Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đình Tuân

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đình Tuân

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc và mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Nắm được những mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh về các tổ chức xã hội thị tộc và bộ lạc, về quá trình ra đời của kim loại, nguyên nhân ra đời, hệ quả của chế độ tư hữu.

3. Thái độ: Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng

- Xây dựng một thời đại đại đồng trong văn minh.

4. Năng lực hướng tới :

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nêu, trình bày, tái hiện các kiến thức lịch sử

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được các nguồn gốc sự kiện; so sánh, khái quát hóa, mối quan hệ tác động giữa các sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử; rút ra các nhận xét đánh giá giữa các sự kiện; thực hành các đồ dùng trực quan.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng kiến thức lịch để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Những mẩu chuyện ngắn hoặc phim minh họa về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.

 Hs: Soạn bài, giải thích nguyên tắc sống của thị tộc, bộ lạc.

III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

 - Kết hợp miêu tả, giải thích, sơ đồ hóa.

 - Vấn đáp, phát huy những phát hiện tích cực của HS.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Hai: Miêu tả hình dáng của người Tối cổ?

3. Nội dung bài mới:

 

doc 213 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 927Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đình Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 7Soạn bài – Tiết 1 Ngày22 tháng 8 năm 2019
CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY.
Bài 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
2. Kĩ năng: Phân tích, đánh giá và tổng hợp những đặc điểm của loài người, làm việc với tranh ảnh
3. Thái độ: Thấy được vai trò to lớn của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ đó giáo dục Hs lòng yêu lao động.
4. Năng lực hướng tới :
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo...
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nêu, trình bày, tái hiện các kiến thức lịch sử
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được các nguồn gốc sự kiện; so sánh, khái quát hóa, mối quan hệ tác động giữa các sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử; rút ra các nhận xét đánh giá giữa các sự kiện; thực hành các đồ dùng trực quan.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng kiến thức lịch để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Hình ảnh tư liệu về người Tối cổ và người Tinh khôn.
	H.S: Tìm hiểu nguồn gốc loài người theo quan niệm khác nhau. 
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
 - Kể chuyện, miêu tả, phân tích kết hợp vấn đáp.
- Sử dụngkỷ thuật đặt câu hỏi nêu vấn đề và thảo luận nhóm nha
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động tạo tình huống học tập:
a) Mục tiêu: 	- Giúp HS nắm khung chương trình LS lớp 10.
	- Giúp học sinh nắm được khái niệm nguyên thủy.
	- Tạo hứng thú học tập cho HS.
b) Phương thức:
- GV ổn định nề nếp, giới thiệu chương trình.
- Đưa bức tranh khái quát quá trình tiến hóa của loài người và đặt câu hai?
Bức tranh trên thể hiện về điều gì? Em hiểu thời nguyên thủy là gì? 
c) Dự kiến sản phẩm: HS trả lời được về sự tiến hóa. GV tiếp tục đặt câu hai: Em hiểu xã hội nguyên thủy là gì?
- GV giải thích nguyên thủy là đầu tiên, xã hội nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên của loài người 
- Loài người có nguồn gốc từ đâu? Quá trình tiến hóa của loài người như thế nào?... đi vào chương I
Hoạt động Hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
