Giáo án dạy theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Giáo án dạy theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Xuất phát từ SGK hiện hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Phương pháp dạy học: phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

 - Kỹ thuật tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, phiếu học tập, khai thác kênh hình.

- Kỹ thuật đánh giá: theo định hướng năng lực HS.

-Hoạt động sinh hoạt chuyên môn định kì nhóm Lịch Sử.

B. NỘI DUNG THỰC HIỆN

 1. Xây dựng chủ đề dạy học

Bài 5-Trung Quốc thời phong kiến nằm trong chương chương III-Lịch Sử 10, được phân dạy trong 2 tiết, theo thứ tự các triều đại. Nhóm Lịch Sử quyết định xây dựng thành chủ đề để học sinh tiếp cận theo hướng quá trình hình thành, sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, văn hóa.

 

docx 22 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Xuất phát từ SGK hiện hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phương pháp dạy học: phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Kỹ thuật tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, phiếu học tập, khai thác kênh hình.
- Kỹ thuật đánh giá: theo định hướng năng lực HS.
-Hoạt động sinh hoạt chuyên môn định kì nhóm Lịch Sử.
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
          1. Xây dựng chủ đề dạy học
Bài 5-Trung Quốc thời phong kiến nằm trong chương chương III-Lịch Sử 10, được phân dạy trong 2 tiết, theo thứ tự các triều đại. Nhóm Lịch Sử quyết định xây dựng thành chủ đề để học sinh tiếp cận theo hướng quá trình hình thành, sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, văn hóa.
 	2. Nội dung của chủ đề 
Nội dung 1: Những nét chính về quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Năm 221 TCN, nhà Tần có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất được Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua, chế độ phong kiến hình thành. 
- Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho suy sụp. Lưu Bang-một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán (206 TCN-220), chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục được xác lập.
+ Địa chủ: quan lại có nhiều ruộng đất, trở thành địa chủ. Có cả những nông dân giàu có trở thành địa chủ. 
+ Nông dân bị phân hóa : một số người giàu trở thành giai cấp bóc lột(địa chủ), những nông dân giữ được ruộng đất gọi là nông dân tự canh; những người không có ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất gọi là nông dân lĩnh canh. Nông dân đều phải nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.
-Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh thay cho quan hệ cũ và xã hội phong kiến được hình thành.
-Các cuộc chiến tranh liên mien hao người tốn của làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Nông dân khắp nơi vùng dậy khởi nghĩa, các thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau, nhà Hán lung lay rồi sụp đổ. Trung Quốc lại bước vào thời kì loạn lạc kéo dài. Sau mấy thế kỉ rối ren, năm 618 Lý Uyên đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi vua lập ra nhà Đường
-Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra. Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.
-Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vài thời kì Ngũ đại- Thập quốc nhưng Triệu. Đến cuối thế kỉ XIII Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.
-Năm 1271, vua Mông Cổ là Khu-bi-lai( Hốt Tất Liệt) lên ngôi hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc( 1271-1368). Dưới sự thống trị của nhà Nguyên, nhân dân Trung Quốc liên tiếp đứng lên đấu tranh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh(1368-1644).
- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa công dân thắng lợi, lên ngôi vua lập ra nà Minh ( 1368-1644).
-Năm 1644, khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ triều Minh, nhưng lại bị người Mãn xâm chiếm, lập ra nhà Thanh ( 1644-1911)
Nội dung 2: Tình hình chính trị
a. Đối nội 
-Tần Thủy Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền. Vua Tần xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, quyết dịnh mọi vần đề của đất nước. Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đưng đầu quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước; ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực...
-Hoàng đế còn có một lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược với bên ngoài.
- Hoàng đế chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh Hoàng đế và luật pháp của Nhà nước. 
- Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa nông do Trần Thắng, Ngô Quảng lên lãnh đạo làm cho suy sụp. Lưu Bang, một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán( 206 TCN-220). 
- Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng cả hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.
