Bồi dưỡng Module 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bồi dưỡng Module 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

* Vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của của học sinh phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.

Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, SGK phổ thông từ năm 2015 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học.

 

docx 6 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng Module 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	* Module 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1. Thầy (cô) hãy trình bày vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của của học sinh phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.
Trả lời:
* Vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của của học sinh phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.
Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, SGK phổ thông từ năm 2015 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. 
 Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được” Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai. 
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì HS chỉ tập trung vào những gì giáo viên ôn và tập trung vào những trọng tâm giáo viên nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập giáo viên cho trước học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu, bắt trước câu văn mẫu để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của giáo viên. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm gì? Làm thế nào để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh? 
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra sau một giai đoạn học tập. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục:
- Thể hiện kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo: kết quả từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.
- Tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường: giúp giáo viên trong việc đánh giá xếp loại năng lực học sinh, kịp thời có những quyết định khen thưởng – kỷ luật hợp lý.
- Giúp bản thân học sinh thấy được kết quả học tập của mình, đồng thời thúc đẩy họ học tập tiến bộ hơn.
* Để đánh giá được kết quả học tập, người giáo viên cần phải thu thập thông tin, đối chiếu, so sánh và đi đến kết luận phù hợp.
* Muốn quá trình thu thập thông tin có hiệu quả, giáo viên cần phải quan sát học sinh, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, cho đề học sinh làm bài. Để có thể đi đến kết luận chính xác, giáo viên cần phải đối chiếu câu trả lời hay bài làm của học sinh với các đáp án, thang điểm hợp lý.
* Chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của của học sinh phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.
Chức năng xác nhận: 
Xác định mức độ của người học, làm căn cứ cho các quyết định phù hợp. Có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội. Đánh giá xác nhận bộc lộ tính hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo. 
Cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưa hoàn thành của khóa học,chương trình học hoặc môn học để đi đến quyết định là cấp chứng chỉ, cấp bằng hoặc cho lên lớp.
Đánh giá xác nhận cũng có thể nhằm xếp loại người học theo mục đích nào đó nhằm phân biệt trình độ khác nhau giữa học sinh này với học sinh khác để xếp hạng hay tuyển chọn, do đó một tiêu chuẩn tối thiểu nào đó cần vượt qua không quan trọng bằng sự đối chiếu giữa các học sinh với nhau.
Công cụ để đánh giá xác nhận là các bài kiểm tra, thi xác định trình độ.
Kết quả của đánh giá xác nhận cũng có thể được đối chiếu với những kết quả đánh giá đầu tiên. Sự so sánh này không chỉ là để quan sát quá trình tiến triển và xu hướng chung của thành tích mà còn để chứng minh cho quá trình giáo dục và đào tạo có hiệu quả hoặc chưa có hiệu quả, còn thiếu sót ở những mặt nào.
Chức năng định hướng:
Xác định điểm mạnh và điểm yếu của học sinh, giúp giáo viên đưa ra các quyết định có liên quan đến các kế hoạch, nội dung, phương pháp, sắp xếp nhóm học tập, bồi dưỡng năng khiếu 
Việc đánh giá này cũng làm cơ sở cho việc lựa chọn bồi dưỡng năng khiếu, hay xếp nhóm để có những tác động có hiệu quả.
Chức năng hỗ trợ: Quá trình dạy học là một tiến trình dài. Học sinh thường khó bảo toàn toàn bộ kiến thức. Vì vậy, kiểm tra - đánh giá góp phần điều chỉnh, hỗ trợ, giúp cho quá trình học tập có hiệu quả.
2. Thầy (cô) hãy trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh mà bản thân đã vận dụng.
Trả lời:
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường hiện nay thường được tiến hành với nhiều hình thức:
- Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận.
- Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp.
- Phương pháp quan sát.
 a) Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận:
* Ưu điểm: 
Khi tiến hành phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận, người giáo viên thường cho ít câu hỏi, mỗi câu hỏi cần nhiều thời gian để trả lời, cho phép một sự tự do tương đối để trả lời các vấn đề đã đặt ra. 
Phương pháp này có thể đánh giá được mức độ hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng giải thích hoặc tổng hợp các sự kiện. 