 Hoạt động 1(cá nhân):Tìm hiểu đời sống bầy người nguyên thủy:
* Mục tiêu: HS biết được nguồn gốc và mốc thời gian xuất hiện của loài người, hiểu được đời sống của Người tối cổ. 
* Phương thức: 
- GV nêu câu hai: Em Hãy nêu những quan niệm về nguồn gốc của loài người mà em biết?
HS nêu nhiều quan niệm.
- GV- Em Hãy nêu kết luận khoa học về nguồn gốc của loài người, mốc thời gian xuất hiện(ghi vào vở)
- GV cho hs Tìm hiểu địa điểm phát hiện dấu tích, đặc điểm của Người tối cổ.
+ Địa điểm: Đông Phi, Indonexia, Trung Quốc, Việt Nam.
- Gv cho HS nghiên cứu đời sống của người tối cổ.
 Hãy miêu tả đời sống, sự tiến bộ của Người tối cổ.
Gọi HS nêu, GV hướng dẫn các mặt cần nêu.
Câu hỏi bổ sung: Vì sao nói biết tạo ra lửa là một tiến bộ lớn của loài người?
HS trả lời, GV giải thích thêm rồi chuyển mục 2.
 Quan hệ xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động nam nữ, sống quây quần theo quan hệ gia đình ruột thịt (5- 7 gia đình) - bầy người nguyên thủy.
Gv chuyển ý: Quá trình lao động → con người ngày càng tự hoàn thiện mình → Người tinh khôn.
* Hoạt động 2(Cá nhân):
* Mục tiêu: HS nắm được mốc thời gian Người tinh khôn xuất hiện. Những biểu hiện của sự hoàn thiện về Hình dáng và cấu tạo cơ thể, tiến bộ dưới thời này
* Phương thức: 
Hai: Nêu mốc thời gian Người tinh khôn xuất hiện? Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá? 
Gọi HS trình bày, bổ sung.
Gv nhận xét.
* Hoạt động 3(cá nhân):
* Mục tiêu: HS nêu mốc thời gian, nêu, giải thích được cuộc cách mạng thời đá mới.
* Phương thức: 
- Hs đọc Sgk và trả lời câu hai:
1. Nêu mốc thời gian con người bước vào thời đá mới .
2. Cuộc cách mạng thời đá mới biểu hiện như thế nào? Giải thích cuộc cách mạng thời đá mới.
- Gv nhận xét và chốt.
Gv nhận xét và chốt: Những nét thay đổi lớn lao về đời sống vật chất và tinh thần của con người thời kì này.
Gv kết luận: Với những tiến bộ về kĩ thuật khi người tinh khôn xuất hiện, con người đã không ngừng lao động, sáng tạo → cuộc sống bớt dần lệ thuộc vào tự nhiên và tiến bộ hơn, ổn định hơn từ thời đá mới.
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy:
a)Nguồn gốc:
- Loài người do một loài vượn chuyển biến thành nhờ lao động qua một thời gian dài(hàng triệu năm:
+ 6 triệu năm trước: vượn cổ xuống đất.
 + 4 triệu năm trước: tiến hóa thành người tối cổ.
b) Đời sống vật chất của Người tối cổ:
+ Công cụ đá thô sơ, biết tạo ra lửa.
+ Phương thức sống: Săn bắt – hái lượm
+ Quan hệ quần thể của Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo:
- Nhờ quá trình lao động, khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện, có cấu tạo cơ thể, Hình dáng như con người ngày nay.
- Óc sáng tạo: Là sự sáng tạo trong cải tiến công cụ đá và biết chế tác nhiều công cụ mới:
+ Ghè 2 mặt, mài sắc, nhẵn, đục lỗ, tra cán
+ Công cụ mới: Lao, cung tên, chài lưới, đan lát
3. Cuộc cách mạng thời đá mới:
- Thời kì đá mới bắt đầu từ khoảng 1 vạn năm trước đây.
- Cuộc sống con người có nhiều thay đổi lớn lao:
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Mặc quần ao bằng da thú.
+ Làm nhạc cụ.
→ Cuộc sống ổn định hơn, bớt lệ thuộc vào tự nhiên → ngày càng tiến bộ hơn.
4. Củng cố dặn dò
Hoạt động luyện tập:
* GV kiểm tra nhận thức HS bằng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
1. Người tối cổ là Hình thức đầu tiên của quá trình tiến hóa từ vượn sang người?
 a. Đúng. 	b. Sai.
2. Đồ đá mới là từ chỉ những công cụ đó được ghè và mài nhẵn thành hình công cụ.
a. Đúng. 	b. Sai.
3. Phát minh lớn nhất của con người thời kì nguyên thủy?
 	a. Chế tạo cung tên. b. Tạo ra lửa. c. Làm đồ gốm. d. Mặc “quần áo”.
* GV cho HS hoàn thiện bảng so sánh:
Nội dung
Thời kì đá cũ
Thời kì đá mới
Thời gian
4 triệu năm trước đây
1 vạn năm trước đây
Chủ nhân
Người tối cổ
Người tinh khôn
Kĩ thuật chế tác đá
Ghè, đẽo
Khoan, mài
Phương thức kiếm sống chủ yếu