*Các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của là, cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Nông dân khắp nơi vùng dậy khởi nghĩa, các thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau, nhà Hán lung lay rồi sụp đổ. Trung Quốc lại bước vào thời kì loạn lạc kéo dài.
-Sau mấy thế kỉ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đường( 618-907).
-Đến thời Đường, chế độ phong kiến Trung quốc đã đạt đến đỉnh cao. Nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền Trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến dược hoàn chỉnh. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín cai quan các địa phương, đặc biệt giao cho công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương. Đồng thời, nhà Đường mở các khoa thi đề tuyển chọn ( không chỉ trong giới quý tộc mà cả con em địa chủ) những người đỗ đạt ra làm quan. Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ dược tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
 -Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra. Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874. Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vài thời kì Ngũ đại- Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.
Năm 1271, vua Mông Cổ là Khu-bi-lai( Hốt Tất Liệt) lên ngôi hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc( 1271-1368). Dưới sự thống trị của nhà Nguyên, nhân dân Trung Quốc liên tiếp đứng lên đấu tranh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh(1368-1644).
Minh Thái Tổ rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền nhằm chấn dứt tình trang hỗn chiến và mưu phản. Năm 1380, ông quyết định bỏ các chức thừa tướng, thái úy và thay vào đó là các thượng thư phụ trách các bộ. Nhà Minh đã lập ra 6 bộ(Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại. 
Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các Bộ ở triều đình. Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội. Hoàng đế còn tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình. Cuối triều Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ. 
Giữa lúc đó, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644-1911). Giống như triều Nguyên trước đây, nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc. Giai cấp thống trị Thanh buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phục đến đầu tóc. Mặc dù các hoàng đế Thanh dùng các biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ, giảm nhẹ tô, tthuế do nông dân, khuyến khích khẩn hoang, nhưng không thể làm cho mâu thuẫn dân tộc dịu đi. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi đã làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu dần. Lợi dụng cơ hội trên, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.
Từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng , nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng ( Cam Túc), thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.
 Các Hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam( lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng phải thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất..
Tiếp tục chính sách bành trướng của các triều đại trước, nhà Minh, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt nhưng cuối cùng thất bại. Mặt khác, chính sách “ bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh không những không hạn chế được việc thương nhân châu Âu đưa nhiều hàng lậu vào Trung Quốc mà còn gây nên nhiều cuộc xung đột kịch liệt, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc 
Nội dung 3: Sự phát triển kinh tế 
a. Thời Đường:
 Kinh tế thời Đường phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Người ta cũng áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
-Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.
b. Thời Minh – Thanh:
 Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc.
 Một số nghề đã có những xưởng thủ công tương đối lớn. Ở Giang Tây có những trung tâm làm đồ gốm lớn như Cảnh Đức có tới 3000 lò sứ. Có những chủ xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn, hàng chục khung cửi và hàng chục thợ. Những người thợ này làm thuê để lấy tiền công. Bấy giờ, cac nhà buôn lớn cũng xuất hiện. Họ có nhiều vốn và nguyên liệu, đem giao cho các hộ thủ công làm để thu thành phẩm. Các thương nhân bao mua, đem hàng đi trao đổi khắp trong và ngoài nước. Hoạt động của họ thâm nhập và tận lĩnh vực nông nghiệp như mùa xuân họ xuất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại bằng đường.
Các thành thị ở thời Minh mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.
 Cuối thời Minh, việc bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng. Các vương công có nhiều “hoàng trang”, ruộng đất mênh mông. Địa chủ ở địa phương có tới hàng nghìn mẫu ruộng. Ngược lại, nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tô thuế nặng nề. Nhiều người phải cầm ruộng, bán vợ đợ con, hoặc bỏ quê hương đi tha phươn ...  chế độ phong kiến Trung Quốc .
-Nêu nét nổi bật về tình hình kinh tế , chính trị , xã hội ở các thời Tần , Hán , Đường , Tống , Nguyên , Minh , Thanh.
