Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Thuận Thành số 1

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Thuận Thành số 1

Câu 2 (2 điểm): Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị của Đảng (2/1930)? Từ chủ trương tập

hợp lực lượng trong cương lĩnh hãy rút ra bài học trong công cuộc xây dựng mặt trận dân tộc

thống nhất hiện nay?

Câu 3 (3 điểm): Lựa chọn và liệt kê các biện pháp chủ yếu trong việc giải quyết các khó khăn

của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

Câu 4 (2 điểm): Trình bày nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

(9/1960)? Nội dung nào thể hiện Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn

cảnh thực tiễn của Việt Nam

pdf 5 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử 12 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Thuận Thành số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
Năm học : 2015 - 2016 
Môn Lịch sử 12 
Thời gian làm bài: 180 phút; không kể thời gian phát đề 
I. Lịch sử thế giới 
Câu 1 (3 điểm): Cho bảng dữ kiện sau 
Thời gian Sự kiện 
Tháng 2/1945 Ba cường quốc họp Hội nghị tại Ianta (Liên Xô). 
15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. 
Từ tháng 8  
tháng 10/1945 
Ba nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập. 
Năm 1975 Ba nước Đông Dương kháng chiến chống Mĩ thắng lợi. 
1/10/1949 Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. 
1/1/1959 Cộng hòa Cu-ba thành lập. 
Năm 1960 Đi vào lịch sử là “năm châu Phi” với 17 nước giành độc lập. 
Năm 1975 Ăngôla và Môdămbic thoát khỏi ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha 
Năm 1993 Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bị xóa bỏ ở Nam Phi. 
1. Dựa vào bảng dữ kiện hãy khái quát sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau 
chiến tranh thế giới thứ hai? 
2. Chọn ra sự kiện đánh dấu thời cơ giành chính quyền của nước ta đã chín muồi? 
II. Lịch sử Việt Nam 
Câu 2 (2 điểm): Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị của Đảng (2/1930)? Từ chủ trương tập 
hợp lực lượng trong cương lĩnh hãy rút ra bài học trong công cuộc xây dựng mặt trận dân tộc 
thống nhất hiện nay? 
Câu 3 (3 điểm): Lựa chọn và liệt kê các biện pháp chủ yếu trong việc giải quyết các khó khăn 
của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945? 
Câu 4 (2 điểm): Trình bày nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 
(9/1960)? Nội dung nào thể hiện Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn 
cảnh thực tiễn của Việt Nam. 
------------------- Hết ------------------ 
ĐÁP ÁN 
Câu 1 (3 điểm) 
Nội dung Thang 
điểm 
1. Khái quát sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau 
chiến tranh thế giới thứ hai. 
* Hoàn cảnh 
- Tại HN Ianta tháng 2/1945, các cường quốc thống nhất mục tiêu chung 
là tiêu diệt tận gốc CNPX, đồng thời phân chia khu vực đóng quân và 
phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Theo đó vẫn thừa nhận sự 
thống trị của chủ nghĩa thực dân. 
- Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng đồng minh không điều kiện, là 
điều kiện thuận lợi để các nước đứng lên giành chính quyền 
* Diễn biến: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân 
tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. 
- Ở Châu Á: 
 + Khu vực Đông Nam Á: Ngay trong năm 1945 đã có ba quốc gia 
giành độc lập, các nước khác cũng giành được phần lớn lãnh thổ. Tuy 
nhiên, sau đó các nước phải tiếp tục kháng chiến chống thực dân trở lại 
xâm lược. Năm 1975, sau khi ba nước Đông Dương tiến hành kháng 
chiến chống Mĩ thắng lợi đã xóa bỏ chế độ thực dân ở ĐNA. 
 + Khu vực Đông Bắc Á: Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa ngày 
1/10/1949 đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và 
nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. 
- Ở Mĩ Latinh: Phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập diễn ra 
mạnh mẽ. Tiêu biểu là thắng lợi của CM Cu ba đưa tới sự ra đời của nước 
Cộng hòa Cuba (1/1/1959). Cu ba trở thành lá cờ đầu trong phong trào 
đấu tranh chống Mĩ, cổ vũ mạnh mẽ các nước Mĩ Latinh đấu tranh. 
- Ở châu Phi: Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ, mở đầu ở 
Bắc Phi rồi lan rộng khắp châu Phi. Năm 1960, đi vào lịch sử là năm 
châu Phi với 17 nước giành độc lập, năm 1975, Ăngôla và Mô dăm bic 
thoát khỏi ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha đánh dấu chủ nghĩa 
thực dân cũ cơ bản bị xóa bỏ. Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi 
nhằm mục đích chống chủ nghĩa thực dân và đòi quyền sống của con 
người. Năm 1993, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai bị xóa bỏ 
đánh dấu thắng lợi cuối cùng của nhân dân châu Phi. 
2. Sự kiện đánh dấu thời cơ giành chính quyền của nước ta đã chín 
muồi 
- Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng đồng minh không điều kiện. Nhật 
ở chính quốc đầu hàng, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang, chính 
phủ Trần Trọng Kim rệu rã, thời cơ giành chính quyền của nhân dân ta đã 
chín muồi. 
Câu 2 (2 điểm): Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị của Đảng (2/1930)? Từ chủ 
trương tập hợp lực lượng trong cương lĩnh hãy rút ra bài học trong công cuộc xây dựng 
mặt trận dân tộc thống nhất hiện nay? 
Nội dung Thang 
điểm 
* Nội dung cương lĩnh: Tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930, 
Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo và thông qua Chính cương vắn tắt, sách 
lược vắn tắt. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 
+ Đường lối chiến lược cách mạng: Tiến hành “tư sản dân quyền cách 
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” . 
 + Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản 
phản cách mạng làm cho nước VN độc lập tự do; lập chính phủ công 
nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của 
đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng, chia cho 
dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất. 
 + Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức; còn 
phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản thì phải lợi dụng hoặc trung lập . 
 + Lãnh đạo cách mạng: ĐCSVN- đội tiên phong của giai cấp công 
nhân. 
 + Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. 
* Bài học trong công cuộc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất hiện 
nay: 
- Chú trọng xây dựng khối đoàn kết toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo 
thống nhất của Đảng cộng sản. 
- Lấy liên minh công - nông và đội ngũ trí thức làm nòng cốt. 
- Phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp trong công cuộc xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Câu 3 (3 điểm): Lựa chọn và liệt kê các biện pháp chủ yếu trong việc giải quyết các khó 
khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945? 
Nội dung Thang 
điểm 
* Giải quyết khó khăn chính quyền non trẻ: Nhanh chóng tổ chức 
Tổng tuyển cử. 
* Giải quyết nạn đói: Lập hũ gạo tiết kiệm, kêu gọi tăng gia sản xuất. 
* Giải quyết nạn dốt: Thành lập Nha bình dân học vụ, xây dựng trường 
học các cấp. 
* Giải quyết khó khăn về tài chính: Kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng 
góp, phát hành tiền mới thay cho tiền Đông Dương trước kia. 
* Giải quyết khó khăn về giặc ngoại xâm: 
 - Từ 2/9/1945 đến trước 6/3/1946: 
 + Với thực dân Pháp: Đảng và chính phủ lãnh đạo nhân dân kháng 
chiến chống Pháp quay lại xâm lược Nam Bộ. 
 + Với quân Trung Hoa dân quốc: Đảng và chính phủ tamh thời hòa 
hoãn: nhường 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế bộ trưởng, chức Phó chủ tịch 
nước. 
 - Từ 6/3/1946: Đảng và chính phủ quyết định hòa hoãn với Pháp để 
đẩy 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta: Ta đã kí với Pháp 
Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946. 
Câu 4 (2 điểm): Trình bày nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 
(9/1960)? Nội dung nào thể hiện Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào 
hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. 
Nội dung Thang 
điểm 
- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách 
mạng mỗi miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ 
giữa cách mạng 2 miền. 
 - Đại hội khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên 
CNXH. 
 - Thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng. 
 - Đại hội thông qua kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) nhằm 
xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH, thực hiện một bước 
công nghiệp hóa XHCN. 
 - Bầu Ban chấp hành trung ương mới của Đảng và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh 
được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành 
Trung ương Đảng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf12- Su De, đáp an khao sat dau nam mon sử 12_ 2015 -2016.pdf