Đề kiểm tra học kỳ I môn: Hóa học 10

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Hóa học 10

Câu 1: Brom có 2 đồng vị bền là 79Br chiếm 54,5% và còn lại là 81Br. Tính nguyên tử khối trung bình của Br ?

Câu 2: Nguyên tố X có Z = 16.

 a) Viết cấu hình electron của X, X2- và cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn ?

 b) Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố x?

Câu 3: Một nguyên tố có công thức oxit cao nhất là R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro R chiếm 91,176% về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố R ?

Câu 4: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn ?

Câu 5: a) Hiđro có 2 đồng vị là , ; Clo có 2 đồng vị là , . Viết các phân tử HCl có thành phần đồng vị khác nhau ?

 b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: N2, H2O.

 Cho H (Z = 1); N (Z = 7); O (Z = 8).

Câu 6: Viết các phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau từ nguyên tử tương ứng ?

 Na+, Mg2+, Al3+, Cl-, O2-.

Câu 7: Cho độ âm điện của các nguyên tố Na = 0,93; H = 2,20; C = 2,55; Cl = 3,16; O = 3,44.

 a) Dựa vào gía trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy cho biết loại liên kết hóa học trong các phân tử chất sau: NaCl, HCl, CH4, O2 ?

 b) Sắp xếp các chất đó theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết ?

