Chuyên đề Lịch sử Lớp 10 - Chuyên đề: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ

Chuyên đề Lịch sử Lớp 10 - Chuyên đề: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ

I. Vương triều Gup ta phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.

1. Quá trình hình thành

+ Vương triều Gúp ta (319-467), chống lại các bộ tộc ở Trung Á, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như miền Trung Ấn Độ, tồn tại qua 9 đời vua.

2.Văn hoá dưới thời Gúp ta

 - Tôn giáo:

+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá).

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanskrit (chữ phạn). Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển.

Thời Gúp ta đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo Hin-đu).

 

doc 11 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Lịch sử Lớp 10 - Chuyên đề: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
(2 Tiết)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
I. Vương triều Gup ta phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
1. Quá trình hình thành 
+ Vương triều Gúp ta (319-467), chống lại các bộ tộc ở Trung Á, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như miền Trung Ấn Độ, tồn tại qua 9 đời vua.
2.Văn hoá dưới thời Gúp ta
 - Tôn giáo:
+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá).
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanskrit (chữ phạn). Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển. 
Thời Gúp ta đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ. 
Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo Hin-đu).
II. Vương triều Hồi Giáo Đêli và vương triều Môgôn.
1. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li.
- Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo.
- Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
- Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
2. Vương triều Mô-gôn
- Năm 1398 thủ lĩnh – vị vua theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra vương triều Mô-gôn.
- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605). Các chính sách của vua A-cơ- ba: Chính trị, Kinh tế, văn hóa
=> Kết quả: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội ổn định=> Đỉnh cao của chế độ phong kiến.
- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.
- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ.
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức: Sau khi học xong chuyên đề, học sinh:	
- Giải thích được thời vương triều Gúp-ta là thời kì định hình văn hóa Ấn Độ.
- Hiểu sâu sắc hơn về những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời cổ- trung đại.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
 Trên cơ sở hiểu biết và khâm phục những thành quả của văn hóa truyền thống Ấn Độ, giáo dục cho HS ý thức tôn trọng và giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc mình.
3. Về kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng khai thác tranh ảnh, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá.
4. Định hướng các năng lực hình thành cho học sinh:
- Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: sử dụng lược đồ, khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề, so sánh những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử, sưu tầm tư liệu văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
+ Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề văn hóa.
+ Liên hệ thực tế trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
1. Giáo viên:
	- Giáo án word và power-point.
	- Một số tranh ảnh, lược đồ có liên quan.
	- Các tư liệu tham khảo về văn hóa Ấn Độ.
2. Học sinh
	Sách giáo khoa, tranh ảnh do giáo viên dặn dò sưu tầm, nội dung thuyết trình.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu: 
Sử dụng hình ảnh trang phục đặc trưng của Ấn Độ, để huy động kiến thức HS đã biết về đất nước Ấn Độ nhằm tạo cầu nối và gợi hứng thú, sự tò mò tìm hiểu về các giá trị văn hóa độc đáo của quốc gia này
2. Phương thức: 
 Yêu cầu HS quan sát bức ảnh và trả lời các câu hỏi: Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới quốc gia nào? Em có ấn tượng gì về quốc gia đó?
Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt: Đây là hình ảnh về nét đặc trưng văn hóa của Ấn Độ.
3. Gợi ý sản phẩm: Qua quan sát ảnh HS nhận diện được nét văn hóa của Ấn Độ và nêu được một vài hiểu biết về các quốc gia này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. Vương triều Gup ta phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
1. Hoạt động 1. Vương triều Gúp-ta Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ (Nhóm)
* Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành, phát triển vương triều Gúp ta.
* Phương thức:
 Chuyển giao nhiệm vụ:Phát phiếu học tập, yêu cầu sử dụng kiến thức sgk và giao nhiệm vụ cho các nhóm
1. Lập bảng thống kê kiến thức vương triều Gúp-ta theo nội dung sau: niên đại, sự kiện chủ yếu, nhận xét.
Tên vương triều
Niên đại
Những sự kiện chủ yếu
Nhận xét
