Chuyên đề: Phản ứng oxi hóa – khử

Chuyên đề: Phản ứng oxi hóa – khử

CHUYÊN ĐỀ:

PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

Học sinh hiểu:

- Sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa – khử là gì?

 - Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa – khử.

 - Cách lập PTHH của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

 - Cách phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ.

 Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc xác định số oxi hóa.

 2. Kỹ năng:

- Kĩ năng xác định số oxi hóa để tìm chất khử và chất oxi hóa.

- Kĩ năng phân biệt chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử.

- Kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

- Kĩ năng nhận biết phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử dựa vào sự thay đổi số oxi hóa.

 

doc 11 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 13877Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Phản ứng oxi hóa – khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:	
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu:
- Sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa – khử là gì?
	- Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa – khử.
	- Cách lập PTHH của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
	- Cách phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ.
	Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc xác định số oxi hóa.
 2. Kỹ năng:
- Kĩ năng xác định số oxi hóa để tìm chất khử và chất oxi hóa.
- Kĩ năng phân biệt chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử.
- Kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
- Kĩ năng nhận biết phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử dựa vào sự thay đổi số oxi hóa.
 3. Giáo dục tình cảm, thái độ:
	- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử đối với sản xuất hoá học và bảo vệ môi trường.
- Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn hoá học.
II. CHUẨN BỊ:
GV chuẩn bị câu hỏi và bài tập, phiếu học tập.
GV yêu cầu HS ôn tập:
- Các khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa – khử đã học ở THCS.
- Khái niệm số oxi hóa và quy tắc xác định số oxi hóa đã học ở chương trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới:
Tiết 1: Xác định số oxi hóa
Hoạt động 1: 
Để cân bằng một phản ứng oxi hóa - khử, học sinh cần tính nhanh và chính xác số oxi hóa của các nguyên tố. Giáo viên nhắc lại cách tính số oxi hóa.
A. SỐ OXI HÓA:
I. Cách tính số oxi hóa
Qui ước về cách tính số oxi hóa:
- Số oxi hóa của một đơn chất bằng không. Vd: .
- Số oxi hóa của H trong hợp chất là +1. Số oxi hóa của O trong hợp chất là -2.
Vd: 
 Ngoại lệ: Số oxi hóa của peoxit và hidrua kim loại (số oxi hóa của O là -1, số oxi hóa của H là -1)
 	Vd: 
- Số oxi hóa của ion bằng điện tích ion đó.
 	 Vd: Na+ ® số oxi hóa của Na = +1.
 	 Cl– ® số oxi hóa của Cl = –1.
 	 NH4+ ® x + 4 = +1 Þ x = –3 Þ số oxi hóa của N = –3.
 	SO42- ® x + (–2).4 = –2 Þ x = +6 Þ số oxi hóa của S = +6.
- Tổng số oxi hóa của các nguyên tố trong một hợp chất bằng không.
Vd: : (+1) + x + 2*(-2) = 0 Þ x = +3 Þ số oxi hóa của N là +3. 
 	 : (+1)*2 + x + 4*(-2) = 0 Þ x = +6 Þ số oxi hóa của S là +6.
 	 : x + (+1)*4 = 0 Þ x = –4 Þ số oxi hóa của C là –4.
- Số oxi hóa của một số nguyên tố có trị số không đổi như sau: 
 	* Kim loại nhóm IA : +1. 
 	* Kim loại nhóm IIA : +2.
 	 	* Kim loại nhóm IIIA : +3.
 	Cách viết số oxi hóa: số oxi hóa được viết bằng chữ số thường, đặt phía trên kí hiệu của nguyên tố. Ghi dấu trước, số sau.
Hoạt động 2: 
Giáo viên rèn học sinh cách tính số oxi hóa của các nguyên tố trong một số hợp chất và phương trình phản ứng.
II. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Hãy xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, clor, mangan, nitơ trong các chất sau:
a) H2S, S, H2SO3, SO3, H2SO4, Al2(SO4)3, SO42-, HSO4-.
b) HCl, HClO, NaClO2, KClO3, Cl2O7, ClO4, Cl2.
c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4, H2MnO2, MnSO4, Mn2O, MnO4.
d) NH3, N2H4, NH4NO3, HNO2, NH4, N2O, NO2, N2O3, N2O5, NO3.