Săn bắt, hái lượm
Trồng trọt, chăn nuôi
* Cho HS về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi sau:
 Con người ở nước ta có phát triển từ thời nguyên thủy hay di cư từ nơi khác đến? 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
* Bài vừa học: 
- Nguồn gốc của loài người? Nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa? Giải thích cách mạng thời đá mới.
* Bài sắp học: Đọc Sgk bài 2 và chuẩn bị những nội dung sau:
- Thế nào là thị tộc, bộ lạc? - Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu? Ý nghĩa của nó đối với những thay đổi trong xã hội nguyên thủy?
Soạn bài – Tiết 2 Ngày 29 tháng 8 năm 2019
Bài 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc và mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Nắm được những mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh về các tổ chức xã hội thị tộc và bộ lạc, về quá trình ra đời của kim loại, nguyên nhân ra đời, hệ quả của chế độ tư hữu.
3. Thái độ: Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng 
- Xây dựng một thời đại đại đồng trong văn minh.
4. Năng lực hướng tới :
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo...
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nêu, trình bày, tái hiện các kiến thức lịch sử
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được các nguồn gốc sự kiện; so sánh, khái quát hóa, mối quan hệ tác động giữa các sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử; rút ra các nhận xét đánh giá giữa các sự kiện; thực hành các đồ dùng trực quan.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng kiến thức lịch để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Những mẩu chuyện ngắn hoặc phim minh họa về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
	Hs: Soạn bài, giải thích nguyên tắc sống của thị tộc, bộ lạc.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
	- Kết hợp miêu tả, giải thích, sơ đồ hóa.
	- Vấn đáp, phát huy những phát hiện tích cực của HS.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hai: Miêu tả hình dáng của người Tối cổ?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động tạo tình huống học tập: 
a) Mục tiêu: - Giúp HS nhận thức được sự tiến hóa liên tục của loài người, không dừng lại ở quan hệ hợp quần, giản đơn với dấu ấn bầy đàn. 
	- Bước đầu nhận thấy sự tiến hóa đó sẽ tác động tích cực đến cuộc sống của con người.
b) Phương thức: GV nêu vấn đề: Sự tiến hóa và hoàn thiện của con người trải qua nhiều thời kỳ. 
GV hai: 1. Thời kỳ nguyên thủy bao gồm những giai đoạn nào? 
	 2. Nguyên tắc kiếm sống của thời nguyên thủy là gì? 
	 3. Kim loại đầu tiên con người sử dụnglàm công cụ lao động là kim loại nào?
c) Dự kiến sản phẩm:
	- Câu hỏi 1: HS trả lời 2 thời kỳ: bầy người và thị tộc bộ lạc
	- Câu hỏi 2: HS không trả lời được.
	 - Câu hỏi 3: HS trả lời: Đồng.
GV: Quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên của con người mang đậm dấu ấn bầy đàn. Nhưng quá trình tiến hóa tiếp tục diễn ra, phát triển lờn các thời kỳ cao hơn, những tiến bộ trong đời sống có ảnh hưởng ra sao đến xã hội quan hệ xã hội của người nguyên thủy, chúng ta đi vào bài 2. 
Hoạt động Hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1(Cá nhân- Cả lớp): Tìm hiểu về thị tộc và bộ lạc:
* Mục tiêu: HS nắm được khái niệm thị tộc, bộ lạc
 HS hiểu được nguyên tắc, đời sống của thị tộc- bộ lạc.
* Phương thức: 
- GV cho HS xem phim minh họa, dựa vào SGK tóm tắt khái niệm thị tộc, bộ lạc.
- GV hai: 1. Nêu, giải thích nguyên tắc sống của thị tộc(Cả lớp).
Cho HS thảo luận trả lời, vế 2 của câu hỏi nếu HS không trả lời được thỡ GV giải thích cho HS ghi nhớ “nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy.
- GV nêu câu hai: 2. Nhận xét về tổ chức của thị tộc bộ lạc có điểm gì khác so với bầy người nguyên thủy?
HS trả lời. 