2. Xác định văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển trong thời kỳ lịch sử nào? Vì sao?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi, đàm thoại theonhóm rồi trao đổi toàn lớp.Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các nhóm để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các em gặp khó khăn.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi kết hợp sử dụng bảng thống kê.
- GV nhận xét, bổ sung. 
* Gợi ý sản phẩm:HS Giải thích điền kiến thức vào bảng thống kê
Tên vương triều
Niên đại
Những sự kiện chủ yếu
Nhận xét
Gúp-ta
319- 467
- Vua Gúp-ta đã thống nhất một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm toàn bộ m.Bắc và Trung Ấn, trải qua 9 đời vua không ngừng đưa đất nước phát triển.
- Thời Gúp-ta xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành nền văn hóa truyền thống ÂĐ, làm cho nền văn hóa truyền thống của ÂĐ có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt lịch sử loài người.
Thời kỳ định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
2.Hoạt động 2:Văn hóa truyền thống Ấn Độ:
* Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu về văn hóa Ấn Độ, qua đó hiểu dược ảnh hưởng của nó đến văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Dựa vào kiến thức sgk và các tư liệu lịch sử đã nghiên cứu trước theo hướng dẫn để nêu những nét chính về các thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời PK.
	2. Từng HS nêu những hiểu biết của mình về nền văn hóa Ấn Độ: Phật giáo, Hin-đu giáo, chữ viết,
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi.
 - Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. 
 - Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh.
* Gợi ý sản phẩm:nêu những nét chính về các thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời PK. Phật giáo, Hin-đu giáo, chữ viết,
- GV: Phát phiếu học tập, hướng dẫn các nhóm hoàn thành biểu bảng.Phát phiếu học tập, hướng dẫn các nhóm hoàn thành biểu bảng.
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
Chữ viết
Văn học
Nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc)
-Tôn giáo
- Chữ viết: 
 Chữ Brahmi Chữ Phạn(Sanskrit) Chữ Pali
 -Văn học:
Nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc)
HS: ghi bài thông qua biểu bảng.( GV chuẩn bị):
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
- Đạo Phật: xuất hiện khoảng TK VI TCN, được truyền bá rộng khắp dưới thời vua Asôca, Gúp-ta, Hác-sa (đến TK VII).
- Đạo Hin-đu (ÂĐ giáo): là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn; thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần sáng tạo TG), Siva (thần hủy diệt), Visnu (thần bảo hộ), và Inđra (thần sấm sét)
Chữ viết
Người ÂĐ sớm có chữ viết. Ban đầu là chữ Brahmi đơn giản, về sau họ sáng tạo ra hệ chữ viết riêng – chữ Phạn (Sanskrít).
Văn học
- Văn học cổ điển Ấn Độ (văn học Hin-đu), mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển. 
- Sử thi nổi tiếng: Mahabharata, Ramayana
Nghệ thuật(kiến trúc, điêu khắc)
- Kiến trúc PG: chùa Hang, những tượng Phật bằng đá.
- Kiến trúc Hin-đu giáo: các ngôi đền bằng đá đồ sộ, nhiều tầng, hình chóp núi, được trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu.
- GV nhận xét và chốt ý.
	- HS: Vẽ sơ đồ biểu hiện nền văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Văn hoá truyền thống Ấn Độ
Tôn
giáo
Nghệ 
thuật
kiến 
trúc
Văn
học
Chữ 
viết
Phật
giáo
Hin
-đu
giáo
Chữ
Brah
-mi
Chữ
Phạn
(San
-krít)
Văn học
Hinđu 
giáo
Kiến 
trúc
Phật
giáo
Kiến 
trúc 
Hin
đu
giáo
4. Sơ kết bài học:
	- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
	Câu 1: Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kỳ định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?
5. Dặn dò, hướng dẫn HS hoạt động ở nhà:
- Học bài cũ.
- Sưu tầm một số hình ảnh về công trình kiến trúc ở VN hay tại địa phương chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.
- Xem trước Vương triều Hồi Giáo Đêli và vương triều Môgôn.
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
1. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực HS
1.1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 2: Trình bày những biểu hiện sự phát triển đa dạng của nền văn hóa Ấn Độ.
Câu 3: Nêu những yếu tố văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến nền văn hóa ĐNA như thế nào?
1.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 1: Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kỳ định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?
Câu 2: Yếu tố nào làm cho văn hóa Ấn Độ phong phú, đa dạng hơn? Tại sao?
1.3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Lập bảng thống kê kiến thức các vương triều Gúp-ta, theo nội dung: niên đại, sự kiện chủ yếu, nhận xét.
Câu 2: Vẽ sơ đồ biểu hiện nền văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 3: Phân tích được các điều kiện dẫn đến văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước ĐNA.
2.4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Rút ra nhận xét vị trí của vương triều trong LS Ấn Độ.
II. Vương triều Hồi Giáo Đêli và vương triều Môgôn.
	1. Hoạt động 1. Vương triều hồi giáo Đêli (Nhóm)
* Mục tiêu: Trình bày được sự hình thanh vương triều Gup ta
* Phương thức:
 Chuyển giao nhiệm vụ:Phát phiếu học tập, yêu cầu sử dụng kiến thức sgk và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nguyên nhân hình thành vương trều Gúpta