Bài 2: Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phương trình hóa học sau:
 	a) P + KClO3 ® P2O5 + KCl. 
 	b) P + H2 SO4 ® H3PO4 + SO2 +H2O.
 	c) S + HNO3 ® H2SO4 + NO. 
 	d) C3H8 + HNO3 ® CO2 + NO + H2O.
 	e) H2S + HClO3 ® HCl + H2SO4. 
 	f) H2SO4 + C2H2 ® CO2 + SO2 + H2O.
 	g) NH3 + O2 ® NO + H2O
 	h) Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
 	i) Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2S + H2O.
 	j) Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + S + H2O
Tiết 2: Phản ứng oxi hóa – khử
Hoạt động 3: 
GV: Cho phương trình phản ứng:	CuO + H2 ® Cu + H2O 
GV yêu cầu HS:
 - Xác định số oxi hóa của Cu và hidro trước và sau phản ứng.
 - Nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trên. Chỉ ra bản chất nhường e, nhận e. Đưa ra định nghĩa về quá trình oxi hóa, quá trình khử, chất oxi hóa, chất khử. Khái niệm về phản ứng oxi hóa khử.
 GV nhận xét và tổng kết lại vấn đề.
B. ĐỊNH NGHĨA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. Chất oxi hóa, chất khử
 Vd: Xét phản ứng: 
Trong phản ứng trên: 
- Số oxi hóa của Cu giảm từ +2 ® 0 Þ là chất oxi hóa (hay CuO là chất oxi hóa)
- Số oxi hóa của H tăng từ 0 ® +1 Þ là chất khử (hay H2 là chất khử)
Phương trình biểu diễn sự thay đổi số oxi hóa: 	
: quá trình khử (sự khử)
: quá trình oxi hóa (sự oxi hóa)
Định nghĩa: 
 	- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường e
 	- Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất thu e.
 	- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường e.
 	- Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu e.
Qui tắc nhớ: “Khử ” cho “o” nhận. Hoặc: “Khử - cho, cho tăng”. “O - nhận, nhận giảm” 
II. Phản ứng oxi hóa – khử: 
 	Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một số nguyên tố.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS xác định chất oxi hóa, chất khử, viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng.
III. Bài tập áp dụng:
Cho các phản ứng sau:
 	1) P + KClO3 ® P2O5 + KCl. 	6) P + H2 SO4 ® H3PO4 + SO2 +H2O.
 	2) S + HNO3 ® H2SO4 + NO. 	7) C3H8 + HNO3 ® CO2 + NO + H2O.
 	3) H2S + HClO3 ® HCl + H2SO4. 	8) H2SO4 + C2H2 ® CO2 + SO2 + H2O.
 	4) NH3 + O2 ® NO + H2O.	9) Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
 	5) Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2S + H2O. 	10) Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + S + H2O.
a) Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi số oxi hóa.
b) Xác định chất oxi hóa, chất khử.
c) Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử của các nguyên tố thay đổi số oxi hóa trong các phản ứng trên.
Tiết 3: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử
Hoạt động 5: 
GV: Cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng e là dựa trên quy tắc tổng số e chất khử nhường ra bằng tổng số e chất oxi hóa nhận vào. 
GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
GV nhận xét và tổng kết lại vấn đề.
C. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
1. Nguyên tắc: Tổng số e do chất khử nhường = tổng số e chất oxi hóa nhận.
2. Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử: 
- B1: Xác định số oxh của các nguyên tố trước và sau phản ứng để tìm chất oxi hóa, chất khử.
- B2 : Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
 	( Xác định số e trao đổi = số oxh lớn – số oxh nhỏ)
- B3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số e do chất khử nhường bằng tổng số e mà chất oxh nhận. 
	(Nhân chéo số e nhường và e nhận, tối giản (nếu có)).
 	- B4: Đặt các hệ số của chất oxh và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Kiểm tra cân bằng số ngtử của các ngtố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn tất việc lập PTHH của phản ứng.
 	Cân bằng và kiểm tra theo thứ tự: Kim loại – Phi kim – Gốc axit (nếu có axit tham gia) – Cân bằng số nguyên tử H – Cân bằng số nguyên tử O.
Hoạt động 6: GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 số ví dụ
Vd 1: 	P + O2 → P2O5 
 - B1: 	
 Số oxh của P tăng 0 → +5 Þ P là chất khử.
 Số oxh của O giảm 0 → – 2 Þ O2 là chất oxh. 
