Bài tập: Chương Oxi – Lưu huỳnh

Bài tập: Chương Oxi – Lưu huỳnh

1. Sự khác nhau về cấu hình electron giữa oxi và các nguyên tố khác trong nhóm VIA là

A. nguyên tử oxi có 2 electron độc thân. B. nguyên tử oxi không có phân lớp d.

C. nguyên tử oxi không bền. D. nguyên tử oxi có 6e lớp ngoài cùng.

2. Trong nhóm VIA, đi từ O đến Te thì bán kính nguyên tử

A. tăng, tính oxi hoá tăng. B. tăng, tính oxi hoá giảm.

C. giảm, tính oxi hoá giảm. D. giảm, tính oxi hoá tăng.

3. ở điều kiện thường H2O là chất lỏng, còn H2S, H2Se và H2Te là những chất khí là do

A. oxi trong nước có lai hoá sp3. B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ nhất.

C. oxi có độ âm điện lớn nhất. D. giữa các phân tử H2O có liên kết hiđro.

4. Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh là do

A. oxi có độ âm điện lớn. B. oxi có 6 electron lớp ngoài cùng.

C. oxi có nhiều trong tự nhiên. D. oxi là chất khí.

5. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách

A. nhiệt phân các hợp chất giàu oxi. B. điện phân nước hoà tan H2SO4.

C. điện phân dung dịch CuSO4. D. chưng phân đoạn không khí lỏng.

6. Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế oxi người ta có thể thu oxi bằng phương pháp

A. đẩy không khí. B. đẩy nước. C. chưng cất. D. chiết.

7. Oxi và ozon là

A. hai dạng thù hình của oxi. B. hai đồng vị của oxi.

C. hai đồng phân của oxi. D. hai hợp chất của oxi.

8. Để phân biệt oxi và ozon, người ta có thể dùng

 