*Gợi ý sản Phẩm
Nguyên nhân hình thành
-Nguyên nhân sâu xa :Năm 1055 thổ lĩnh người thổ đánh chiếm bát đa lập vương quốc hồi giáo ở lưỡng hà và giáp tây bắc ấn độ ....
-Nguyên nhân khách quan:Người hồi giáo gốc trung á đánh chiem ấn độ lập nên vương triều hồi giáo ân độ gọi là (đê-li).
Cho hs tự tìm hiểu chính sách của vương triều Gúp Ta
Gv Gợi Ý:
- Chính sách thống trị: Tự cho mình là đấng tối cao ưu tiên ruộng đất , địa vị quan lại
- Ví dụ: ruông đất 1/5 người không theo đạo hồi phải nộp tiền”thuế ngoại đạo 
- Văn hoá phong phú đa dạng mang bản sắc dân tộc .. Có sự giao lưu giữa đông và tây
	2. Hoạt động 2. Vương triều hồi giáo Môgôn (Nhóm)
* Mục tiêu: Trình bày được sự hình thanh vương triều Môgôn
* Phương thức:
 Chuyển giao nhiệm vụ:Phát phiếu học tập, yêu cầu sử dụng kiến thức sgk và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nguyên nhân hình thành vương trều Môgôn
* Gợi ý sản Phẩm
Hoàn cảnh lịch sử:TK XV ,Vương triều đê- li suy yếu bộ phận dân Trung Á mang theo đạo hồi tấn công ấn độ 1389 đến cháu ba bua mới thâu tóm hoàn toàn đe li lập ra vương triêu môn gô.
Cho học sinh làm vệc sgk rút ra chính sách của Vương triều Môgôn
Gv gợi ý:
- Chính sách thống trị 
-Các vị vua thời kỳ đầu ra sức củng cố theo hướng ”Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước.
-Trong nửa thế kỷ trị vì, A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kêt tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.
+ khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
-Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng, đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây.
3. Hoạt động 3: Sự khác biệt về chính sách của hai vương triều Đêli và Môgôn
* Mục tiêu: Trình bày được sự khác biệt về chính sách của hai vương triều
* Phương thức:
 Chuyển giao nhiệm vụ:Phát phiếu học tập, yêu cầu sử dụng kiến thức sgk và giao nhiệm vụ cho các nhóm: sự khác biệt về chính sách của hai vương triều
Gợi ý sản Phẩm
GIỐNG NHAU:
- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
- Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
- Áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ->sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy yếu và sụp đổ
KHÁC NHAU:
*HỒI GIÁO ĐÊ-LI:
- Năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm ẤN ĐỘ và lập ra vương triều Hồi giáo ĐÊ-LI
- Chính sách cai trị:
+ Truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+Tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo
+Văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào ẤN ĐỘ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô ĐÊ-LI thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới
 *ẤN ĐỘ MÔGÔN:
- Vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ)đến xâm chiếm ẤN ĐỘ lập ra vương triều MOGÔN(1526-1707)
- Chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng ẤN ĐỘ hóa,xây dựng đất nước,đưa ẤN ĐỘ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua A-CƠ-BA(1556-1605)
+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ Đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
4. Sơ kết bài học:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy cho biết vị trí của vương triều hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn trong lịch sử Ấn Độ.
5. Dặn dò, hướng dẫn HS hoạt động ở nhà:
- Học bài cũ.
- Xem trước bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở ĐNA và chuẩn bị nội dung sau:
+ Điều kiện hình thành các quốc gia cổ ở ĐNA.
+ Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia PK ở ĐNA TK X- XVIII được biểu hiện như thế nào?
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên đề.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Sự định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Trình bày được những thành tựu cơ bản của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Lý giải được văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kỳ Gúp-ta.
Lập bảng thống kê kiến thức các vương triều,
Vẽ sơ đồ biểu hiện nền văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Rút ra nhận xét vị trí của vương triều trong LS Ấn Độ.
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực HS
2.1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 2: Trình bày những biểu hiện sự phát triển đa dạng của nền văn hóa Ấn Độ.
Câu 3: Nêu những yếu tố văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến nền văn hóa ĐNA như thế nào?
2.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 1: Phân tích chính sách của vương triều.
2.3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Lập bảng thống kê kiến thức các vương triều Hồi giáo Đêli, Môgôn theo nội dung: niên đại, sự kiện chủ yếu, nhận xét.
Câu 2: Phân tích được các điều kiện dẫn đến văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước ĐNA.
2.4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Rút ra nhận xét vị trí của vương triều Gúp-ta, Môgôn trong LS Ấn Độ.
	Câu 2: Liên hệ được 1 vài kiến trúc văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến VN hay tại địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_lich_su_lop_10_chuyen_de_su_phat_trien_lich_su_va.doc