 - B2 : Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình:
 	 (quá trình oxh)
 	 (quá trình khử)
 - B3: Nhân chéo số e nhường và e nhận
 	 x 4 
 	 x 5 
 - B4: Đặt các hệ số của chất oxh và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Kiểm tra cân bằng số ngtử của các ngtố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn tất việc lập PTHH của phản ứng.
4P + 5O2 → 2P2O5
Vd 2: Fe2O3 + CO → Fe + CO2
 B1: 	 	
 (trong Fe2O3) là chất oxh
 	 (trong CO) là chất khử
 B2,3: x 2 (quá trình khử)
 	 x 3 (quá trình oxi hóa)
 B4: 	
 Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 
Hoạt động 7: GV hướng dẫn HS cân bằng 1 số phản ứng oxi hóa khử 
MnO2 + HCl ® MnCl2 + Cl2 + H2O
P + KClO3 ® P2O5 + KCl. 
NH3 + O2 ® NO + H2O
P + H2 SO4 ® H3PO4 + SO2 +H2O.
Tiết 4: Phân loại phản ứng hóa học.
Hoạt động 9: 
GV đưa ra một số phản ứng:
1. AgNO3 + NaCl ® AgCl + NaNO3 
2. Cu(OH)2 ® CuO + H2O
3. Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2AgCl
4. CaO + CO2 ® CaCO3 
5. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 
6. 2KClO3 ® 2KCl + 3O2 
7. 2H2 + O2 ® 2H2O
Yêu cầu HS:
- Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phản ứng trên và cho biết phản ứng nào có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố? Phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố? 
- Phản ứng nào là phản ứng oxh khử, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử?
- Cho biết mỗi phản ứng hóa học ở trên thuộc loại phản ứng nào?
HS xác định số oxi hóa và nhận xét theo câu hỏi của GV.
GV nhận xét và tổng kết lại vấn đề.
D. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC
* Phản ứng hóa học được chia làm hai loại chính:
 	- Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
 	- Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố là phản ứng oxi hóa – khử.
1. Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa:
 	a) Phản ứng trao đổi:
 	b) Một số phản ứng hóa hợp:
 	c) Một sô phản ứng phân hủy:
2. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa:
 	a) Phản ứng thế:
 	b) Một số phản ứng hóa hợp:
 	c) Một sô phản ứng phân hủy:
Hoạt động 10: Củng cố
GV cho một số phương trình phản ứng oxi hóa khử để HS làm quen cách cân bằng mới.
* LUYỆN TẬP:
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron: 
1. Zn  +  H2SO4  ® ZnSO4  +  H2S  +  H2O
2. Cu + HNO3 ® Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
3. Mg + H2SO4 ® MgSO4 + S + H2O
4. H2SO4 + C2H2 ® CO2 + SO2 + H2O
5. KMnO4 + HCl® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Tiết 5, 6: Các dạng phản ứng oxi hóa – khử . Luyện tập.
GV giới thiệu các dạng phản ứng oxi hóa – khử và hướng dẫn HS cân bằng từng dạng
E. CÁC DẠNG PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Dạng 1: Phương trình phản ứng có 1 chất khử và 1 chất oxi hóa
Vd1: Lập pthh sau theo pp thăng bằng electron:
       	MnO2 + HCl ® MnCl2 + Cl2 + H2O
B1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.
B2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.        
B3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e cho chất khử nhường = tổng số e mà chất oxi hoá nhận   
 x 1 
 x 1 
B4: Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành pthh.
   	 MnO2  +  4 HCl  ® MnCl2  + Cl2  +  2H2O
Vd2: Lập pthh sau theo pp thăng bằng electron:
            	Al     +   Fe3O4    ®    Al2O3   +    Fe
B1: Xác định số oxi hoá của nguyên tố thay đổi.
 B2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            
 Điền trước Fe+8/3 và Fe0  hệ số 3. Điền trước Al0 và Al+3 hệ số 2 trước  khi cân bằng mỗi quá trình.
B3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e cho chất khử nhường = tổng số e mà chất oxi hoá nhận
 	 x 3 
 	 x 4 
B4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành pthh      
     	 8 Al    +  3Fe3O4   ®    4Al2O3   +   9Fe
Dạng 2: Phương trình phản ứng có 1 chất oxi hóa và nhiều chất khử.
Nguyên tắc :
•  Cách 1: Viết mọi phương trình biểu diễn sự thay đổi số oxi hoá, chú ý sự ràng buộc hệ số ở 2 vế của phản ứng và sự ràng buộc hệ số trong từng phân tử.
Vd1: Lập pthh sau theo pp thăng bằng electron:
         	FeS2   +     O2   ®  Fe2O3  +    SO2
