để tìm và nhớ được các công thức về giá trị lượng giác của các góc (cung) có liên quan đặc biệt và sử dụng được chúng.

2. Về kĩ năng:

 + Khi dùng bảng tính để tính gần đúng các GTLG của các góc (cung) lượng giác tuỳ ý, biết đưa về xét góc  với 0   /2 (thậm chí 0   /4)

3. Về tư duy: biết qui lạ về quen, quan sát các hình vẽ để chứng minh được các công thức.

4. Về thái độ: cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và chứng minh.

II. Phương pháp giảng dạy:

 Gợi mở vấn đáp + hoạt động nhóm + trực quan bằng hình vẽ.

III. Chuẩn bị: Bảng vẽ sẵn các hình từ 6.20 đến 6.24.

 

doc 3 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Đại số 10 NC tiết 81: Gía trị lượng giác của các góc (cung) có liên quan đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81: GÍA TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA CÁC GÓC (CUNG) CÓ LIÊN QUAN ĐẶC BIỆT
&
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
 + Biết dùng hình vẽ để tìm và nhớ được các công thức về giá trị lượng giác của các góc (cung) có liên quan đặc biệt và sử dụng được chúng.
2. Về kĩ năng:
 + Khi dùng bảng tính để tính gần đúng các GTLG của các góc (cung) lượng giác tuỳ ý, biết đưa về xét góc a với 0£ a £ p/2 (thậm chí 0£ a £ p/4) 
3. Về tư duy: biết qui lạ về quen, quan sát các hình vẽ để chứng minh được các công thức.
4. Về thái độ: cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và chứng minh.
II. Phương pháp giảng dạy:
 Gợi mở vấn đáp + hoạt động nhóm + trực quan bằng hình vẽ.
III. Chuẩn bị: Bảng vẽ sẵn các hình từ 6.20 đến 6.24.
IV. Các hoạt động và tiến trình bài dạy:
A. Các hoạt động: 
 + Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ.
 + Hoạt động 2: GTLG của hai góc đối nhau.
 + Hoạt động 3: GTLG của hai góc hơn kém nhau p .
 + Hoạt động 4: GTLG của hai góc bù nhau.
 + Hoạt động 5: GTLG của hai góc phụ nhau
 + Hoạt động 6: GTLG của hai góc hơn kém nhau p/2
 + Hoạt động 7: Bài tập ứng dụng.
 + Hoạt động 8: Củng cố.
 B. Tiến trình bài day:
+Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+GV: Vẽ hình và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: “Nhắc lại định nghĩa về các giá trị lượng giác của một góc (cung) lượng giác?”
+HS: Trả lời
cos(Ou, Ov) = cosa = x
sin(Ou, Ov) = sina = y
tan(Ou, Ov) = tana=sina/cosa
cot(Ou, Ov) = cota=cosa/sina 
+Hoạt động 2: GTLG của hai góc đối nhau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+GV: Cho HS trả lời câu hỏi H đối với Hình 6.20
+GV: Kết luận và ghi công thức lên bảng.
+HS: M và N đối xứng nhau qua Ox
nên hoành độ của chúng bằng nhau và tung độ của chúng đối nhau, do đó: cos(–a) = cosa
 sin(–a) = –sina
 tan(–a) = –tana
 cot (–a) = –cota
1. Hai góc đối nhau:
cos(–a) = cosa
 sin(–a) = –sina
 tan(–a) = –tana
 cot (–a) = –cota
+Hoạt động 3: GTLG của hai góc hơn kém nhau p .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+GV: Cho HS trả lời câu hỏi H đối với Hình 6.21
+GV: Kết luận và ghi công thức lên bảng.
+HS: M và N đối xứng nhau qua O
nên hoành độ của chúng đối nhau và tung độ của chúng đối nhau, do đó: 
 cos(a+p) = –cosa
 sin(a+p) = –sina
 tan(a+p) = tana
 cot (a+p) = cota
2. Hai góc hơn kém nhau p :
 cos(a+p) = –cosa
 sin(a+p) = –sina
 tan(a+p) = tana
 cot (a+p) = cota
+Hoạt động 4: GTLG của hai góc bù nhau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+GV: Cho HS trả lời câu hỏi H đối với Hình 6.22
+GV: Kết luận và ghi công thức lên bảng.
+HS: M và N đối xứng nhau qua Oy
nên hoành độ của chúng đối nhau và tung độ của chúng bằng nhau, do đó: 
 sin(p–a) = sina
 cos(p–a) = –cosa
 tan(p–a) = –tana
 cot (p–a) = –cota
3. Hai góc bù nhau:
 sin(p–a) = sina
 cos(p–a) = –cosa
 tan(p–a) = –tana
 cot (p–a) = –cota
+Hoạt động 5: GTLG của hai góc phụ nhau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+GV: Cho HS trả lời câu hỏi H đối với Hình 6.23
+GV: Kết luận và ghi công thức lên bảng.
+HS: M và N đối xứng nhau qua đường thẳng y=x nên hoành độ của điểm này bằng tung độ của điểm kia, do đó: 
 sin(p/2–a) = cosa
 cos(p/2–a) = sina
 tan(p/2–a) = cota
 cot (p/2–a) = tana
4. Hai góc phụ nhau:
 sin(p/2–a) = cosa
 cos(p/2–a) = sina
 tan(p/2–a) = cota
 cot (p/2–a) = tana
+ Hoạt động 6: GTLG của hai góc hơn kém nhau p/2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+GV: Dựa vào công thức GTLG của hai góc phụ nhau, hãy chứng minh rằng:
 sin(p/2+a) = cosa
 cos(p/2+a) = –sina
 tan(p/2+a) = –cota
 cot (p/2+a) = –tana
+GV: Nhận xét và ghi bảng.
+GV: Kết luận và ghi công thức lên bảng.
+HS: 
sin(p/2+a) = sin(p/2–(–a)) 
 = cos(–a) = cosa 
cos(p/2+a) = cos(p/2–(–a))
 =sin(–a)=–sina
tan(p/2+a) = –cota
cot (p/2+a) = –tana
5. Hai góc hơn kém nhau p/2:
 sin(p/2+a) = cosa
 cos(p/2+a) = –sina
 tan(p/2+a) = –cota
 cot (p/2+a) = –tana
+ Hoạt động 7: Bài tập ứng dụng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+GV: Ra ví dụ và yêu cầu HS giải.
+GV: Gọi HS nhận xét.
 +HS: 1) 
2) A = tan100.tan200...tan800
 = (tan100tan800)...(tan200tan700)
 = (tan100cot100)...(tan200cot200) =1
3) B = (sin2100+sin2800)+...+(sin2200 +sin2700) = 4
+HS: Nhận xét.
Ví dụ: Tính
1) cos(–13p/4)
2) A = tan100.tan200...tan800
3) B = sin2100+sin2200 +...+sin2800
+Hoạt động 8: Củng cố toàn bài
GV phát phiếu học tập cho các nhóm rồi gọi từng nhóm nêu kết quả.
Phiếu học tập:
 Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai:
 a) Khi a đổi dấu (tức thay a bởi – a ) thì cosa và sina, còn tana và cota không đổi dấu.
 b) Với mọi a , sin2a = 2sina
 c) "a, |sin(a–p/2)–cos(a+p)| + |cos(a–p/2)+sin(a–p)| = 0
 d) Nếu cosa0 thì 
 e) cos2(p/8) + cos2(3p/8) = 1
 f) sin(p/10) = cos(2p/5)
*BTVN: 30 đến 37–SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet81.doc