Giáo án Lịch sử 10 Tiết 15 – Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (T1)

Giáo án Lịch sử 10 Tiết 15 – Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (T1)

Tiết 15 – Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI

- Biết được những cuộc phát kiến địa lí lớn trong lịch sử.

- Đánh giá được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại.

2. Kỹ năng

- Biết mô tả các cuộc phát kiến địa lý lớn trên bản đồ

- Kĩ năng thuyết trình một số nội dung lịch sử; kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá, hợp tác

3. Thái độ

- Giáo dục tinh thần dũng cảm khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết các dân tộc

- Tinh thần đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột.

 

doc 9 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3270Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 Tiết 15 – Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (T1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 20/11/2016
Tiết 15 – Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
- Biết được những cuộc phát kiến địa lí lớn trong lịch sử.
- Đánh giá được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại.
2. Kỹ năng
- Biết mô tả các cuộc phát kiến địa lý lớn trên bản đồ
- Kĩ năng thuyết trình một số nội dung lịch sử; kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá, hợp tác
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần dũng cảm khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết các dân tộc
- Tinh thần đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột.
4. Năng lực
- Năng lực chung
Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực tự quản lí, Năng lực hợp tác, Năng lực giao tiếp.
-Năng lực chuyên biệt
Năng lực thực hành bộ môn lịch sử; Xác định mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau;Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ các sự kiện 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- GV chuẩn bị tài liệu có liên quan tới bài học
- Bản đồ thế giới, Tranh ảnh về Tây Âu thời Trung đại.
- Lược đồ “Những cuộc phát kiến địa lý”, Bản đồ chính trị Châu Âu.
- Máy tính kết nối máy chiếu
2. Học sinh
- HS chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
10A1
10A2
10A3
10A5
10A6
10A7
10A8
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đặc điểm và quan hệ trong lãnh địa phong kiến Tây Âu?
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
GV giới thiệu vào bài mới: Một trong số thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỷ XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lý phát hiện ra châu Mỹ và đi vòng quanh thế giới, đã đem lại nguồn của cải lớn về châu Âu, trên cơ sở đó đã dẫn đến quá trình tích luỹ tư bản ban đầu và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa qua đó được hình thành cùng với hai giai cấp mới: tư sản và vô sản ra đời. Để hiểu tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Các cuộc phát kiến địa lý đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ra sao? Chúng ta vào tìm hiểu bài hôm nay để trả lời các câu hỏi nêu trên.
HĐ 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cho HS quan sát một số hình ảnh.
-Em biết gì về những hình ảnh trên?
- Theo em, những hình ảnh trên đề cập tới nội dung gì của lịch sử nhân loại? Em biết gì về nội dung đó?
HĐ 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1.Tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí
Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả Rập độc chiếm. 
Hoạt động trao đổi buôn bán tại các thành thị thời hậu kì trung đại
 Lược đồ thế giới thế kỉ XV
- Miêu tả cảnh hoạt động của con người trong hình 4. Theo em, hình ảnh này có mối quan hệ như thế nào đến các cuộc phát kiến địa lí ?
- Xác định khu vực Tây Á và Địa Trung Hải trên lược đồ trong hình 5. Sự xuất hiện của đế quốc người Ả Rập thế kỉ XV đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động buôn bán của thương nhân phương Tây ? 
- Kể tên các tiến bộ khoa học – kĩ thuật thế kỉ XV mà em biết. Những tiến bộ đó đã giúp gì cho các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí ?
GV nhận xét và Góp ý ; Giúp HS chỉ ra được những nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.
* Nguyên nhân
- Sản xuất phát triển dẫn tới nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường
- Con đường giao lưu qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập độc chiếm
* Điều kiện
- KHKT có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ
2. Tìm hiểu một số cuộc phát kiến địa lí lớn.
BƯỚC 1 : CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
-Sưu tầm tư liệu, các câu chuyện về các nhà thám hiểm đi tìm các con đường mới sang phương Đông
- Hoạt động nhóm :
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu cuộc phát kiến địa lí của Đi-a-xơ và đánh giá công lao của ông.
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô và kể một câu chuyện về chuyến hành trình của ông.
+ Nhóm 3 : Tìm hiểu cuộc phát kiến của Vát-cô-đơ-Ga và đánh giá công lao của ông