B1: Xác định số oxi hoá các nguyên tố thay đổi.
 B2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
  	Trước tiên ta viết các quá trình oxi hoá, tổng hợp các quá trình oxi hoá sao cho là số nguyên lần chất khử. Thêm hệ số 2 vào trước Fe+2 và Fe+3 , thêm hệ số 4 vào trước S-2 và S+4 để được số nguyên lần FeS2
Quá trình oxi hoá:     
 Sau đó cân bằng quá trình khử: Điền hệ số 2 vào trước O-2 :    
Tổng hợp 2 quá trình oxi hoá và quá trình khử:
B3: Tìm hệ số thích hợp cho “tổng số e chất khử nhường = tổng số e chất oxi hoá nhận”
B4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành pthh         
      	4 FeS2  +  11 O2  ®   2Fe2O3  +  8 SO2 
•  Cách 2: Nếu trong một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá, nên áp dụng: Trong phân tử tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tố bằng 0, tính số electron trao đổi cho 1 phân tử sẽ đơn giản hơn tính số oxi hoá riêng của từng nguyên tố. Ví dụ: (As2S3)0; (FeS2)0....
Dạng 3: Phương trình phản ứng có nhiều chất oxi hóa và 1 chất khử.
Nguyên tắc :
•  Cách 1: Viết mọi phương trình thay đổi số oxi hoá, đặt ẩn số cho từng nấc tăng, giảm số oxi hoá.
Vd: 	Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
       Al  +  HNO3    ®  Al(NO3)3  +  NO  +  NO2   +  H2O    (Biết tỉ lệ số mol của NO:NO2 =1:3)
B1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.
B2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
  	Trước tiên ta viết các quá trình khử, tổng hợp các quá trình khử sao cho đúng tỉ lệ với yêu cầu đề bài. Thêm hệ số 3 vào trước N+4 .
Quá trình Khử:                                       
x 1
x 3
	 Þ 
Quá trình oxi hóa:                                       
Tổng hợp 2 quá trình oxi hoá và quá trình khử:
B3: Tìm hệ số
 x 2 
	 x 1	 
B 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học        
 	2Al + 10HNO3 ® 2Al(NO3)3 + NO + 3NO2 + 5H2O
•  Cách 2: Tách ra thành hai hay nhiều phương trình ứng với từng nấc số oxi hóa tăng hay giảm
x 1
Al + 4HNO3 ®Al(NO3)3 + NO + 2H2O
x 1
Al+ 6HNO3 ® Al(NO3)3+ 3NO2+ 3H2O
 2Al + 10HNO3 ® 2Al(NO3)3 + NO + 3N2O + 5H2O
Dạng 4: Phương trình oxi hóa khử có hệ số bằng chữ.
Nguyên tắc: Cần xác định đúng sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyên tố.
Vd: Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
M + HCl ⟶ MCln + H2 
B1: Xác định số oxi hoá của nguyên tố thay đổi.
 B2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            
B3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e cho chất khử nhường = tổng số e mà chất oxi hoá nhận
 	 x 2 
 	 x n 
B4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành pthh      
2M + 2nHCl ⟶ 2MCln + nH2 
F. CÂN BẰNG NHANH PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Nguyên tắc: Trước sau, sau trước. Có nghĩa là vế trước kiểm tra sau, vế sau kiểm tra trước.
Thứ tự kiểm tra: 
Kim loại – Phi kim – Gốc axit (nếu có axit tham gia) – Cân bằng số nguyên tử H – Cân bằng số nguyên tử O.
Vd: Cân bằng các phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron
a)
Các hệ số 3e và 8e ta đặt ở vế nào có nhiều chất hơn.
Đặt hệ số 8 trước Al(NO3)3, hệ số 3 trước N2O
a Al + HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O
Kiểm tra lại:
B1: Kiểm tra nguyên tố kim loại: Kim lại ở đây là Al, sau phản ứng có 8Al, vậy trước phản ứng phải có 8Al a 8Al + HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O
B2: Kiểm tra nguyên tố phi kim. Trong phản ứng này có sự tham gia của các nguyên tố phi kim là N, H, O, tuy nhiên N lại nằm trong gốc axit (gốc ) nên xem như là không có phi kim.
B3: Kiểm tra gốc axit là gốc , gốc này có 2 nguyên tố là N và O, kiểm tra gốc axit tức là kiểm tra nguyên tố N (do oxi kiểm tra lại sau cùng).
Sau phản ứng: 8 phân tử Al(NO3)3 có 24N; 3 phân tử N2O có 6N 
a Tổng số nguyên tử N sau phản ứng là 30 a trước phản ứng phải có 30N, tức là cần 30 HNO3.
a 8Al + 30HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O
 B4: Kiểm tra H, trước phản ứng có 30H a sau phản ứng cần 15H2O
a 8Al + 30HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
 B5: Kiểm tra oxi, oxi đã cân bằng.