Gv chuyển ý: Không dừng lại ở công cụ đá, trong quá trình lao động, con người đó phát hiện ra nhiều kim loại mới. Quá trình đó diễn ra như thế nào và hệ quả của có đối với xã hội ra sao?
Hoạt động 2(Cá nhân).
* Mục tiêu: 
- Nắm được mốc thời gian xuất hiện công cụ kom loại
- Hiểu được hệ quả về kinh tế- xã hội của nú. 
* Phương thức.
- GV cho HS lập bảng liệt kờ về sự xuất hiện công cụ kim loại.
 GV có thể nêu Tính chất vật lý của những công cụ này để giúp HS hiểu thêm
GV nêu câu hai: 1. Nêu hệ quả kinh tế của công cụ kim loại?
 2. Sản phẩm thừa thường xuyên là gì?
GV giải thích thêm.
Hoạt động 2( Cả lớp).
* Mục tiêu: 
- Hiểu được hệ quả về  ...  đưa hình ảnh về Lê-nin 
	- Giáo viên đặt câu hỏi: Em biết gì về Lê-nin ?
- Học sinh trao đổi, thảo luận nhanh (1 phút), trình bày ..
c. Dự kiến sản phẩm:
- Sau khi học sinh trình bày, GV khái quát nhanh về Lê-nin và phong trào công nhân Nga cuối XIX đầu XX. Để hiểu rõ hơn về chúng ta đi tìm hiểu 
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1(Cá nhân-cả lớp): Tìm hiểu hoạt động bước đầu của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga 
*Phương thức: 
- Trước hết, GV gọi một HS trình bày tóm tắt về tiểu sử của Lênin
- GV nêu câu hỏi: Trình bày những hoạt động tích cực của Lênin?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung
- GV nhấn mạnh: Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bônsêvich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Mensêvich) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin.
- HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK nói về việc Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong.
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa những hoạt động cách mạng của Lênin?
- HS đọc trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý :	
Hoạt động 2( Cá nhân): Tìm hiểu về cách mạng Nga 1905-1907
*Phương thức:- GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình nước Nga trước cách mạng?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK trình bày diễn biến cách mạng 1905 -1907
- GV nhận xét, kết luận:
GV Kết hợp giới thiệu hình 79 SGK "Cuộc biểu tình ngày 09/01/1905".
 GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tính chất, ý nghĩa của cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
- HS đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
- GV PV: Tại sao nói đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới bởi vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN.
I. HOẠT ĐỘNG BƯỚC ĐẦU CỦA V.I. LÊNIN TRONG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA
1. Tiểu sử
- Tiểu sử: Vladimir Ilyich Ulyanov( Vladimir Ilyich Lenin) sinh ngày 22/04/1870 – 21/1/1924 trong gia đình nhà giáo tiến bộ.
2. Buổi đầu hoạt động
- Năm 1895, thống nhất các nhóm macxit ở Pê-tec-bua thành Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.
- Năm 1898 tham gia thành lập Đảng Xã hội Dân chủ Nga.
- Năm 1900, xuất bản tờ báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.
- Viết nhiều tác phẩm phê phán chủ nghĩa cơ hội, nhấn mạnh đấu tranh chính trị. Đóng góp quan trọng về măt lí luận thông qua những tác phẩm của Le-nin.
Ý nghĩa :
- Cổ vũ phong trào công nhân, giác ngộ giai cấp công nhân.
II. CUỘC CÁCH MẠNG 1905 - 1907 ở Nga:
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng:
a. Kinh tế:
- Công thương nghiệp phát triển, các công ti độc quyền ra đời.
b. Chính trị:
- Chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ
à đời sống công nhân, nhân dân lao động khổ cực.
- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật 
à Mâu thuẫn xã hội sâu sắc à cách mạng bùng nổ.
2. Cách mạng bùng nổ:
a. Diễn biến: 
- Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Xanhpêtécbua kéo đến cung điện Mùa Đông thỉnh cầu yêu sách à bị đàn áp dã man à phong trào bùng nổ.
- Hè 1905, phong trào lan rộng.
