Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Loan

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Loan

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Học sinh được ôn tập kĩ năng làm bài tập tự luận và trắc nghiệm các nội dung đã học trong học kì I về:

- Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

- Tri thức lịch sử và cuộc sống.

- Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Sử học với sự phát triển du lịch.

- Một số nền văn minh thế giới thời cổ - trung đại.

- Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.

2. Về năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng những kiến thức đã học trong các chủ đề để làm các bài tập tự luận và trắc nghiệm mà giáo viên giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận cặp đôi, nhóm để biết cách giải quyết các vấn đề mà giáo viên yêu cầu một cách chính xác nhất.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để liên hệ được với những kiến thức thực tế có liên quan, có những giải pháp cụ thể bảo tồn và phát huy; đồng thời có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai

3. Về phẩm chất

- Yêu nước, trách nhiệm: có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, giá trị văn minh ở Việt Nam và thế giới.

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc tìm hiểu, khám phá và hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luận; có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

 

doc 123 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1. LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
Môn: Lịch sử, Lớp 10
(Thời gian: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm lịch sử, Sử học.
- Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
- Đối tượng nghiên cứu của sử học; chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
2. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử; đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức; giải thích được khái niệm Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu (lời nói - truyền khẩu, thành văn, hiện vật).
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lấy ví dụ phân biệt các nguồn sử liệu trong quá trình học tập
3. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về sự kiện lịch sử cần xuất phát từ bối cảnh cụ thể để có nhận xét, đánh giá khách quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa lịch sử 10. Máy tính, máy chiếu, giấy A0.
- Giáo án điện tử, trong đó có tranh ảnh lịch sử, kiến thức được thể hiện dưới dạng sơ đồ hóa, video clip về sự kiện nước Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
MỞ ĐẦU
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới; xác định được bài học sẽ tìm hiểu về khái niệm lịch sử, sử học và phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
b. Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV vận dụng kĩ thuật 5W-1H, cho học sinh xem video clip Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản để trả lời câu hỏi về sự kiện đó theo mẫu sau:
Nội dung: 
- Đây là sự kiện gì?
- Sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (8-1945) là hiện thực lịch sử hay lịch sử được con người nhận thức?
- Trả lời các câu hỏi trong bảng sau:
When?
(khi nào)
Where?
(ở đâu)
What?
(cái gì)
Who?
(là ai)
Why?
(Tại sao)
How?
(làm thế nào?)
Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào thời gian nào?
Những địa phương nào của Nhật Bản bị Mĩ ném bom nguyên tử?
Video clip cho chúng ta biết lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì?
Những ai có thể tạo ra hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
Vì sao cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức khác nhau?
Sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử được bình luận, đánh giá như thế nào?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân nghe và xem đoạn phim tư liệu Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945.
- Trên cơ sở các thông tin học sinh tiếp nhận được từ đoạn phim tư liệu, học sinh trả lời các câu hỏi trong bảng 5W-1H.
- GV theo dõi, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động.
Sản phẩm: Dự kiến thông tin được HS ghi vào bảng 5W1H:
- When? (khi nào): Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào ngày 6 và 9-8-1945.
- Where? (ở đâu): Những địa phương nào của Nhật Bản bị Mĩ ném bom nguyên tử là Hiroshima và Nagasaki.
- What? (cái gì): Video clip cho chúng ta biết lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại.
- Who? (là ai): con người.
- Why? (Tại sao): Cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức khác nhau là do quan điểm chủ quan của con người.
- How? (làm thế nào?): ..
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
6 và 9/8/1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn của Nhật Bản: Hirôsima và Nagaxaki. Sự kiện đó gây ra thảm họa vô cùng tàn khốc đối với Nhật Bản nhưng cũng buộc chính phủ Nhật Bản phải nhanh chóng đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai .
Việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một hiện thực lịch sử. Còn cá nhân em đánh giá như thế nào? Đồng ý với ý kiến 1 hay 2? Đó là nhận thức lịch sử.
Vậy hiện thực lịch sử là gì? Nhận thức lịch sử là gì? ? Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực gần với sự thật nhất? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học hôm nay.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử và phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Giải thích được khái niệm sử học.
- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lịch sử là gì?
+ Hiện thực lịch sử là gì?
+ Nhận thức lịch sử là gì?
Nhiệm vụ 2: Làm bài tập
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử
+ Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa là Nhận thức lịch sử
- Bài tập 1: xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
GV đưa ra 1 số bài tập về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để HS thực hiện
+ Sự kiện 1: Tại nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lùi quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi được quân xâm lược Châu Âu. (Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu) 
+ Sự kiện 2: Di tích bãi cọc Bạch Đằng
+ Sự kiện 3: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959) 
+ Sự kiện 4: Chuyện nỏ thần
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử
+ Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa là Nhận thức lịch sử
- Bài tập xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Sự kiện 1: Tại nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lùi quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi được quân xâm lược Châu Âu. (Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu) à Nhận thức lịch sử
+ Sự kiện 2: Di tích bãi cọc Bạch Đằngà Hiện thực lịch sử
+ Sự kiện 3: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959) à Hiện thực lịch sử
+ Sự kiện 4: Chuyện nỏ thầnà Nhận thức lịch sử
* Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
* Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử 
- Lịch sử: là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ, hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ, là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. 
- Hiện thực lịch sử
- Nhận thức lịch sử
+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại 1 cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
+ Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
+ Hiện thực lịch sử có trước
+ Nhận thức lịch sử có sau
+ Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi được
+ Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian
+ Hiện thực lịch sử luôn khách quan
+ Nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan
- Giáo viên mở rộng: ngoài sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam, chúng ta còn gặp nhiều sự kiện có những quan điểm, nhận thức khác nhau: VD: sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga (1917), Chiến tranh lạnh (1947-1989)cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có những nhận thức khác nhau là do có nhiều yếu tố chi phối, như: mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu
* Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- HS phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	- Nhiệm vụ 1: Tham gia trò chơi “Tổ chức triển lãm tranh” 
Nội dung: 
- Mỗi học sinh đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi: 
? Đối tượng nghiên cứu của Sử học? 
Nhóm 1,2: Lấy ví dụ cụ thể về đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua các hình ảnh cụ thể theo các chủ đề về cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia, khu vực, thế giới
Nhóm 3,4: Lấy ví dụ cụ thể về đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua các hình ảnh cụ thể theo các chủ đề về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao.
? Đoạn trích trong bài tựa sách “ Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ có ý nghĩa như thế nào?
- Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 1.1. Chức năng và nhiệm vụ của sử học, hãy
Nội dung:
? Nêu chức năng và nhiệm vụ của sử học
? Cho biết ý nghĩa của đoạn trích trong bài tựa sách “ Đại Việt sử ký tục biên” của Phạm Công Trứ?
? Từ sự kiện Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam thành công (có kèm theo video). Em hãy cho biết chức năng và nhiệm vụ của sử học được thể hiện qua tư liệu trên
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên hỗ trợ học sinh, khuyến khích các nhóm học sinh có sự trang trí cho sản phẩm của mình đẹp hơn.
Sản phẩm: Kết quả hoạt động của nhóm học sinh được trình bày trên giấy A0. 
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
Sử học là: Khoa học nghiên cứu về lịch sử (nghiên cứu về quá khứ của con người, nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó).
Ví dụ: Lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời Hùng Vương đến thời chống Mĩ cứu nước, Lịch sử Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Lịch sử ngày 19/8/1945, 10/10/1954, 7/5/1954