- Nêu và phân tích được những thành tựu văn hóa Trung quốc thời phong kiến : Nho giáo , sử học , văn học , kiến trúc ,kĩ thuật ...
2. Kĩ năng:
- Lập bảng thống kê, so sánh, nhận xét,kĩ năng thuyết trình,khai thác kênh hình
3. Thái độ: 
- Trân trọng và có ý thức gìn giữ bảo tồn các di sản văn hóa, khả năng lao động và sáng tạo của con người.
- Giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành
-Năng lực chung: năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp.
Năng lực chuyên biệt: sưu tầm hình ảnh, vẽ sơ đồ, phân tích, nhận xét các sự kiện, hình ảnh, so sánh, vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, biết thể hiện chính kiến trước các giá trị văn hóa, liên hệ về quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc ngày nay.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ phân hóa giai cấp .
- Phiếu học tập.
- Bảng thống kê kiến thức.
- Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến.
- Các tư liệu liên quan đến các nhân vật lịch sử. 
-Phân lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 nội dung từ 1-4. 
2. Chuẩn bị của học sinh
Chung: Sưu tầm tranh ảnh, nội dung kiến thức liên quan đến bài học, làm bài trình chiếu, thuyết trình, đóng vai..... 
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1.Giáo viên giới thiệu:
-GV: Sử dụng lược đồ thế giới, khoanh vùng khu vực Trung Quốc, giới thiệu sơ qua về Trung Quốc thời hiện đại
H: Vậy thì với đất nước chiếm 1/4 diện tích châu Á và chiếm 1/4 dân số thế giới ấy đã có lịch sử phát triển như nào. Chúng ta cùng tìm hiểu chuyên đề hôm nay. Trung Quốc thời phong kiến( lưu ý Trung Quốc thời cổ đại đã học ở bài Các quốc gia cổ đại phương Đông) 
2.Bài mới 
Hoạt động 1: Quá trình hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Sự phân hóa xã hội.
-Mục tiêu: Học sinh trình bày được tên gọi các triều đại, xây dựng sơ đồ sự phân hóa xã hội Trung Quốc. Hiểu được thế nào là quan hệ sản xuất phong kiến 
-Hình thức: Học sinh thuyết trình 
-GV: Chiếu 1 số hình ảnh về nhà Tần, Hán, Đường....
H: Trong SGK yêu cầu các em học sâu về các triều đại nào? Tại sao? (Câu hỏi tại sao sẽ để giành đến các phần sau sẽ giải đáp).
H: Trải qua nhiều triều đại như vậy các em đều thấy cuối các triều đại đều diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân? Điều đó phản ánh hiện thực gì của xã hội phong kiến?
-HS: Trình bày tiếp về sơ đồ sự phân hóa xã hội.
Cho các nhóm còn lại đánh giá hoạt động của nhóm 1. Động viên, khích lệ.         
GV: So sánh với quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Chốt đặc điểm của quan hệ sản xuất phong kiến. Lưu ý làm rõ hơn về vua phong kiến.
Dẫn dắt : Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành, đương nhiên giai cấp địa chủ sẽ xây dựng thể chế chính trị, bộ máy nhà nước, luật pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích của mình và duy trì nghĩa vụ của nông dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tình hình chính trị, chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc
-Mục tiêu: 
+Học sinh biết vẽ sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước, tính chất chính trị là quân chủ chuyên chế.
+Hiểu được điểm xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của TQ là xâm lược bành trướng lãnh thổ.
+Vận dụng liên hệ với tình hình hiện nay.(Tích hợp giáo dục đạo đức)
-Hình thức: Đóng vai, vẽ sơ đồ, kĩ thuật phòng tranh 
-Tiến hành: Học sinh trình bày 
Câu 1:Nhận xét về bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các thời kì.
GV nhận xét và chốt ý: Tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay Hoàng đế, tính chuyên chế ngày càng cao.
Câu 2:So sánh về tổ chức bộ máy nhà nước qua 3 thời kì trên.
GV nhận xét, chốt ý:
-Giống nhau: quyền lực đều nằm tuyệt đối trong tay Hoàng đế, tính chuyên chế cao
-Khác nhau: 
+Thời Đường: có thêm chức Tiết độ sứ, tuyển dụng quan lại bằng thi cử.
+ Thời Minh: bỏ chức Thái úy, Thừa tướng, vua nắm quân đội. Lập ra 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do các quan Thượng thư phụ trách từng bộ. Các bộ chỉ đạo trực tiếp các quan ở tỉnh
Hoạt động 3: Trình bày về chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua các triều đại.
H: Quan sat lược đồ lãnh thổ Trung Quốc qua các triều đại, em nhận thấy điều gì? Vì sao? 
HS: Chính sách bành trướng xâm lược mở rộng lãnh thổ, trong đó liên tục xâm lược nước ta.
Ông cha ta đã có những đối sách đối ngoại vừa kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước vừa mềm dẻo để giữ mối quan hệ hòa hiếu giữa 2 dân tộc.
Liên hệ đến ngày nay? Là thanh niên nước Việt Nam mới em cần làm gì? Cho HS phát biểu tự do. Gv chốt lại "Hiểu biết, tự tôn và không ngừng đề cao cảnh giác"
Chiếu hình ảnh Hai Bà Trưng. (Lồng ghép giới) 
*Đánh giá nhận xét, khích lệ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại.
-Hình thức: thuyết trình ppt(Chủ yếu nhà Đường và Minh Thanh)
*Nhà Đường 