doc 12 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3949Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập: Chương Oxi – Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP: CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
Sự khác nhau về cấu hình electron giữa oxi và các nguyên tố khác trong nhóm VIA là
A. nguyên tử oxi có 2 electron độc thân.        	B. nguyên tử oxi không có phân lớp d.
C. nguyên tử oxi không bền.                          	D. nguyên tử oxi có 6e lớp ngoài cùng.
Trong nhóm VIA, đi từ O đến Te thì bán kính nguyên tử
A. tăng, tính oxi hoá tăng.                              	B. tăng, tính oxi hoá giảm.
C. giảm, tính oxi hoá giảm.                             	D. giảm, tính oxi hoá tăng.
ở điều kiện thường H2O là chất lỏng, còn H2S, H2Se và H2Te là những chất khí là do
A. oxi trong nước có lai hoá sp3.                    	B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ nhất.
C. oxi có độ âm điện lớn nhất.                  	D. giữa các phân tử H2O có liên kết hiđro.
Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh là do
A. oxi có độ âm điện lớn.                            	B. oxi có 6 electron lớp ngoài cùng.
C. oxi có nhiều trong tự nhiên.                    	D. oxi là chất khí.
Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân các hợp chất giàu oxi.              	B. điện phân nước hoà tan H2SO4.
C. điện phân dung dịch CuSO4.                 	 	D. chưng phân đoạn không khí lỏng.
Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế oxi người ta có thể thu oxi bằng phương pháp
A. đẩy không khí.                   B. đẩy nước.      	C. chưng cất.               D. chiết.
Oxi và ozon là
A. hai dạng thù hình của oxi.                          	B. hai đồng vị của oxi.
C. hai đồng phân của oxi.                 	D. hai hợp chất của oxi.
Để phân biệt oxi và ozon, người ta có thể dùng
A. dd H2SO4.              B. Ag.                         	C. dd KI.                                D. dd NaOH.
Trong công nghiệp, để sản xuất H2SO4 đặc, người ta thu khí SO3 trong tháp hấp thụ bằng
A. H2O.                 	B. H2SO4 98%.           	C. H2SO4 loãng.                	D. BaCl2 loãng.
Lưu huỳnh tà phương (Sa) và lưu huỳnh đơn tà (Sb) là
A. hai dạng thù hình của lưu huỳnh.              	B. hai đồng vị của lưu huỳnh.
C. hai đồng phân của lưu huỳnh.                    	D. hai hợp chất của lưu huỳnh.
Người ta có thể điều chế khí H2S bằng phản ứng nào dưới đây?
A. CuS  +  HCl.          B. FeS + H2SO4 loãng.      	C. PbS + HNO3.         D. ZnS + H2SO4 đặc.
Trong công nghiệp người ta thường điều chế CuSO4 bằng cách cho Cu phản ứng với
A. dung dịch Ag2SO4.                                 	B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch H2SO4 đặc, nóng.     	D. dung dịch H2SO4 loãng có sục khí oxi.
ở nhiệt độ thường, công thức phân tử của lưu huỳnh là
A. S2.                                       B. Sn.             	C. S8.                                       D. S.
H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc nào dưới đây?
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.      	B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.               	D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.
Cho một lượng Fe dư tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thì muối thu được là
A. Fe2(SO4)3.   	B. FeSO4.                	C. Fe2(SO4)3 và FeSO4.           D. Fe3(SO4)2.
Nếu cho H2SO4 đặc với số mol như nhau phản ứng vừa đủ với các chất thì phản ứng nào thu được lượng CuSO4 ít nhất?
A. H2SO4 + CuO.                                  	B. H2SO4 + CuCO3.
C. H2SO4 + Cu.                                       	D. H2SO4 + Cu(OH)2.
Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. FeS  + 2HCl → FeCl2 + H2S.                  	B. CuS  + 2HCl → CuCl2 + H2S.
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS¯ + 2HNO3.      	D. K2S + Pb(NO3)2 → PbS¯ + 2KNO3.
Cho hỗn hợp khí gồm CO2, SO2 và SO3. Có thể loại bỏ SO2 và SO3 ra khỏi hỗn hợp bằng
A. dung dịch Ba(OH)2.                          	B. dung dịch Br2.       
C. dung dịch KMnO4.                               	D. dung dịch Na2CO3.
Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là
A. Na2CO3.                             B. CaCO3.                   C. Al.                          D. quỳ tím.
Cho FeS (1); Cu (2); MgO (3); Fe (4); Fe3O4 (5); Cr (6). Dung dịch H2SO4 đặc nguội không tác dụng với
A. (1), (2).                               B. (2), (4).                   C. (1), (6).                   D. (4), (6).
Chỉ từ các chất: Fe, S, dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 có thể có bao nhiêu phương pháp điều chế khí H2S bằng 2 phản ứng?
A. 1.                                        B. 2.                            C. 3.                            D. 4.
Hoà tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,2.                                   B. 13,6.                       C. 12,8.                       D. 14,4.