+ Nhóm 4 : Tìm hiểu cuộc phát kiến của F.Ma-ghen-lăng và đánh giá công lao của ông.
B2: THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP: Thực hiện ở nhà theo nhóm.
B3: BÁO CÁO KẾT QUẢ
Đại diện nhóm báo cáo
Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm trên Ao hoặc Power Point
B4. NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ
GV hỏi thêm: Phát kiến địa lí già gì? Tại sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển?
* Các cuộc phát kiến địa lý lớn
- Năm 1487, Điaxơ đã đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm cực Nam của châu Phi được ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau đổi thành Mũi Hảo Vọng. Đặt tiền đề cho các cuộc thám hiểm tiếp theo.
-Tháng 8-1492, C.Côlômbô đã vượt qua Đại Tây Dương, ông được coi là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ. Tìm ra vùng đất mới là châu Mĩ
- Tháng 7-1497, Vaxcơđơ Gama, đã đi theo hải trình của Điaxơ và đến được Calicut của Ấn Độ. Tìm được con đường biển sang Ấn Đọ ngắn nhất, tiến bộ nhất.
- Năm 1519-1522, Ph.Magienlan đã đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Tìm ra đại dương mới là Thái Bình Dương. Chứng minh được lí thuyết Trái Đất hình Cầu.
3. Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
GV cung cấp tư liệu vào phiếu học tập rồi cho HS hoạt động theo nhóm.
Nhóm 1.3: Thảo luận về Hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí
Nhóm 2,4: Thảo luận về Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí.
Phiếu học tập số 1
Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc châu báu khổng lồ. 
Đánh giá những tác động tích cực của các cuộc PKĐL. Trong những tác động đó, theo em tác động nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Phiếu học tập số 2
Tình cảnh người nô lệ châu Phi bị bắt sang châu Mĩ
“Những người da đen bị bắt đều bị buộc cổ. Rồi người ta dùng một cái dây xích dài buộc thành từng chuỗi 20 hay 30 người một. Trói như thế rồi, người ta dong họ ra tận bến tàu. Người ta nhét họ chồng chất vào trong hầm tàu chật chội, tối om và nghẹt thở. Để “đảm bảo vệ sinh”, người ta dùng roi quật họ tới tấp như mưa để bắt họ nhảy nháo lên mỗi ngày vài lần. Để hòng được chỗ rộng, thường thường là những người đàn ông bóp cổ lẫn nhau, còn những người đàn bà thì dùng đinh chọc thủng chán người bên cạnh. Những người ốm bị coi là hàng hóa đã hư hỏng không bán được, bị quẳng xuống biển. Khi biển động, người ta ném người dan đen xuống biển để cho nhẹ tàu. Nói chung là khi chuyến tàu cập bến thì một phần tư chuyến hàng đã chết gục vì bệnh truyền nhiễm hay chết ngạt. Những người nô lệ còn sống sót lại đem đóng dấu và đánh số bằng sắt nung đỏ như súc vật vậy, người ta đếm họ bằng “tấn”, bằng “kiện” chứ không phải bằng đầu người
Hơn 15 triệu người da đen đã bị chở sang Mĩ trong những điều kiện như vậy, độ 3 triệu người đã bị chết dọc đường hay bị ném xuống biển. Còn những kẻ bị chống cự hay nổi loạn mà bị giết thì không kể”
Thổ dân da đỏ xung đột Nô lệ châu Phi bị bắt chở sang châu Mĩ
với thương nhân châu Âu
2 nhóm báo cáo kết quả làm việc với thầy cô. 2 nhóm còn lại nhận lại theo nguyên tắc 3-2-1.
Hệ quả
* Tích cực:
- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
- Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng.
- Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến và sự nảy sinh của CNTB.
* Tiêu cực: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
HĐ 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1.Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập bảng theo mẫu sau vào vở và điền những nội dung phù hợp.
Các nhà hàng hải
Thời gian
Kết quả
Đi-a-xơ 
Vas cô đơ ga ma 
C.Cô –lôm-bô
F. Ma-gien-lăng
2. Hãy nối những nhân vật ở cột bên trái với nội dung cột bên phải sao cho phù hợp (ghi số thứ tự và chữ cái tương ứng vào vở).
1. Đi-a-xơ
a) Đặt chân tới cảng Cảng Ca-li-cút
2. Vát –cô-đơ-ga-ma
b) Ông bị hi sinh tại Phi-líp-pin
3. C. Cô-lôm-bô
c) Ông là người mở ra hi vọng tìm ra đường sang Ấn Độ
4. F. Ma-gien-lăng
d) Ông là người phát hiện ra châu Mĩ
HĐ 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Giải thích được lí do tại sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển?
- Hãy đóng vai em là người đứng đầu trong các cuộc phát kiến địa lí, kể cho các bạn nghe về cuộc hành trình nhiều gian truân của mình.
HĐ 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Những phát kiến địa lí của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có gì giống và khác nhau?
- Tìm hiểu tiểu sử của các nhà thám hiểm thế kỉ XV – XVI
4. Củng cố, Luyện tập
- Các cuộc phát kiến địa lý lớn: Nguyên nhân, hệ quả.
- Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà học
- HS học bài cũ
- Tìm hiểu về phong trào Văn hóa Phục hưng: Hoàn cảnh ra đời; Thành tựu; Ý Nghĩa
KIỂM TRA CỦA BAN GIÁM HIỆU
Ngày tháng năm 2016
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày tháng năm 2016

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_11_Tay_Au_thoi_hau_ki_trung_dai.doc