Chuyên đề Oxi – lưu huỳnh

Chuyên đề Oxi – lưu huỳnh

I. Tỉ khối

Bài 1: Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm ozon và oxi đối với hidro là 22,4. Xác định % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài 2: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với khí hidro bằng 18.

 a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp. b. Tính % ( theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp).

Bài 3: 5,6 lít hỗn hợp (Z) gồm O2 và Cl2 ở đktc. Tỉ khối của (Z) đối với khí H2 là 29.

 a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp b. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp.

Bài 4: Hỗn hợp (A) gồm có O2 và O3, tỉ khối của (A) đối với H2 là 19,2.

 a. Một mol hỗn hợp (A) có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO

 b. Tính mol hỗn hợp (A) cần dùng để đốt cháy hết 1 mol hỗn hợp (B) gồm H2 và CO, biết tỉ khối của B so với H2 là 3,6.

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cacbon trong V lít khí oxi ở đktc, thu được hỗn hợp khí (A) có tỉ khối so với H2 là 15.

 a. Tính % ( theo thể tích ) mỗi khí trong hỗn hợp (A).

 b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí (A) vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 ( dư) thấy có 6 gam kết tủa .

 

doc 2 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2675Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Oxi – lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUY£N §Ò OXI – L¦U HUúNH
(4 buæi)
I. Tỉ khối
Bài 1: Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm ozon và oxi đối với hidro là 22,4. Xác định % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 2: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với khí hidro bằng 18.
	a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp.	b. Tính % ( theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp).
Bài 3: 5,6 lít hỗn hợp (Z) gồm O2 và Cl2 ở đktc. Tỉ khối của (Z) đối với khí H2 là 29.
	a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp	b. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp. 
Bài 4: Hỗn hợp (A) gồm có O2 và O3, tỉ khối của (A) đối với H2 là 19,2. 
 a. Một mol hỗn hợp (A) có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO
	b. Tính mol hỗn hợp (A) cần dùng để đốt cháy hết 1 mol hỗn hợp (B) gồm H2 và CO, biết tỉ khối của B so với H2 là 3,6.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cacbon trong V lít khí oxi ở đktc, thu được hỗn hợp khí (A) có tỉ khối so với H2 là 15.
	a. Tính % ( theo thể tích ) mỗi khí trong hỗn hợp (A).
	b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí (A) vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 ( dư) thấy có 6 gam kết tủa .
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi ở đktc, thu được hỗn hợp khí (A) có tỉ khối so với oxi là 1,25.
	a. Tính % ( theo thể tích ) mỗi khí trong hỗn hợp (A).
	b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí (A) vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 ( dư) thấy có 6 gam kết tủa.
Bài 7. Hòa tan hoàn 14,4 gam hỗn hợp Fe và FeS bằng 200 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so
	với H2 là 9. Tính % Fe về khối lượng và nồng độ mol của HCl đã dùng ?
Bài 8. Hỗn hợp X gồm Fe và S. Nung nóng 20g X để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn Y
 	bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 6,333. Tính %Fe về khối lượng ?
Bài 9. Hỗn hợp X gồm Al và S. Nung nóng 10,2g X để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn Y
 	bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 9. Tính %Al về khối lượng ?
II. Tăng giảm thể tích và hiệu suất.
Bài 1: Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng 2%
	a. Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp.
	b. Xác định % ( theo thể tích) của mỗi khí trong hỗn hợp đầu.
Bài 2: Đun nóng 3 lít SO2 với 2 lít khí O2 xúc tác V2O5 sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí (A). 
	 Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp (A), biết các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ áp suất.
Bài 3: Đun nóng 6 lít SO2 với 4 lít khí O2 xúc tác V2O5 sau khi phản ứng một thời gian thu được hỗn hợp khí (B) có thể tích
 là 9 lít , biết các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ áp suất.
	a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp (B).	b. Tính hiệu suất phản ứng
Bài 4. Đun nóng 0,3 mol SO2 với 0,2 mol khí O2 (xúc tác V2O5 ) sau khi phản ứng một thời gian thu được hỗn hợp khí (X) 	có thể tích là 8,96 lít ( đktc ).
	a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp (X).	b. Tính hiệu suất phản ứng
Bài 5. 13,44 lít khí X ( SO2 và O2 ) có tỉ khối so với H2 là 24. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y
	có thể tích là 11,2 lít ( đktc ). 