Hoà tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 35,5.                                   B. 41,5.                       C. 65,5.                       D. 113,5.
Cho m gam hỗn hợp CaCO3, ZnS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cho toàn bộ lượng khí đó tác dụng với SO2 dư thu được 9,6 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 29,7.                                   B. 29,4.                       C. 24,9.                       D. 27,9.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,01 mol FeS rồi cho khí thu được hấp thụ hết vào dung dịch KMnO4 vừa đủ, thu được V lít dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là
A. 2.                                        B. 4.                            C. 6.                            D. 8.
Trộn 22,4 gam bột Fe với 9,6 gam bột S rồi nung trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Hoà tan X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít O2(đktc). Giá trị của V là
A. 8,96.                                   B. 11,20.                     C. 13,44.                     D. 15,68.
Cho 0,25 mol Fe tan vừa hết trong 0,6 mol H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chỉ chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 50,0.                                   B. 40,0.                       C. 42,8.                       D. 67,6.
Cho 17,6 gam FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ vừa đủ bởi 291 ml dung dịch CuSO4 10%. Khối lượng riêng của dung dịch CuSO4 đã dùng là
A. 1,4 g/ml.                             B. 1,3 g/ml.                 C. 1,2 g/ml.                 D. 1,1 g/ml.
Dẫn từ từ đến dư khí H2S qua dung dịch X chứa NaCl, NH4Cl, CuCl2 và FeCl3 thu được kết tủa Y gồm
A. CuS và FeS.                       B. CuS và S.               C. CuS.                       D. Fe2S3 và CuS.
Khi đốt cháy hoàn toàn 9,7 gam một chất A thu được khí SO2 và 8,1 gam một oxit kim loại hóa trị II (chứa 80,2% kim loại về khối lượng). Lượng SO2 sinh ra phản ứng vừa đủ với 16 gam Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của A là
A. ZnS2.                                  B. ZnS.                        C. CuS2.                      D. CuS.
Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 50 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X chứa
A. Na2SO3 và NaHSO3.          B. NaHSO3.                C. Na2SO3.                  D. Na2SO3 và NaOH.
 (B-07): Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất đó là
A. FeCO3.                               B. FeS2.                       C. FeS.                        D. FeO.
Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây?
A. dung dịch KI cùng với hồ tinh bột. 	B. PbS (đen).
C. Ag. 
D. đốt cháy Cacbon.
Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?
A. 1s2 2s22p4. 	B. 1s2 2s2 2p6.	C. [Ne] 3s2 3p6. 	D. [Ar] 4s2 4p6.
O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. H2O. 	B. KOH. 	C. SO2. 	D. KI.
Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là
A. 25%. 	B. 30%. 	C. 40%. 	D. 50%.
SO2 bị lẫn tạp chất SO3, dùng cách nào dưới đây để thu được SO2 nguyên chất?
A. cho hỗn hợp khí sục từ từ qua dung dịch nước brom.	
B. sục hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư.
C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch BaCl2 loãng dư.
D. sục hỗn hợp khí từ từ qua dung dịch Na2CO3.
CO2 bị lẫn tạp chất SO2, dùng cách nào dưới đây để thu được CO2 nguyên chất?
A. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước muối dư.	B. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư.
C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch thuốc tím.	D. trộn hỗn hợp khí với khí H2S.
7. H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh?
A. O2. 	B. SO2. 	C. FeCl3. 	D. CuCl2.
H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây?
A. Fe, Zn. 	B. Fe, Al. 	C. Al, Zn. 	D. Al, Mg.
Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào
A. H2O. 	B. dung dịch H2SO4 loãng. 	C. H2SO4 đặc để tạo oleum. 	D. H2O2.
Cần hoà tan bao nhiêu lit SO3 (đkc) vào 600 gam H2O để thu được dung dịch H2SO4 49%?
A. 56 lit. 	B. 89,6 lit. 	C. 112 lit. 	D. 168 lit. 
Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O (màu xanh) tới khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Giá trị của x là
A. 1. 	B. 2. 	C. 5. 	D. 10.
Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào sau đây?
A. CO2, NH3, H2, N2. 	B. NH3, H2, N2, O2.	C. CO2, N2, SO2, O2. 	D. CO2, H2S, N2, O2.
Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?
A. dung dịch CuCl2. 	B. khí Cl2.	C. dung dịch KOH. 	D. dung dịch FeCl2.
Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?
A. 1,2 mol. 	B. 1,5 mol. 	C. 1,6 mol. 	D. 1,75 mol.
H2O2 thể hiện là chất oxi hoá trong phản ứng với chất nào dưới đây?
A. dung dịch KMnO4. 	B. dung dịch H2SO3	C. MnO2. 	D. O3.
Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng
A. 100 ml. 	B. 120 ml. 	C. 160 ml. 	D. 200 ml.
Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là
A. H2SO4.SO3. 	B. H2SO4. 2SO3.	C. H2SO4.3SO3. 	D. H2SO4.4SO3.
Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 ® MnSO4 + K2SO4 + O2 + H2O. Hệ số tỉ lượng đúng ứng với chất oxi hoá và chất khử là:
A. 5 và 3. 	B. 5 và 2. 	C. 2 và 5. 	D. 3 và 5.
Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?
A. SO2 và SO3. 	B. HCl hoặc Cl2.	C. H2 hoặc hơi nứơc. 	D. ozon hoặc hiđrosunfua.
Từ đồng kim loại người ta có thể điều chế CuSO4 theo các cách sau:
(1). Cu ® CuO ® CuSO4 + H2O	(2). Cu + 2H2SO4 đặc ® CuSO4 + SO2 + H2O
(3). Cu + H2SO4 + ½ O2( kk) ® CuSO4 + H2O
Phương pháp nào tốt nhất, tiết kiệm axit và năng lượng?
A. cách 1. 	B. cách 2. 	C. cách 3. 	D. cả 3 cách như nhau.
Số oxi hoá của S trong c ... ếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI (dư), thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí (đktc).
a) Tính hiệu suất của quá trình ozon hoá. Biết rằng để trung hoà dd A cần dùng 150ml dd H2SO4 0,08M.
b) Tính P2 theo P1.
Những hiđro halgenua nào có thể điều chế được khi cho axit sunfuric đặc tác dụng lần lượt với các muối.
a. Natri florua.	b. Natri clorua.
c. Natri bromua.	d. Natri iotua 
Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí clo bằng những phản ứng sau:
a) Dùng MnO2 oxi hoá dung dịch HCl đặc.
b) Dùng KMnO4 oxi hoá dung dịch HCl đặc.
c) Dùng H2SO4 đặc tác dụng với hỗn hợp NaCl và MnO2.
Hãy viết các phương trình hoá học
Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí C làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
a) Hãy cho biết tên các chất A, B, C và giải thích.
b) Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra
Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hiđro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O	Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
a) Hãy xác định số oxi hoá của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hoá - khử.
b) Lập phương trình hoá học của những phản ứng trên.
c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hoá - khử
Bài 46: Axit sunfuric tham gia phản ứng với các chất, tuỳ thuộc vào điều kiện của phản ứng (nồng độ của axit, nhiệt độ của phản ứng, mức độ hoạt động của chất khử) có những phản ứng hoá học:
H2SO4 + HI → I2 + H2S + H2O	H2SO4 + HBr → Br2 + SO2 + H2O
H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O	H2SO4 + Zn → ZnSO4 + SO2 + H2O
H2SO4 + Zn → ZnSO4 + S + H2O	H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2S + H2O 
a) Hãy cho biết số oxi hoá của những nguyên tố nào thay đổi và thay đổi như thế nào?
b) Lập phương trình hoá học của những phản ứng trên.
c) Cho biết vai trò của những chất tham gia các phản ứng oxi hoá - khử trên
Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất?
A. O2 và O3 cùng có tính oxi hoá, nhưng O3 có tính oxi hoá mạnh hơn.
B. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hoá, nhưng H2O có tính oxi hoá yếu hơn.
C. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hoá, nhưng H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn.
D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hoá, nhưng H2S có tính oxi hoá yếu hơn
Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
A. O3.	B. H2SO4.	
C. H2S.	D. H2O2
Hỗn hợp rắn X gồm có Na2SO3, NaHSO3 và Na2SO4. Cho 28,56 g X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí SO2 sinh ra làm mất màu hoàn toàn 675cm3 dung dịch brom 0,2M. Mặt khác 7,14 g X tác dụng vừa đủ với 21,6cm3 dung dịch KOH 0,125M.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp X 
Có 100 ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.
a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào? 
Có những chất, trong phản ứng hoá học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hoá. Hãy viết phương trình hoá học minh hoạ nhận định trên cho những trường hợp sau:
a) Axit b) Oxit bazơ
c) Oxit axit d) Muối
e) Đơn chất
a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô khí ẩm, hãy lấy một thí dụ. Có một số khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy lấy một thí dụ và cho biết vì sao?
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than, được gọi là sự hoá than. Lấy thí dụ về sự hoá than của glucozơ và saccarozơ. Viết sơ đồ phản ứng.
c) Sự làm khô và sự hoá than nói trên khác nhau như thế nào?
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hoá học mà không dùng thêm hoá chất nào khác làm thuốc thử.
Viết các phương trình hoá học nếu có.
Hãy lập bảng so sánh những tính chất giống nhau, khác nhau giữa hai hợp chất của lưu huỳnh là hiđro sunfua và lưu huỳnh đioxit về:
a) Tính chất vật lí.
b) Tính chất hoá học, giải thích và chứng minh bằng phương trình hoá học
Hãy chọn hệ số đúng của chất oxi hoá và của chất khử trong phản ứng sau:
	KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O 
A. 3 và 5	B. 5 và 2	C. 2 và 5	D. 5 và 3
Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:
Chất	Tính chất của chất
A. S	a) có tính oxi hoá
B. SO2	b) có tính khử