* Hạn chế: 
Một bài kiểm tra viết dạng tự luận thường có ít câu hỏi, do đó khó có thể đánh giá tổng thể một lượng kiến thức cần đánh giá. 
Khi làm bài viết tự luận, học sinh thường chỉ tập trung vào một số chủ đề, thể loại, các mối quan hệ, cách tổng hợp sắp xếp thông tin. 
Việc chấm điểm một bài tự luận thường gặp 1 số khó khăn và tốn thời gian.
b) Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh là 1 phương pháp hiệu quả, có khả năng đo được nhận thức của học sinh (biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Phương pháp này có ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm: 
Điểm số có độ tin cậy cao. 
Bài kiểm tra trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề có thể đại diện cho lượng kiến thức cần đánh giá.
* Hạn chế: 
Khó khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới. 
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi đòi hỏi nhiều ở khâu chuẩn bị và tốn thời gian.
c) Phương pháp kiểm tra vấn đáp:
Kiểm tra vấn đáp là 1 phương pháp được sử dụng phổ biến trong kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm: 
Giúp giáo viên thu được tín hiệu từ mọi đối tượng học sinh một cách nhanh chóng, giúp cả giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh các hoạt động. 
Phương pháp này thật sự cần thiết, có thể kích thích học sinh học bài mỗi ngày, giúp học sinh tự kiểm tra tri thức thông qua câu trả lời của mình hoặc của bạn. 
Phương pháp này có thể được sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học, cũng như ở mỗi cuối học kỳ hoặc cuối năm khi học sinh cần trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói. 
* Hạn chế: 
Đòi hỏi người giáo viên phải nêu câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phải khéo léo trong dẫn dắt học sinh đi đến trả lời. 
Kiểm tra vấn đáp đôi khi tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện kế hoạch của giáo viên và học sinh. 
Kết quả kiểm tra vấn đáp đôi khi còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người hỏi và tâm trạng hay sự bình tĩnh của người trả lời.
d) Phương pháp quan sát:
* Ưu điểm: 
Thuận lợi trong đánh giá thái độ hoặc kỹ năng của học sinh. 
Phương pháp này hướng các em đi vào các hoạt động, tạo cơ hội cho các em thể hiện những điều đã học theo những cách khác nhau, qua đó thể hiện được tính sáng tạo của học sinh. 
Thông qua các hoạt động quan sát, đánh giá thực hành, giáo viên có thể nắm bắt 1 số thông tin có giá trị. 
* Hạn chế:
Phương pháp này chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài.
Kết quả quan sát còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người quan sát, số lượng quan sát không nhiều. 
Giáo viên thường mất nhiều thời gian đầu tư cho các bài tập hay và xây dựng các tiêu chí đánh giá. 
Học sinh mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ.
Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: Thầy (cô) hãy đánh giá thực trạng việc thực hiện các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của học sinh tại đơn vị.
Trả lời:
* Thực trạng việc thực hiện các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của học sinh tại đơn vị.
Việc thực hiện các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của học sinh tại đơn vị được thực hiện nghiêm túc theo “đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh”. Giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Kiểm tra đánh giá không tách rời quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học.
Đơn vị kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, dạy học trở nên tích cực hơn nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”
Giáo viên phải thu thập thông tin, đối chiếu, so sánh và đi đến kết luận phù hợp để đánh giá được kết quả học tập. Giáo viên phải quan sát học sinh, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, cho đề học sinh làm bài; giáo viên phải đối chiếu câu trả lời hay bài làm của học sinh với các đáp án, thang điểm hợp lý từ đó đi đến kết luận chính xác.
 Giáo viên hiểu và vận dụng chính xác Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT – Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, lưu ý về cộng tính điểm và học sinh khuyết tật về trí tuệ.
Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này: Thầy (cô) hãy đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kết quả học tập của học sinh THCS.
Trả lời:
* Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kết quả học tập của học sinh THCS.
Quan tâm giáo dục toàn diện, người giáo viên luôn phải có “cái tâm” và dù có khó khăn nào cũng phải luôn đứng vững và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Phải giáo dục học sinh ý thức về tự đánh giá cá nhân một cách trung thực, khách quan để có một kết quả đánh giá chính xác và công bằng nhất. Đánh giá phải đúng thực chất, không chạy theo thành tích, không để xảy ra hiện trạng ngồi nhầm lớp, phải luôn luôn giáo dục - tạo cho học sinh ý thức phải học, “có làm thì mới có ăn”, phải học mới có tri thức, “thế giới tiến bộ không ngừng, không học là lùi”, học để sống, để hòa nhập, tồn tại và phát triển.

Tài liệu đính kèm:

  • docxboi_duong_module_23_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_ho.docx