+Nông nghiệp: Giảm tô thuế, bớt sưu dịch, thực hiện chính sách quân điền, nông dân thực hiện nghĩa vụ tô, dung, điệu; áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất → năng suất tăng.
+Thủ công nghiệp: thịnh đạt, có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền, dệt lụa, đồ sứ,
+Thương nghiệp: hình thành hai “con đường tơ lụa”
→ kinh tế phát triển cao hơn các triều đại trước, chế độ phong kiến đạt đỉnh cao.
*Nhà Minh 
- Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
+ Thủ công nghiệp: Xuất hiện công trương thủ công quy mô lớn luyện, làm giấy, đồ sứquan hệ chủ - người làm thuê
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp
- Thương nghiệp: Phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh
Nhà Thanh :
+Giảm nhẹ thuế khóa, bớt sưu dịch, tăng cường khẩn hoang 
+Bế quan tỏa cảng 
-Thảo luận : Qua các triều đại em thấy ngành kinh tế nào được chú trọng nhất? Hãy tìm điểm mới và khác biệt của nhà Minh trong phát triển kinh tế? Vì sao nhà Thanh lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng? Tại sao nhà Thanh không tiếp tục thúc đẩy kinh tế TBCN phát triển? 
Hoạt động 5: Văn hóa 
-Mục tiêu: HS nhận diện được những thành tựu văn hóa Trung Quốc, ngưỡng mộ tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân Trung Quốc
-Hình thức: Dùng kĩ thuật phòng tranh
-Thực hiện : HS dùng các thẻ ghi thành tựu, dán vào đúng lĩnh vực, nêu những hiểu biết cơ bản. GV bổ sung và hoàn chỉnh
a.Tư tưởng, tôn giáo
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Là công cụ để bảo vệ trật tự phong kiến 
- Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. 
b.Sử học.
- Bắt đầu từ thời tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của Nhà nước, gọi là sử quán, được thành lập.
c.Văn học
- Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ còn sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
-Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ở thời Minh- Thanh. Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn, thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hủ của Thi Nai Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần...
d.Khoa học – kĩ thuật.
- Các lĩnh vực toán học, Thiên văn học,Y dược...của Trung Quốc phong kiến cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Quyển cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau....Tổ Xương Chi( thời Nam- Bắc triều) đã tìm ra số Pi đến 7 số lẻ.
- Thời Tần – Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...
- Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
- Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.
e.Nghệ thuật kiến trúc
 Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Vạn lý trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.
3. Sơ kết bài học : 
-GV chiếu 2 slide củng cố 
-Kiểm tra trắc nghiệm 
Câu 1. Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
A. Tần          B. Hán
C. Sở           D. Triệu
Câu 2. Vua Tần xưng là
A. Vương      B. Hoàng đế
C. Đại đế       D. Thiên tử
Câu 3. Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới thời Tần Hán là: 
A. Thừa tướng và Thái úy
B. Tể tướng và Thái úy
C. Tể tướng và Thừa tướng
D. Thái úy và Thái thú
Câu 4. Thành phần nào không phải là kết quả do sự phân hóa của giai cấp nông dân dưới thời Tần mà ra?
A. Nông dân giàu có
B. Nông nô
C. Nông dân tự canh
D. Nông dân lĩnh canh
Câu 5. Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?
A. Tài sản nói chung     B. Ruộng đất
C. Vàng bạc            D. Công cụ sở hữu
Câu 6. Điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của chế độ phong kiến Trung Quốc là gì?
A. Bế quan tỏa cảng 
B. Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố
C. Đây là chế độ quân chủ chuyên chú trung ương tập quyền
D. thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ
Câu 7. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là
A. Chế độ quân điền
B. Chế độ tỉnh điển
C. Chế độ tô, dung, điệu
D. Chế độ lộc điền
Câu 8. Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm tiến bộ hơn các triều đại trước là
A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc
B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử
C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử
D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng
Câu 9. Người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc là
A. Trần Thắng – Ngô Quảng
B. Triệu Khuông Dẫn
C. Chu Nguyên Chương
D. Hoàng Sào
Câu 10. Nhà Thanh ở Trung Quốc là
A. Triều đại ngoại tộc
B. Triều đại phong kiến dân tộc
C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
4. Dặn dò: Giờ sau chuẩn bị bài 6 Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền htoongs Ấn Độ 
-Quá trình hình thành 
-Vai trò của vương triều Gupta(Chính trị, văn hóa)
-Sưu tầm tranh ảnh về Phật giáo và các vị thần Hindu giáo.
 Bước 4. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
 Bước 5: . Đánh giá lại việc thực hiện chủ đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_lich_su_lop_10_bai_5_trung_quoc.docx