Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - Năm học 2019-2020 - Lê Mai Trung Tín

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - Năm học 2019-2020 - Lê Mai Trung Tín

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nắm được các mốc thời gian và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) ở nước Anh, Pháp, Đức.

- Nắm được hệ quả của CMCN về kinh tế, xã hội và ý nghĩa của nói đối với sự phát triển của CNTB

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá

- Kĩ năng khai thác tranh, ảnh trong SGK

3. Thái độ:

Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với công nhân càng tinh vi và triệt để hơn. Đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: SGK Lịch sử 10, chương trình giáo dục. Chuẩn kiến thức kỹ năng. Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, Tranh ảnh về các phát minh công nghiệp trong thời kỳ này. Lược đồ nước Anh, Tư liệu tham khảo về kinh tế, văn hóa phần lịch sử thế giới.

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học và định hướng trước những câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét,

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

docx 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - Năm học 2019-2020 - Lê Mai Trung Tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT TỈNH GIA LAI
TRƯỜNG THPT PLEIKU
Họ tên GV Hướng dẫn: Nguyễn Thị Huyền
Sinh viên của trường đại học: Đại học Quy Nhơn
Ngày soạn: 
Tiết thực hiện: 03
Họ và tên SV thực tập: Lê Mai Trung Tín
Năm học: 2019 - 2020
Thứ/ngày thực hiện: Thứ 03-11/05/2020
Lớp giảng dạy: 10C2
Chương 2
CÁC NƯỚC ÂU – MĨ
(Từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) 
BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU 
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 Kiến thức:
Nắm được các mốc thời gian và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) ở nước Anh, Pháp, Đức.
Nắm được hệ quả của CMCN về kinh tế, xã hội và ý nghĩa của nói đối với sự phát triển của CNTB
 Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá
Kĩ năng khai thác tranh, ảnh trong SGK
 Thái độ:
Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với công nhân càng tinh vi và triệt để hơn. Đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
Giáo viên: SGK Lịch sử 10, chương trình giáo dục. Chuẩn kiến thức kỹ năng. Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, Tranh ảnh về các phát minh công nghiệp trong thời kỳ này. Lược đồ nước Anh, Tư liệu tham khảo về kinh tế, văn hóa phần lịch sử thế giới.
Học sinh: Xem trước nội dung bài học và định hướng trước những câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét,
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Ổn định lớp học
 Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới:
 GV có thể sử dụng đoạn tóm tắt trong SGK và dẫn dắt. CMCN đã diễn ra ở Anh, Đức, Pháp như thế nào? Vì sao CMCN diễn ra ở Anh? Hệ quả của CMCN là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nội dung bài hôm nay.
 Hình thành kiên thức mới
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hoạt động 1: (Cả lớp và cá nhân) : Nhận thức được các tiền đề của cuộc CMCN
GV trình bày và phân tích: Sau khi lật đổ chế độ phong kiến và giai cấp tư sản lên nắm quyền đã tăng cường củng cố vị trí của mình bằng việc phát triển kinh tế. CMCN đã đáp ứng yêu cầu đó đã tạo ra năng suất lao động cao hơn, khẳng định tính hơn hẳn của phương thức sản xuất TBCN so với phương thức sản xuất phong kiến vốn đã lạc hậu.
GV nêu câu hỏi: Vì sao CMCN diễn ra đầu tiên ở Anh ?
HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
Anh có kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, có hệ thống thuộc địa rộng lớn, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản tích lũy vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước.
Hoạt động 2: (Cá nhân và nhóm): Biết được các phát minh lớn và ý nghĩa của các phát minh đó đối với đời sống xã hội.
GV nêu nhiệm vụ: Hãy cho biết mốc thời gian và các thành tựu chủ yếu của CMCN Anh ?
HS dựa vào SGK tìm hiểu trình bày
GV nhận xét kết hợp với trình bày và phân tích: Các phát minh lớn ở Anh từ 1764 đến 1785.
Cho HS quan sát H 60, 61 (SGK) và nhận xét
GV nêu câu hỏi : Vì sao CMCN lại bắt đầu ngành công nghiệp nhẹ ?
HS dựa vào vốn kiến thức trả lời. Trước khi HS trả lời GV có thể gợi ý: Vốn, thị trường, công nhân.
Hoạt động 3: (Cá nhân):
GV trình bày: Năm 1784, James Watt phát minh ra máy hơi nước và được đưa vào sử dụng (Kết hợp giới thiệu máy hơi nước của James Watt – H 62 SGK).
GV nêu câu hỏi: Việc phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng có ý nghĩa gì ?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét và chốt ý: Nhở có máy hơi nước mà các nhà máy có thể xây dựng ở các nơi thuận tiện (không phụ thuộc vào điều kiện địa lý như phải gần sông, suối và thời tiết). Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, giảm sức lao động cơ bắp con người. Lao động chân tay dân được thay thế bằng lao động máy móc.
GV trình bày: Ngành luyện kim có những tiến bộ về kỹ thuật.
Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu về phát minh trong ngành giao thông vận tải: Có bước tiến lớn.
 GV kết luận: Đầu thế kỷ XIX, Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới. London trở thành một trung tâm thương với 80 vạn dân.
GV giới thiệu cho HS trên lược đồ nước Anh để thấy được sự biến đổi của Anh vì cơ cấu kinh tế và dân cư sau CMCN.
Hoạt động 4 (Cá nhân) :Rút ra kết luận về hệ quả của CMCN:
GV hỏi: Nêu hệ quả về kinh tế của CMCN ?
HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
Hình thành khái niệm “CMCN”
Hoạt động 5: (Cá nhân)
GV hỏi: CMCN còn đem lại hệ quả về xã hội như thế nào ?
HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và chốt ý: Hình thành giai cấp mới đó là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp ở Anh
CMCN ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỷ XIX.
Anh là nước đầu tiên tiến hành CMCN: vì có đủ điều kiện như vốn, nhân công, sự phát triển kỹ thuật.
Những phát minh về máy móc:
+ Năm 1764, James Hargreaves sáng chế ra máy kéo sợi Jenny.
+ Năm 1769, Richard Arkwright chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
+ Năm 1779, Samuel Willard Crompton cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ Năm 1785, Edmund Cartwright chế tạo máy dệt bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
+ Năm 1784, James Watt phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
Giao thông vận tải: Năm 1814 George Stephenson chế tạo thành công đầu máy xe lửa. Năm 1825, Khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên ở Anh 
Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới.
Hệ quả của CMCN
Về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị nông dân ra đời.
Về xã hội:
+ Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đời sống đấu tranh giữa vô sản với tư sản.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 Củng cố:
GV giúp HS củng cố kiến thức cơ bản nhất của bài học: tiền đề, thành tựu của CMCN Anh, Đức, Pháp. Bản chất và hệ quả của CMCN trên lĩnh vực kinh tế và xã hội 
 Dặn dò:
Đoc trước bài 33
Ngày tháng năm 2020
DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN 
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày tháng năm 2020
SINH VIÊN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_32_cach_mang_cong_nghiep_o_chau_a.docx