- Cuối 1905 phong trào bãi công lan rộng phát triển thành khởi nghĩa vũ tranh chống lại chế độ Nga hoàng.
- Kết quả: đến 1907, do lực lượng chênh lệchà bị đàn áp thất bại.
b. Tính chất:
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở Nga. 
c. Ý nghĩa:
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng. 
- Có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. 
- Góp phần thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh chống áp bức phong kiến, thực dân đầu thế kỉ XX.
 3. Hoạt động luyện tập:
- Giúp HS hiểu sâu hơn về Lê-nin và cách mạng Nga 1905-1907
- Học sinh lập bảng về các nội dung : Mục tiêu, lực lượng, hướng phát triển, lãnh đạo, giáo viên hướng dẫn học sinh, học sinh căn cứ vào sách giáo khoa để hoàn thành
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- Giúp HS khắc sâu hơn kiến thức bài học đồng thời nhận thức được vai trò của Lê-nin đối với nước Nga nói riêng và đối với nhân loại nói chung, đặc biệt đối với Việt Nam trong công cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học: Em hiểu thế nào về Chủ nghĩa Mác-Lê-nin; tư tưởng Hồ Chí Minh 
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC.
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu về lịch vùng đất, con người Quảng Trị( LSĐP)
BT 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân cư của tỉnh Quảng Trị.
BT 2: Tỉnh Quảng Trị được thành lập, thay đổi như thế nào từ trước đến nay?
Tiết 51- Tuần 35	 Ngày soạn: 25/04/2017
LSĐP: MÃNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nét chính về mãnh đất - con người Quảng Trị: Điều kiện tự nhiên, Địa giới hành chính,
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, ý thức xây dụng quê hương – đất nước.
3. Kĩ năng:
- Kỷ năng liên hệ, 
4. Năng lực hướng tới 
*Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực liên hệ, thuyết trình
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV:	- Tư liệu về Quảng Trị.
- Tranh ảnh mãnh đất, con người Quảng Trị.
HS: Tìm hiểu về mãnh sử hành chính tỉnh Quảng Trị: Điều kiện vị trí, dân cư, lịch sử
Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên, dân cư của tỉnh Quảng Trị.
Nhóm 2: Tỉnh Quảng Trị được thành lập, thay đổi như thế nào từ trước đến nay?
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, 
- Sử dụng kỷ thuật hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tạo tình huống học tập:
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập, giúp học sinh nhận thức được nhiệm vụ trong tiết học
b) Phương thức: GV đặt câu hỏi, yêu cầu 1 HS trả lời: Em biết gì về vị trí địa lý tỉnh Quảng Trị?
c) Dự kiến sản phẩm: 
 Sau khi HS nêu vài nét về vị trí QT, GV giới thiệu: Quê hương Quảng Trị của chúng ta là một mãnh đất gắn với nhiều biến cố lịch sử trọng đại, vậy tỉnh Quảng Trị được hình thành, phát triển như thế nào? QT có bao nhiêu dân tộc sinh sống, phân bố ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Hoạt động 1: Nhóm 1: Trình bày điều kiện tự nhiên, dân cư của tỉnh Quảng Trị.
HS trình bày, GV nêu 1 số câu hỏi và bổ sung thêm.
Hoạt động 2: Nhóm 2: Tỉnh Quảng Trị được thành lập, thay đổi như thế nào từ trước đến nay?
HS trình bày, GV nêu 1 số câu hỏi và bổ sung thêm.
Điều kiện tự nhiên:
a) Vị trí địa lý:
- Tỉnh Quảng Trị có tọa độ địa lý 17010’ đến 16018’ vĩ độ Bắc, 106032’ đến 107024’ kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội 598km; phía Nam giáp Thừa Thiên- Huế; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình; phía Tây giáp 2 tỉnh Savanakhet và Salavan(Lào), với đường biên giới chung 208 km; phía Đông giáp biển Đông, với bờ biển 75km, có đảo Cồn Cỏ rộng 4km2, án ngữ phía biển Đông, cách bờ biển gần 30km. Trên một địa hình non sông kỳ thú, Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và mặt hướng ra biển Đông bao la; Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.745,5km2, 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính là: Sông Bến Hải, sông Thạch Hãn, sông Ô Lâu
