Bài giảng Công nghệ 10 - Chủ đề 3 - Tiết 5, Bài 7: Tính chất của đất trồng

Bài giảng Công nghệ 10 - Chủ đề 3 - Tiết 5, Bài 7: Tính chất của đất trồng

Câu 2:Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất?

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion khuếch tán.

D. Nhân keo đất.

Câu 3:Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

 

ppt 16 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 24/06/2023 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ 10 - Chủ đề 3 - Tiết 5, Bài 7: Tính chất của đất trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: ĐẤT TRỒNG 
Tiết 5 – Bài 7: 
TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG 
I- KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA ĐẤT 
 II- PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT 
III- ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT 
 Đất trồng là gì? 
Tiết 5 – Bài 7: TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG 
 Là lớp đất bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất , trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. 
Tiết 5 – Bài 7: TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG 
I- Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
1- Keo đất 
a, Khái niệm keo đất 
Keo đất là gì? 
Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới  1  m (1  m = 10 -3 mm), không hòa tan trong nước mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (huyền phù). 
Vì sao Keo đất không tan trong nước ? 
b, Cấu tạo keo đất 
- Giữa: Nhân keo 
- Lớp ion quyết định điện (quyết định loại keo đất) 
- Lớp ion bù, gồm: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán. 
I- Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
1- Keo đất 
a, Khái niệm keo đất 
b, Cấu tạo keo đất 
Phân loại 
Keo âm 
Keo dương 
Nhân 
Có 
Có 
Ion mang điện tích 
Ion quyết định điện 
- 
+ 
Ion bù 
+ 
- 
I- Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
1- Keo đất 
a, Khái niệm keo đất 
b, Cấu tạo keo đất 
Loại Keo đất nào có chủ yếu trong đất ? Vì sao? 
I- Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
2- Khả năng hấp phụ của đất 
Do đâu mà đất có khả năng hấp phụ? 
KEO ĐẤT 
Giải thích vì sao khi tưới nước hoặc mưa lâu ngày thì cây vẫn phát triển tốt? 
Vì sao chất dinh dưỡng không bị rửa trôi? 
Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới. 
Nêu một số biện pháp làm tăng khả năng hấp phụ của đất? 
Nêu một số biện pháp làm tăng khả năng hấp phụ của đất? 
Cày bừa, xới xáo 
Xây dựng hệ thống thuỷ lợi 
Trồng cây họ đậu 
Bón phân hữu cơ 
III- Phản ứng của dung dịch đất 
1. Khái niệm 
- Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hay trung tính của đất. Do [H + ] hoặc [OH  ] quy định. 
+ Nếu [H + ] < [OH  ] : P/ứ kiềm. 
+ Nếu [H + ] > [OH  ] : P/ứ chua. 
+ Nếu [H + ] = [OH  ] : P/ứ trung tính. 
2. Phản ứng chua của đất 
a, Độ chua hoạt tính: 
- Do H + trong dung dịch đất gây nên. 
- Biểu thị bằng pH H2O . 
b, Độ chua tiềm tàng 
- Do H + và Al 3+ trên bề mặt keo gây nên. 
Biện pháp nào khử chua cho đất? Vì sao? 
Bón vôi 
Vì: CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 
OH  + H + → H 2 O 
III- Phản ứng của dung dịch đất 
3. Phản ứng kiềm của đất 
- Do OH  gây nên. 
- Do trong đất có chứa các muối kiềm Na2CO3 và CaCO3 bị thủy phân tạo thành NaOH và Ca (OH)2. 
Nghiên cứu tính chua, tính kiềm của đất nhằm mục đích gì? 
IV- Độ phì nhiêu của đất 
Hướng dẫn học: 
 Khái niệm độ phì nhiêu. 
 Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? 
 Phân loại độ phì nhiêu. 
 Nêu một số biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất. 
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 
Vì sao keo đất có khả năng hấp phụ? 
Vì keo đất có các lớp ion bao quanh nhân và tạo ra năng lượng bề mặt hạt keo làm hạt keo có khả năng hấp phụ ( hút bám và trao đổi cation) 
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 
Câu 1:Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào? 
A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán. 
B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động. 
C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động. 
D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch 
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 
Câu 2:Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất ? 
A. Lớp ion quyết định điện. 
B. Lớp ion bất động. 
C. Lớp ion khuếch tán. 
D. Nhân keo đất. 
Câu 3:Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà  
A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi. 
B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định. 
C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa. 
D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng. 
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 
Câu 4:   Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào? 
A. Thành phần cơ giới 
B. Số lương keo đất. 
C. Số lượng hạt sét . 
D. Phản ứng dung dịch đất . 
Câu 5 : Chọn câu đúng: 
A. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng kiềm. 
B. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng trung tính. 
C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua. 
D. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng chua. 
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 
Câu 6 :Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất ? 
A. H+ trong dung dịch đất. 
B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất. 
C. Al3+ trong dung dịch đất. 
D. H+ và Al3+ trong keo đất. 
Câu 7 :   Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa  
A. C ác muối tan NaCl, Na 2 SO 4 . 
B. C ác ion H + và Al3+. 
C. H 2 SO 4 . 
D. C ác muối kiềm: Na 2 CO 3 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_10_chu_de_3_tiet_5_bai_7_tinh_chat_cua_d.ppt