Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức - Năm học 2022-2023

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

 - Giúp học sinh làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.

 - Học sinh khắc phục những sai lầm, nhất là tư duy một chiều về lịch sử, chỉ coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng gì trong cuộc sống của các em. Qua đó bài này giúp học sinh phát triển toàn diện cả ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi, hữu ích.

 Như thế, bài này cũng giúp học sinh phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống

1. Về kiến thức

 - Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các ví dụ cụ thể.

 - Giải thích được khái niệm lịch sử.

 - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.

 - Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

 - Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.

 - Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lý thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

 

docx 5 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2022
Ngày dạy: 06/9/2022
TCT: 01
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC.
I. MỤC TIÊU
 - Giúp học sinh làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.
 - Học sinh khắc phục những sai lầm, nhất là tư duy một chiều về lịch sử, chỉ coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng gì trong cuộc sống của các em. Qua đó bài này giúp học sinh phát triển toàn diện cả ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi, hữu ích.
 Như thế, bài này cũng giúp học sinh phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống
1. Về kiến thức	
 - Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các ví dụ cụ thể.
 - Giải thích được khái niệm lịch sử.
 - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
 - Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
 - Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.
 - Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lý thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
2. Về năng lực
 - Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.
 - Trên cơ sở đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.
3. Về phẩm chất
 - Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Giáo án: Dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- máy tính, máy chiếu ( nếu có)
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
 a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới
 b. Nội dung: Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Nhìn vào hình ảnh trong sách hãy cho biết đây cây cầu này gắn liền với những sự kiện lịch sử nào?
d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?
 Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Vậy theo em Lịch sử là gì? Hiện thực và nhận thức lịch sử là gì? Liên quan tới những yếu tố nào? Để trả lời câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của môn lịch sử lớp 10 của chương trình phổ thông mới.
2. Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm” lịch sử là gì?”
 a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực và nhận thức của lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
 - Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.
 c. sản phẩm: Khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức theo cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
? Lịch sử là gì?
? Hiện thực lịch sử là gì?
? nhận thức lịch sử là gì?
Phân tích so sánh 2 hình ảnh trong SGK ở tư liệu 2 và 3
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận với nhau và trả lời các câu hỏi GV đưa ra
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
- GV sẽ chỉ định một số HS ở một số nhóm báo cáo những gì đã thảo luận
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
GV có thể nhấn mạnh và so sánh sự giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
- phân tích rõ ràng về 2 hình ảnh ở SGK ở tư liệu 2 và 3
1. Lịch sử là gì
- Lịch sử là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay
- Hiện thực lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
- Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử được trình bay ở nhiều cách khác nhau
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sử học
 a. Mục tiêu: HS giải thích được khái niệm Sử học; trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập đơn cụ thể
- HS phân biệt được các nguồn sử liệu, biết các sưu tầm, thu thập và xử lý thông tin sử liệu để học tập khám phá lịch sử.
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.
 c. sản phẩm: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của Sử học
 d. tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS theo nhóm và trả lời câu hỏi
Nhóm 1: Khái nhiệm và của Sử học
Nhóm 2: Đối tượng của Sử học 
Nhóm 3: Chức năng của Sử học
Nhóm 4: Nhiệm vụ của Sử học
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
- đại diên từng nhóm trình bày trước lớp về phần gv giao
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
2. Sử học
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ
- Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người
- Đối tượng: là con người, có thể của cá nhân, tổ chức, khu vực.
- Chức năng: khoa học nhận thức
- nhiệm vụ: nhận thức, giáo dục và dự báo
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học ( Bỏ)
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học ( Bỏ)
d. Các nguồn sử liệu (Bỏ)
3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học trước đây
 b. Nội dung GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm
 c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện
 câu 1: Hiện thực lịch sử là gì?
 A. Là những gì diễn ra trong quá khứ
 B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người
 C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được
 D. Là khao học tìm hiểu về quá khứ
 Câu 2: nhận thức lịch sử là gì?
 A. Là những mô tả của con người về quá khứ	
 B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử
 C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau
 D. Là những lễ hội lịch sử văn hoá được phục dựng
 Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
A. Tiến bộ	B. Vì người lao động	C. Trung thực	D. Khách quan
 Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG phải đối tượng nghiên cứu của Sử học
 A. Quá khứ của toàn thể nhân loại
 B. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực thế giới
 C. Qua khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người
 D. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ
 Câu 5: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
 A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử
 B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử
 C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử
 D. Nhận thực lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử
 * sản phẩm dự kiến: 1-A, 2-C, 3-B, 4-D, 5-B
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
 b. Nội dụng: GV gioa cho HS tự thực hiện khi về nhà
 c. sản phẩm: bài trả lời theo câu hỏi của GV
 d. Tổ chức thực hiện: GV giao cho HS: Tìm kiếm thông tin tái hiện và khôi phục lại sự kiệ cách mạng tháng 8 bằng đoạn văn ngắn 7-10 dòng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_1_bai_1_hien_thuc_lich_su_va_lic.docx