C. H2S	c) chất rắn có tính oxi hoá và tính khử
D. H2SO4	d) không có tính oxi hoá và tính khử
	e) chất khí có tính oxi hoá và tính khử 
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4	(1)
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O	(2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hoá.
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá.
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hoá, phản ứng (2): H2S là chất khử 
Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lit hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), sinh ra 23,9 g kết tủa màu đen.
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Tính tỉ lệ số mol các khí trong hỗn hợp.
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu
Có bốn dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra và giải thích khi cho:
a) Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch các muối trên.
b) Khí H2S đi vào mỗi dung dịch các muối trên
Dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. Hãy:
a) Giải thích hiện tượng quan sát được.
b) Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng.
c) Cho biết vai trò của các chất phản ứng H2S và KMnO4
Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:
	4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
D. H2S vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử 
Cho phản ứng hoá học: 
	H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử
Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.
a) Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng.
b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn
Ta có thể dự đoán sự thay đổi về khối lượng riêng, về thể tích diễn ra như thế nào khi giữ lưu huỳnh đơn tà (Sβ) vài ngày ở nhiệt độ phòng?
Cấu hình electron nguyên tử nào là của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích?
A. 1s22s22p63s23p4	B. 1s22s22p4
C. 1s22s22p63s23p33d1	D. 1s22s22p63s23p6 
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với hiđro là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B.
Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất
Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân huỷ hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Ozon và hiđro peoxit có những tính chất hoá học nào giống nhau, khác nhau? Lấy thí dụ minh hoạ.
Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh cho tính chất của các chất sau:
a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hoá, nhưng ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hoá, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hoá mạnh hơn nước
Có hai bình, một đựng khí oxi, một đựng khí ozon. Hãy giới thiệu thuốc thử để phân biệt từng khí Hiđro peoxit có thể tham gia những phản ứng hoá học:
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH (1)	H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 (2)
Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là:
A. Hiđro peoxit chỉ có tính oxi hoá.
B. Hiđro peoxit chỉ có tính khử.
C. Hiđro peoxit không có tính oxi hoá, không có tính khử.
D. Hiđro peoxit vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.
a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6g kết tủa trắng
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân huỷ hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau)
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân huỷ.
b) Lấy cùng lượng các chất đem phân huỷ
Thêm 3,0g MnO2 vào 197g hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152g. Hãy xác định thành phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng
Trình bày những phương pháp điều chế oxi:
a) Trong phòng thí nghiệm.
b) Trong công nghiệp
Hãy giải thích 
a) Cấu tạo của phân tử oxi
b) Oxi là phi kim có tính oxi hoá mạnh. Lấy thí dụ minh hoạ.
Có những cấu hình electron sau đây:
a) 1s22s22p63s23p4;
b) 1s22s22p63s23p33d1;
c) 1s22s22p63s13p33d2.
Hãy cho biết:
Cấu hình electron viết ở trên là nguyên tử của nguyên tố nào?
Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? Cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích?
Hãy giải thích vì sao:
a) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hoá là –2?
b) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hoá là +4 và cực đại là +6?
Hãy giải thích vì sao: 
a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hoá là +2?
 b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hoá +4?
Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm oxi (nhóm VI A)?
Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu: 
A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần.
B. Bán kính nguyên tử tăng dần.
C. Tính bền của hợp chất với hiđro tăng dần.
D. Tính axit của hợp chất hiđroxit giảm dần.
Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp.
Cấu hình electron Nguyên tử
A. [Ne] 3s2 3p4 a. O
B. 1s22s22p4 b. Te
C. [Kr] 4d105s25p4 c. Se
D. [Ar] 3d104s24p4 d. S

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap chuong Oi Luu huynh.doc