Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Phần 1. Chương 1. Bài 1 đến bài 4

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Phần 1. Chương 1. Bài 1 đến bài 4

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Yêu cầu học sinh:

Trình bày được những đặc điểm và đời sống vật chất của người tối cổ, người tinh khôn.

Phân tích được lao động chính là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện.

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.

3. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

 

docx 24 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Phần 1. Chương 1. Bài 1 đến bài 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI 
CHƯƠNG 1. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Yêu cầu học sinh:
Trình bày được những đặc điểm và đời sống vật chất của người tối cổ, người tinh khôn.
Phân tích được lao động chính là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người.
2. Năng lực 
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực tái hiện sự kiện.
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
3. Phẩm chất 
Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: hình ảnh sự tiến hóa loài người, công cụ lao động bằng đá
2. Học sinh: chuẩn bị bài mới, tư liệu liên quan đến bài học
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
b) Nội dung : GV cho HS quan sát lược đồ phân bố các di chỉ khảo cổ thời nguyên thủy ở nước ta. 
c) Sản phẩm: Hs trả lời được đây là hình ảnh tiến hóa của con người qua các giai đoạn lịch sử, nguồn gốc và tổ tiên của loài người. Gv trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài: Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
d) Tổ chức thực hiện:
 Gv đưa ra hình ảnh sự tiến hóa của loài người và nêu câu hỏi:Hình ảnh này nói lên điều gì?Hs dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học trả lời.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người
a) Mục đích: HS tìm hiểu sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người 
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Thời gian tìm được dấu tích người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cơ cấu tạo cơ thể?
+ Nhóm 3,4: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
 Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.
Bước 4. Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét bổ sung và chốt ý.
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
(Khoảng 4 vạn năm trước đây) .
-	Đặc điểm: Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay
+ Xương cốt nhỏ, tay khéo léo
+ V hộp sọ, não phát triển
+ Xuất hiện những màu da khác nhau
===> Bước nhảy vọt thứ 2
-	Địa điểm tìm thấy di cốt: khắp các châu lục.
-	Đời sống vật chất:
Vượn cổ (cách đây 6 triệu năm)----> Người tối cổ ( cách đây 4 triệu năm).
Đặc điểm:
+ Đi, đứng : 2 chân
+ Bàn tay khéo léo
+ Cơ thể biến đổi
===> Bước nhảy vọt thứ nhất
- Đời sống vật chất :
+ Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ).
+ Làm ra lửa.
+ Tìm kiến thức ăn: săn bắt - hái lượm
Quan hệ xã hội: bầy người nguyên thủy.
Hoạt động II : Tìm hiểu Người tinh khôn và óc sáng tạo
a) Mục đích: HS tìm hiểu về Người tinh khôn và óc sáng tạo 
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên thể hiện phần nội dung.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm:
+ Nhóm 1,2: Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá.
+ Nhóm 5,6: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm. HS nhóm khác bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và mở rộng, hướng dẫn hs ghi bài.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
Người vượn --->	Người tinh khôn
+ Hậu kỳ đá cũ: ghè 2 mặt
+ Chế tạo cung tên và lao
+ Tìm kiếm thức ăn: Săn bắn, hái lượm
+ Dựng lều ngoài trời
Óc sáng tạo là sự sáng tạo của người tinh khôn trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới.
Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người
Do vai trò của quy luật tiến hóa
Vai trò của lao động đẫ tạo ra con người và xã hội loài người.
Hoạt động III: Tìm hiểu cuộc cách mạng thời đá mới 
a) Mục đích: HS tìm hiểu về cuộc cách mạng thời đá mới.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên thể hiện phần nội dung.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức
3.Cuộc cách mạng thời đá mới
-Thời gian: Cách đây 1 vạn năm
-Kỹ thuật chế tác công cụ : Ghè --->mài, cưa, khoan, đục
-Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết:
+ Trồng trọt nguyên thủy, chăn nuôi, làm thủ công: làm gốm, đan lát, dệt...
+ Làm sạch tấm da thú che thân.
+ Làm nhạc cụ.
Năng suất lao động tăng, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện: 
Gv yêu cầu hs chứng minh quá trình xuất hiện loài người(thời gian, địa điểm, bằng chứng khoa học...) trên đất nước Việt Nam.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn 
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.
*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
-Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
+ Thế nào là thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong TT, BL.
+ Quá trình tư hữu diễn ra như thế nào
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh cuộc sống vật chất của người nguyên thủy
Bài tập:
Lập bảng so sánh
 Nội dung
Thời kì đá cũ
Thời kì đá mới
Thời gian
Chủ nhân
Kĩ thuật chế tạo công cụ đá
Đời sống lao động
 Tiết thứ 2	 
Ngày soạn: 
BÀI 2. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Yêu cầu HS:
Trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
Nêu được mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
Phân tích và giải thích được hiệu quả kinh tế và hệ quả xã hội của thời đại kim khí đối với xã hội nguyên thủy
2. Năng lực 	
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề. 
3.Phẩm chất 
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
Tranh ảnh thị tộc, bộ lạc, cuộc sống vật chất, tinh tinh thần của người nguyên thủy
Mẩu truyện ngắn về sing hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
b) Nội dung : GV cho HS xem bức tranh về đời sống của con người thời kì nguyên thủy, yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi:
Quan sát bức tranh em có nhận xét gì về cuộc sống con người thời kì nguyên thủy?
c) Sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời, nhận xét được đời sống: sơ khai, lạc hậu, mọi người cùng nhau sinh hoạt
d) Tổ chức thực hiện:
Gv dẫn dắt: Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thị tộc, bộ lạc 
a) Mục đích: HS tìm hiểu thị tộc, bộ lạc 
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc ?Đời sống vật chất, tinh thân?
GV: Ta biết đặc điểm của thị tộc. Dựa trên hiểu biết đó, hãy:
Định nghĩa thế nào là bộ lạc?
Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị tộc?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày, HS khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét,bổ sung và kết luận.
Thị tộc - bộ lạc
Thị tộc
Thị tộc là nhóm người gồm 10 gia đình và có chung dòng máu.
Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng..
Đời sống vật chất:
+ công cụ bằng đá mài, xương và sừng
+ kinh tế chủ yếu nhờ trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp săn bắn, hái lượm, biết làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà ở
Đời sống tinh thần: ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật nguyên phát triển: hội họa, điêu khắc, thờ cúng tổ tiên...
b. Bộ lạc
Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn ... lại cho các quốc gia cổ đại phương Tây.
Năng lực 
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực tái hiện sự kiện.
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung bài học.
3. Phẩm chất 
 Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.
THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
Bản đồ các quốc gia cổ đại.
Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
b) Nội dung : GV cho HS cho hs làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: Hs suy nghĩ nhớ lại kiến thức đã học để trình bày.
d) Tổ chức thực hiện:
GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:Hy Lạp và Rô-ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc Địa Trung Hải. Địa Tring Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn .
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thiên nhiên và đời sống con người 
a) Mục đích: HS tìm hiểu thiên nhiên và đời sống con người 
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì? Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức
1.Thiên nhiên và đời sống của con người
Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.
TNK I TCN cư dân Địa trung hải sử dụng công cụ sắt
Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
Nền văn minh Hi lap – Rô ma
+ Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đối với sự hình thành và phát triển nền văn minh
+ Xuất hiện muộn so với phương Đông : đầu thiên niên kỉ I TCN
+ Hình thành trên cơ sở trình độ phát triển cao của sức sản xuất và nền kinh tế công thương
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thị quốc ĐTH 
a) Mục đích: HS tìm hiểu về thị quốc ĐTH 
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv tổ chức cho hs hoạt động nhóm:
Nhóm 1,2: Nguyên nhân ra đời của thị quốc ? hoạt động kinh tế ?
Nhóm 3,4: Tổ chức của thị quốc?
Hs các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau sau đó gọi các nhóm lên trình bày và bổ sung cho nhau.
GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và gọi một số HS trả lời:Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So với phương Đông?
GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?
HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân tích và chốt ý.
- GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK để hiểu thêm về kinh tế của các thị quốc, mối quan hệ giữa các thị quốc.
Ngoài ra gợi ý cho HS xem tượng Pê-ri-clet: Ông là ai? Là người như thế nào? Tại sao người ta lại tạc tượng ông?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm. HS nhóm khác bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và mở rộng, hướng dẫn hs ghi bài.
Thị quốc địa trung hải	
Nguyên nhân ra đời: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc
Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
Hoạt động kinh tế:
+ Thủ công nghiệp: làm đồ gốm, mĩ nghệ,làm rượu nho, dầu ô lưu: có xưởng quy mô lớn .
+Thương nghiệp: thương mại đường biển, nhiều hải cảng, có thuyền lớn, có buồm và nhiều mái chèo.
+ Kinh tế hàng hóa- tiền tệ: sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, lưu thông tiền tệ
Chính trị
+ Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,... mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
+ “Cộng hòa quý tộc Rô –ma”: biểu hiện là không có vua, đại hội công dân bầu ra hai Chấp chính qua để điều hành đất nước, nhưng Viện nguyên lão có quyền lực tối cao.
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
Hoạt động II : Tìm hiểu những văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô –Ma 
a) Mục đích: HS tìm hiểu những văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô –Ma
 b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên thể hiện phần nội dung.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV cho HS bài học sưu tầm về văn hóa cổ đại Hy Lạp, Rô-ma ở nhà trước, tiết này HS trình bày theo nhóm theo yêu cầu đặt ra của GV.
-GV đặt câu hỏi nhóm 1: Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch sử và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
-GV đặt câu hỏi nhóm 2: Hãy trình bày những hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Tại sao nói: "Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp, Rô- ma khoa học mới thực sự trở thành khoa học"?
-GV đặt câu hỏi nhóm 3: Những thành tựu của văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải?
- GV đặt câu hỏi nhóm 4: Hãy nhận xét về nghệ thuật của Hy Lạp, Rô-ma?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
-Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, sau đó GV chốt lại và cho điểm (điều này sẽ động viên được HS). GV nên có các câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận và trả lời như: Quan niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt trời? Cách tính lịch so với cư dân cổ đại phương Đông? Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc, dễ viết hơn phương Đông không? Những chữ trên Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chúng ta đang sử dụng bây giờ? GV minh họa thêm bằng hình ảnh để HS khắc sâu kiến thức.
-Cho đại diện nhóm 2 lên trình bày về các lĩnh vực toán, lý, sử, địa về các định lý Ta-lét, Pi-ta- go hay Ac-si-met (câu chuyện về nhà bác học Ac-si-met), có thể ghi lên bảng giới thiệu cho cả lớp một định lý. Các nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn.
- Nhóm 3 lên trình bày và các nhóm khác bổ sung. GV có thể kể cụ thể cho HS nghe một câu chuyện và cho HS nhận xét về nội dung? (mang tính nhân đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ trong xã hội,...).
- GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ sung cho nhau, sau đó GV chốt ý
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và mở rộng, hướng dẫn hs ghi bài.
Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
Lịch và chữ viết
Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có
30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
Sự ra đời của khoa học
 -Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
Văn học
Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,...
Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
+ Tượng Nữ thần Milo, tượng Nữ thần A tê na, tượng thần mặt trời
+ Đền Pác tê nông, đấu trường Rô ma
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện: 
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng về diều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn 
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.
*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
 -Thống kê các triều đại phong kiến ở Trung Quốc ( tên triều đại, thời gian tồn tại)	.
Sự thành lập nhà Tần, Hán, Đường và sự phát triển chế độ chính trị, kinh tế, chính sách đối ngoại.
Vẽ sơ đồ đổ chức bộ máy nhà nước thời Tần Hán, Minh – Thanh. Tìm hiểu các thành tựu văn hóa Trung Quốc
của quốc gia.
Thày cô liên hệ 0969.325896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối tiểu học, thcs và thpt
Thày cô xem và tải đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
https://tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_phan_1_chuong_1_bai_1_den_bai_4.docx