b)
c) 
Nếu các hệ số electron chưa tối giản thì ta phải làm tối giản.
d)
* LUYỆN TẬP
Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
1. Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O
2. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
3. FeS + O2 Fe2O3 + SO2 
4. Al + H2SO4 đặc Al2(SO4)3 + H2S + H2O
5. As2S3 + HNO3 + H2O H3 AsO4 + H2SO4 + NO 
6. Al + NaNO3 + NaOH NaAlO2 + NH3 + H2O
7. FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
8. FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2­ + H2O	
9. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 3 : 2)
10. M + H2SO4 M2(SO4)n + SO2­ + H2O
* CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ ® NO + 2H2O, đây là quá trình 
A. oxi hóa. 	 B. khử. 	C. nhận proton. 	D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 2: Phản ứng Fe3+ + 1e → Fe2+ biểu thị quá trình nào sau đây ?
	A. Quá trình oxi hóa.	B. Quá trình khử.
	C. Quá trình hòa tan.	D. Quá trình phân hủy.
Câu 3: Cho quá trình Fe2+ ® Fe 3++ 1e, đây là quá trình 
A. oxi hóa. 	 B. khử .	C. nhận proton. 	D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 4: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S ® 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S
A. chất oxi hóa .	B. chất khử.	C. Axit. 	D. vừa axit vừa khử.
Câu 5: Cho phản ứng: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ¾® Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
	A. 5 và 2.	B. 1 và 5.	C. 2 và 10.	D. 5 và 1
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau: H2S + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → H2O + S + MnSO4 + K2SO4 . Hệ số của các chất tham gia trong PTHH của phản ứng trên lần lượt là : 
	A. 3, 2, 5. 	B. 5, 2, 3. 	C. 2, 2, 5. 	D. 5, 2, 4.
Câu 7: Trong phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + H2O + Cl2. Hệ số của các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là :
	A. 2, 16, 2, 2, 8, 5. 	B. 16, 2, 1, 1, 4, 3	C. 1, 8, 1, 1, 4, 2 	D. 2, 16, 1, 1, 4, 5
Câu 8: Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa-khử ?
	A. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
	B. N2O5 + H2O → 2HNO3 
	C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O
	D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Câu 9: Trong phản ứng: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Hãy cho biết vai trò của NO2 trong phản ứng:
	A. là chất oxi hóa .	B. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
	C. là chất khử.	D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử.
Câu 10: Cho phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl. Trong phản ứng này, nguyên tử natri:
	A. bị oxi hóa. 	B. bị khử.
	C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. 	D. không bị oxi hóa, không bị khử
Câu 11: Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa –khử ?
	A. P2O5 + 3H2O → 3 H3PO4.	B. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 .
	C. 2SO2 + O2 → 2SO3	D. BaO + H2O → Ba(OH)2 
Câu 12: Trong các phản ứng phân hủy dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa-khử ?
	A. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 .	B. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
	C. 4KClO3 → 3KClO4 + KCl.	D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2 
Câu 13: Cho các phương trình phản ứng :
	1- Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2	
 to
	2- CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O
	3- (NH4)2SO4 → 2NH3 + H2SO4 
	4- 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S + 4H2O
	5- Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
Các phản ứng oxi hóa khử là :
	A. 1, 3, 5 	B. 4, 5 	C. 1, 4 	D. 2, 4, 5 
Câu 14: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
	A. 4S + 6NaOH(đặc) 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O
 	B. S + 3F2 SF6
 	C. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O 
 	D. S + 2Na Na2S
Câu 15: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.	B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.	D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHuyen_de_oxi_hoa_khu.doc