Đối tượng 
Đa dạng, phong phú, toàn diện: gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, trên mọi lĩnh vực: như chính trị, kinh tế, xã  ... h sử thế giới
1. Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
3
1
1
1
2
3,25
Tổng
16
7
5
4
10
Tỉ lệ %
40%
30%
20%
10%
100%
Tỉ lệ chung
70%
30%
100%
IV. BẢNG ĐẶC TẢ
TT
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Chủ đề. Lịch sử và sử học
1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
2. Tri thức lịch sử và cuộc sống
Nhận biết:
- Trình bày được khái niệm lịch sử.
- Trình bày được khái niệm sử học. 
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học. 
- Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học.
-Trình bày được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời.
Thông hiểu:
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời.
- Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
Vận dụng: 
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của các dân tộc Việt Nam và thế giới.
3TN
2TN
1TL
2
Chủ đề. vai trò của sử học
1. Sử học với các lĩnh vưc khoa học khác.
2. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Nhận biết:
- Nêu được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên.
- Trình bày được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch. – Nêu được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
Vận dụng: 
- Nêu được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên.
- Có ý thức vận động các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên ở địa phương.
Vận dụng cao: 
- Nêu được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
3TN
1TN
1TN
3
Chủ đề. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ trung đại
1. Khái niệm văn minh
2. Một số nền văn minh phương Đông
Nhận biết:
- Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Trung Hoa về chữ viết, văn học nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, lịch pháp, tư tưởng, tôn giáo.
- Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ấn Độ về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo.
Thông hiểu:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại phương Đông.
3TN
2TN
3. Một số nền văn minh phương Tây
Nhận biết:
- Biết cách sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại. 
- Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp - La Mã về chữ viết, thiên văn học, lịch pháp, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo, thể thao.
Thông hiểu:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại.
Vận dụng cao: 
- Liên hệ ảnh hưởng của các nền văn minh thế giới đến Việt Nam.
4TN
1TN
1TN
4
Chủ đề. các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
1. Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Nhận biết:
- Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Thông hiểu:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp.
Vận dụng: 
- Có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.
Vân dụng:
- Vận dụng được những hiểu biết về tác động hai mặt của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên Internet, mạng xã hội.
3 TN
1TN +1TL
1TL
2TN
V. XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA 
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 CÂU-7,0 ĐIỂM)
Câu 1. Khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia dân tộc địa phương, con người nói riêng được gọi là
A. Lịch sử. B. Nhận thức lịch sử. C. Sử học. D. Khoa học lịch sử.
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của sử học là
A. Tất cả mọi mặt đời sống xã hội trong quá khứ.
B. Quá trình phát sinh phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
C. Thế giới tự nhiên và con người.
D. Nguồn gốc của xã hội loài người.
Câu 3. Rút ra bài học từ lịch sử là chức năng nào của sử học
A. Chức năng khoa học. B. Chức năng xã hội. C. Chức năng giáo dục. D. Chức năng hướng nghiệp.
Câu 4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
A. Tiến bộ. B. Vì người lao động. C. Trung thực. D. Khách quan.
Câu 5. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (giữa thế kỉ XVIII) là
A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Pháp. 
Câu 6. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật ở Anh chủ yếu diễn ra trong các ngành nào sau đây?
A. Dệt, luyện kim và phát minh máy móc. B. Ngành luyện kim, khai thác mỏ và dệt.
C. Dệt, luyện kim và giao thông vận tải. D. Khai thác mỏ, dệt và giao thông vận tải.
Câu 7. Đầu thế kỉ XIX, ở Bỉ quá trình công nghiệp hóa diễn ra trong các ngành nào sau đây?
A. Dệt, luyện kim và phát minh máy móc. B. Ngành luyện kim, khai mỏ và dệt.
C. Dệt, luyện kim và giao thông vận tải. D. Khai thác mỏ, dệt và giao thông vận tải.
Câu 8. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc ở Anh diễn ra đầu tiên trong ngành 
A. dệt. B. luyện kim. C. giao thông vận tải. D. khai thác mỏ.
Câu 9. Năm 1807, Rô-bớt Phơn-tơn đã chế tạo thành công 
A. đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên. B. tàu thủy chạy chở khách chạy bằng hơi nước.
C. máy kéo sợi chạy bằng sức mước. D. máy bay chạy bằng động cơ xăng.
Câu 10. Phát minh nào sau đây trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ? 
A. Phương pháp nấu than cốc. B. Hệ thống máy tự động. C. Động cơ đốt trong. D. Phương pháp luyện kim. 
Câu 11. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trinh học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiêm được gọi là
A. tri thức lịch sử. B. hiện thực lịch sử. C. tiến trinh lịch sử. D. phương pháp lịch sử.
Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đồi với cuộc sống?
A. Nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng.
B. Đúc kết và vận dụng thành công bài học kinh nghiệm ừong cuộc sống.
C. Đúc kết bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
D. Từ đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ sẽ dự báo chinh xác tương lai.
Câu 13. Cần học tập lịch sử suốt đời vi tri thức lịch sử
A.liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biên đỗi và phát triển không ngừng.
D. giúp cả nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.
Câu 14. Văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng ra bên ngoài chủ yếu trên những lĩnh vực nào sau đây?
A. Quân sự, mĩ thuật. B. Chính trị, thể thao. C. Tư tưởng, tôn giáo. D. Kinh tế, giao thông.
Câu 15. Tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới?
A. Hồi giáo. B. Nho giáo. C. Kitô giáo. D. Phật giáo.
Câu 16. Một trong những thành tựu mà người Ấn Độ đạt được vào thời cổ-trung đại là
A. biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ. B. rất giỏi về kĩ thuật ướp xác người.
C. đã sử dụng hệ số đếm thập phân. D. chuẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc.
Câu 17. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Ai Cập cổ đại có tác động đến
A. nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập. B. nhận thức thay đổi về sùng bái đa thần.
C. các hình thức tôn giáo của người Ấn Độ. D. những thành tựu văn hóa ở Trung Quốc.
Câu 18. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại đã
A. góp phần thúc đẩy chế độ phong kiến ra đời sớm nhất ở phương Đông.
B. tạo ra mối liên hệ về tri thức, khoa học giữa phương Đông và phương Tây.
C. minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh này đối với châu Âu.
D. đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của văn minh nhân loại.
Câu 19. Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ-trung đại mà thế giới vẫn còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay là
A. la bàn. B. toán hình. C. thuyết nguyên tử. D. số không (0).
Câu 20. Những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao của toán học ra đời ở
A. Rôma.       B. Hy Lạp. C. Trung Quốc.       D. Ấn Độ.
Câu 21 Nền văn học phương Tây được hình thành trên cơ sở 
A. văn học cổ của Hy Lạp và La Mã. B. văn học trung đại của Hy Lạp và La Mã.
C. văn học cổ của người Trung Quốc. D. văn học cổ của người phương Tây. 
Câu 22. Hệ chữ cái La-tinh và hệ chữ số La Mã là thành tựu của cư dân cổ
A. Ấn Độ.       B. Lưỡng Hà. C. Trung Quốc.       D. Hy Lạp – La Mã.
Câu 23. Nền văn học cổ đại Hy Lạp - La Mã được tạo nguồn cảm hứng và đề tài phong phú từ 
A. thần thoại. B. truyện cười. C. truyện ngắn. D. tiểu thuyết.
Câu 24 Về nghệ thuật, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ nào dưới đây?
A. Xây chùa. B. Kiến trúc. C. Sân khấu. D. Dân gian.
Câu 25. Về nghệ thuật, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ nào dưới đây?
A. Xây chùa. B. Điêu khắc. C. Sân khấu. D. Dân gian.
Câu 26. Về nghệ thuật, người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ nào dưới đây?
A. Xây chùa. B. Hội họa. C. Sân khấu. D. Dân gian.
Câu 27. Cách tính lịch 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày là thành quả của cư dân
A. Hy Lạp. B. La Mã. C. Ai Cập. D. Trung Quốc.
Câu 28. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì 
A. cổ đại Hy Lap - La Mã. B. văn hóa Phục hưng.
C. phương Tây hiện đại. D. phương Đông cổ đại.
B/ PHẦN TỰ LUẬN (2 CÂU-3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm) 
Kể lại một hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc ở địa phương?
Câu 2 (1,5 điểm) 
Thường ngày, em sử dụng những thiết bị nào dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?
VI/ ĐÁP ÁN
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27,
28.
B/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm): Kể lại một hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc ở địa phương?
Gợi ý học sinh cần viết:
- Tên của hoạt động là gì?
- Hoạt động: làm những công việc gì?
- Để lại cho em bài học gì?
Câu 2 (1,5 điểm): Thường ngày, em sử dụng những thiết bị nào dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?
Gợi ý học sinh cần viết:
- Kể tên các thiết bị hàng ngày dùng đến nguồn điện.
- Trình bày giả thiết: “Nếu các nhà khoa học chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_pham_thi_l.doc