	a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp X và Y.	b. Tính hiệu suất phản ứng
Bài 6. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O2 ) có tỉ khối so với He là 12. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y
	có khối lượng là 14,4 gam.
	a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp X ?	b. Tính hiệu suất phản ứng
Bài 7. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O2 ) có tỉ khối so với H2 là 22,4. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y
	có tỉ khối so với H2 là 27,185.
	a. Giải thích tại sao tỉ khối so với H2 lại tăng sau phản ứng ?	b. Tính hiệu suất phản ứng
Bài 8. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O2 ) có tỉ khối so với H2 là 25,6. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y
	có tỉ khối so với H2 là 32.
	a. Giải thích tại sao tỉ khối so với H2 lại tăng sau phản ứng ?	b. Tính hiệu suất phản ứng
Bài 9. Hỗn hợp A gồm SO2 và không khí có tỷ lệ mol là 1: 5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác V2O5 thì thu được hỗn hợp
 khí B, tỷ khối của hỗn hợp A so với B là 0,93 (Biết không khí có 20% O2 và 80% N2). Hiệu suất của phản ứng trên ?
III. Bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron
Bài 1: Chia 10 gam hỗn hợp gồm hai kim loại A, B có hóa trị không đổi thành hai phần bằng nhau. Phân 1 đốt cháy hoàn
 toàn cần V lít khí O2 ở đkct, thu được 5,32 gam hỗn hợp hai oxit. Phần còn lại hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl ( dư)
 thấy có V’ lít khí H2 thoát ra ở đktc và m gam muối clorua. Tính các giá trị: V, V’, m?
Bài 2: Hỗn hợp khí (A) gồm khí Cl2 và O2. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra
 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định % ( theo thể tích ) của mỗi khí trong hỗn hợp (A).
Bài 3. Hòa tan 32 gam X ( Fe, Mg, Al, Zn ) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác 32 gam X tác dụng
	với H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít SO2 ( đktc ). Tính %Fe về khối lượng ?	
Bài 4. Hòa tan m gam hai kim loại A và B có hóa trị không đổi bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 ( đktc ). 
	 Mặt khác hòa m hỗn hợp đó bằng H2SO4 đặc dư thu được V lít SO2 ( đktc ). Tính V ?
Bài 5: Để 6,72 gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 7,68 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4,
	 Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2(đktc). 
	Tính V và số mol H2SO4 tham gia phản ứng. 
Bài 6: Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp X có khối lượng 12 gam gồm FeO, Fe2O3,
 Fe3O4 và Fe. Hòa tan hết X vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 3,36 lít khí SO2 đo ở đktc. Tính m và số mol H2SO4 p/ứng ?
Bài 7: Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian được 7,2 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. 	Hòa tan hết 
	X vào dung dịch H2SO4 đặc thu được V lít khí SO2 (ở đktc). Tính m và V biết số mol H2SO4 đã pứ là 0,2 mol.
Bài 9. Cho 12,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 
	4,48 lít khí SO2 ( đktc ) và dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong X ?
Bài 10. Cho 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 
	1,12 lít khí SO2 ( đktc ) và dung dịch Y. Tính khối lượng muối có trong Y ?
Bài 11: Cho 10,24 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy có 
0,27 mol H2SO4 tham gia phản ứng, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH 
dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Xác định giá trị của m. 
IV. Hỗn hợp HCl và H2SO4 phản ứng với bazơ tan.
Bài 1. Tính thể tích dung dịch A ( NaOH 1M và Ca(OH)2 0,5M ) để trung hòa 100 ml dung dịch KOH 1M.
Bài 2. Tính thể tích dung dịch A ( NaOH 1M và Ca(OH)2 1M ) để trung hòa 200 ml dung dịch B ( HCl 1M và HNO31M)
Bài 3. Tính thể tích dung dịch A (NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M ) để trung hòa 200 ml dung dịch B (HCl 1M và H2SO4 0,5M)
Bài 4. Tính thể tích dung dịch A( KOH 0,5M và Ca(OH)2 0,5M ) để trung hòa 200 ml dung dịch B ( HCl 1M và H2SO4 1M)
V. Xác định chất dựa vào bảo toàn E.
Câu 1. Hòa tan 4,64 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,224 lít SO2. Xác định oxit sắt ?
Câu 2. Hòa tan 3,6 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,224 lít SO2. Xác định oxit sắt ?
Câu 3. Hòa tan 16 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 40 gam muối khan. Xác định oxit sắt ?
Câu 4. Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,56 lít khí X. Xác định X ?
Câu 5. Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí X. Xác định X ?
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn một oxit FexOy bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 ở đktc, phần dung dịch chứa 120g
 một muối sắt duy nhất. Xác định công thức của oxit sắt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_29_Oxi_Ozon.doc