b) Cư dân:
- Dân tộc Kinh chiếm gần 91% dân số, còn lại là người Bru-Vân Kiều và người Pa Cô-Tà Ôi. cùng một số dân tộc khác.
2. Địa giới hành chính:
- Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng Quảng Trị ngày nay được cho là thuộc lãnh địa bộ Việt Thường của Nhà nướcVăn Lang - Âu Lạc. 
- Đầu thời Hán thuộc (từ năm 179 trước Công Nguyên đến năm 192), Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam. 
- Cuối thế kỷ 2 thuộc Lâm Ấp. Lãnh thổ của Lâm Ấp- Chăm pa
- Năm 1306, vua Chăm làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúaà Thuận Hóa
- Từ 1802: Gia Long lập Dinh Quảng Trị
- Năm 1832, Minh Mạng tỉnh Quảng Trị.
- Năm 1853, tỉnh Quảng Trị hợp nhất với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị. Tới năm 1876, tỉnh Quảng Trị được tái lập.
- Năm 1976: Lập tỉnh Bình – Trị- Thiên 
- Tháng 7 năm 1989, chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. 
- Ngày 1 tháng 10 năm 2004, thành lập huyện đảo Cồn Cỏ.
3. Hoạt động luyện tập:
GV cho HS luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của Quảng Trị?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập thi học kỳ.
Tiết 52- Tuần 35	 Ngày soạn: 25/04/2017
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Lịch sử VN từ thế kỷ X – XIX
- LSTG Cận đại
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng ý thức học tập.
3. Kĩ năng:
- Kỷ năng tổng kết, vận dụng 
4. Năng lực hướng tới 
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự học 
- Năng lực vận dụng kiến thức
* Năng lực chuyên biệt:
 - Năng lực thực hành bộ môn
- So sánh, đánh giá sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Kiến thức liên quan
- Sơ đồ tổng kết kiến thức
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, sử dụng sơ đồ tư duy
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tạo tình huống: GV giới thiệu nội dung ôn tập
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Giáo viên hướng dẫn ôn tập các vấn đề bằng những câu hỏi hướng dẫn.
GV hướng dẫn các nội dung liên quan đến đề cương ôn tập: đưa ra các câu hỏi định hướng theo những yêu cầu trong đề cương
GV giải quyết những thắc mắc về các nội dung khó mà học sinh cần giải thích
Hướng dẫn học sinh đề cương ôn kiểm tra học kỳ II, 
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM:
1. Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X
2. Sự phát triển tổ chức bộ máy chính trị thế kỷ X - XV:
Bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần – Lê sơ
Quân đội, luật pháp
3. Các cuộc kháng chiến thế kỷ X – XV
Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Kháng chiến chống Tống thời Lý
Kháng chiến chống quân Mông Nguyên
( Thời Trần)
Kháng chiến chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyên nhân thắng lợi - ý nghĩa lịch sử
*Nguyên nhân:
 Sự lãnh đạo sáng suốt
Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc VN
*Ý nghĩa:
- Thể hiện truyền thống yêu nước
- Giành và bảo vệ độc lập dân tộc
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm
- Cổ vũ tinh thần chống ngoại xâm về sau
4. Tình hình phát triển kinh tế qua các thời kỳ.
5. Tình hình phát triển văn hóa
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI:
1. Các cuộc cách mạng tư sản:
2. Đặc điểm chung của CMTS:
- Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo 
- Lực lượng tham gia chủ yếu là tầng lớp nhân dân 
- Mục đích là lật đổ chế độ phong kiến, hoặc xóa bỏ các rào cản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và mặt trá của nó.
- Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc.
4. Phong trào công nhân quốc tế.
3. Luyện tập: GV cho HS luyện tập kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_nam_hoc_2019_2020_nguyen_dinh_tuan.doc