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 4525Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
	MÔN: HÓA HỌC 10
	Thời gian làm bài 45 phút
	----bd&ca----
Họ và tên thí sinh:.
Số báo danh (Lớp):.
PHẦN CHUNG: DÙNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH. (từ câu 1 đến câu 10)
Câu 1: Brom có 2 đồng vị bền là 79Br chiếm 54,5% và còn lại là 81Br. Tính nguyên tử khối trung bình của Br ? 
Câu 2: Nguyên tố X có Z = 16. 
 a) Viết cấu hình electron của X, X2- và cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn ?
 b) Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố x?
Câu 3: Một nguyên tố có công thức oxit cao nhất là R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro R chiếm 91,176% về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố R ? 
Câu 4: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn ? 
Câu 5: a) Hiđro có 2 đồng vị là , ; Clo có 2 đồng vị là , . Viết các phân tử HCl có thành phần đồng vị khác nhau ? 
	b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: N2, H2O.
 Cho H (Z = 1); N (Z = 7); O (Z = 8).
Câu 6: Viết các phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau từ nguyên tử tương ứng ?
	Na+, Mg2+, Al3+, Cl-, O2-.
Câu 7: Cho độ âm điện của các nguyên tố Na = 0,93; H = 2,20; C = 2,55; Cl = 3,16; O = 3,44.
 a) Dựa vào gía trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy cho biết loại liên kết hóa học trong các phân tử chất sau: NaCl, HCl, CH4, O2 ?
 b) Sắp xếp các chất đó theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết ?
Câu 8: Cho Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), K (Z = 19). Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính kim loại ?
Câu 9: Cho phản ứng: NH3 + O2 N2 + H2O.
 a) Xác định chất khử và chất oxi hóa ?
 b) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron ?
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn a gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư. Sản phẩm thu được gồm 2,24 lít khí NO (đktc), muối Fe(NO3)3 và H2O. Tính giá trị của a ?
PHẦN RIÊNG:
PHẦN I: DÙNG CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN. (từ câu 11 đến câu 12)
Câu 11: X và Y là hai nguyên tố cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp, có tổng số điện tích hạt nhân nguyên tử là 16. Tìm số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn ? 
Câu 12: Cho 0,69 gam một kim loại nhóm IA tác dụng hoàn toàn với H2O dư, thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đã dùng ?
PHẦN II: DÙNG CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO. (từ câu 13 đến câu 14)
Câu 13: Nguyên tố R có Z = 26. 
Viết cấu hình electron và xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn ?
Nêu tính chất hóa học cơ bản của R ?
Câu 14: Cho phản ứng: FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
 a) Cân bằng phản phương trình phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng electron ?
 b) Với giá trị nào của x, y thì phản ứng trên là phản ứng trao đổi ?
(Cho H = 1, Li = 7, Be = 9, C = 12, N = 14, O = 16, F = 19, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Br = 80, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)
Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
------------------ HẾT ------------------	
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
Đồng vị 81Br chiếm 100 – 54,5 = 45,5%
 = 79,83
0,5
2
a) Z = 16: Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4. Của X2- : 1s22s22p63s23p6. 
X thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm VIA vì có 6 electron lớp ngoài cùng.
0,5
b) X thuộc nhóm VIA nên hóa trị cao nhất đối với oxi là 6 Công thức oxit là XO3
Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro 8 – 6 = 2 Công thức hợp chất khí với hiđro là XH2.
0,25
0,25
3
R2O5 R thuộc nhóm VA. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là 8 – 5 = 3. 
Vậy công thức hợp chất khí với hiđro là RH3.
%H = 100 – 91,176 = 8,824%.
 MR = 31. Vậy R là Photpho (P)
0,25
0,25
4
Cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử R là 1s22s22p63s2.
Vị trí của R: Ô thứ 12 ví có 12 electron, chu kì 3 ví có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 lectron lớp ngoài cùng.
0,5
5
a) Các phân tử HCl có thành phần đồng vị khác nhau: 1H35Cl; 1H37Cl; 2H35Cl; 2H37Cl
0,5
b) N2: Công thức electron. Công thức cấu tạo: N N
H2O: Công thức electron. Công thức cấu tạo: H – O – H 
0,25
0,25
6
Các phương trình biểu diễn sự hình thành các ion:
Na Na+ + 1e. Mg Mg2+ + 2e. Al Al3+ + 3e. 
Cl + 1e Cl- O + 2e O2-.
0,5
7
a) NaCl = (3,16 – 0,93) = 2,23 > 1,7 Liên kết ion
 HCl = (3,16 – 2,20) = 0,96 < 1,7 Liên kết cộng hóa trị có cực.
 CH4 = (2,55 – 2,20) = 0,35 < 0,4 Liên kết cộng hóa trị không cực
 O2 = 0 Liên kết cộng hóa trị không cực
0,125
0,125
0,125
0,125
b) Các chất được sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực: O2 < CH4 < HCl < NaCl
0,5
8
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1. Na thuộc chu kì 3 nhóm IA
Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3 nhóm IIA
Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3 nhóm IIIA
K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1. K thuộc chu kì 4 nhóm IA.
Ba nguyên tố Na, Mg và Al thuộc chu kì 3 nên tính kim loại giảm dần từ Na, Mg, Al
Hai nguyên tố Na và K thuộc cùng nhóm IA nên tính kim loại giảm dần từ K, Na
Vậy Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần là K, Na, Mg, Al
0,25
0,25
9
NH3 + O2 N2 + H2O.
a) + + 
Số oxi hóa của N từ -3 lên 0 là chất khử, của oxi từ 0 xuống -2 là chất oxi hóa
0,25
b) 2 2 + 3e.2
 3 + 2e.2 2
 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O.
0,5
10
Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Từ phương trình phản ứng ta có: nFe = nNO = 2,24:22,4 = 0,1 (mol)
 a = mFe = 0,1.56 = 5,6 g.
0,25
0,5
11
Giả sử ZX < ZY ZX < 16:2 = 8 < ZY. Vậy X thuộc chu kì nhỏ.
Chu kì nhỏ có 8 nguyên tố, nên ta có phương trình: ZY – ZX = 8.
Mặt khác, tổng điện tích hạt nhân của 2 nguyên tử bằng 16, nên ta có phương trình:
ZX + ZY = 16. 
Vậy ta có hệ phương trình: ZY – ZX = 8. ZX = 4 X là Be
 ZX + ZY = 16. ZY = 12 Y là Mg
0,75
0,75
12
Gọi R là kim loại nhóm IA.
PTPU: 2R + 2H2O 2ROH + H2.
Từ phương trình phản ứng ta có nR = 2nH2 = 2.0,336: 22,4 = 0,03 (mol)
 MR = 0,69: 0,03 = 23 g/mol. R là Na
0,5
0,5
0,5
13
a) R có Z = 26. Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2.
Vị trí của R: Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
0,5
0,5
b) Tính chất hóa học cơ bản của R:
 Tính kim loại.
Công thức oxit: RO và R2O3. Công thức hiđroxit R(OH)2 và R(OH)3. 
Oxit và hiđroxit có tính bazơ.
0,5
14
FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
a) + (NO3)3 + + H2O.
 1 x x + (3x – 2y)e
(3x – 2y) +1e 
FexOy + (6x – 2y)HNO3 xFe(NO3)3 + (3x – 2y)NO2 + (3x – y)H2O.
0,5
0,5
b) Để phản ứng trên là phản ứng trao đổi thì +2y/x = +3. Hay 2y = 3x.
 x = 2, y = 3
0,5
Chú ý: Học sinh làm theo phương pháp khác mà kết quả đúng thì vẫn cho

Tài liệu đính kèm:

  • docDe mau HK I Hoa 105.doc