Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học: 2016 - 2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian: 90 phút I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!. (“Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 3: Văn bản trên có nhiều cụm từ in đậm được để trong dấu ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”? Câu 4: Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 7 - 10 dòng) II. Phần Làm văn: (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương”. (Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, Đặng Trần Côn, Bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm (?) - SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục) Hết HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn 10 Năm học 2016-2017 Câu Nội dung cần đạt Điểm I ĐỌC – HIỂU 4 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận. 0.5 2 Nội dung chính của văn bản trên: - Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân. - Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn. (Chú ý: HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng chạm vào ý là cho điểm) 1 3 - Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý 0,25 - Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa (Chú ý: HS nói được 2 đến 3 ý thì cho điểm tối đa). 0,75 4 Nêu được lí do khẳng định lối sống theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo. 1.5 II TẬP LÀM VĂN 6 a. Cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát lại được vấn đề nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận – Tâm trạng: Buồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ 0.5 * Nội dung đoạn thơ: Tâm trạng: Buồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. - Không gian vắng lặng hắt hiu chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng. - Người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề. => Ở ngoài hiên hay trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức. - Mong tiếng con chim thước (chim khách) cất lên tiếng kêu, nhưng cả tiếng chim khách của sự mong mỏi cũng im ắng. - Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ khao khát sự đồng cảm, sẻ chia, nàng hi vọng ngọn đèn thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn vô tri vô cảm, đèn không thể an ủi, sẻ chia cùng người nỗi buồn đau cô lẻ. 3,0 * Nghệ thuật: Miêu tả tâm trạng (Qua hành động, lời độc thoại, không gian, biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ) 1 * Khái quát lại tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. 0.5 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ. 0,25 5. Chính tả: Đảm bảo qui tắc chính tả trong tiếng Việt: Dùng từ, đặt câu 0,25
Tài liệu đính kèm: