Đề ôn kiểm tra Hóa học Lớp 10 - Học kỳ II

Đề ôn kiểm tra Hóa học Lớp 10 - Học kỳ II

1. Dẫn 3,36 lít (đktc) khí Cl2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

2. Dẫn 8,96 lít (đktc) khí Cl2 vào 500 ml dung dịch NaOH 2M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

3. Dẫn 4,48 lít (đktc) khí Cl2 vào 300 ml dung dịch NaOH 1M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

4. Dẫn 6,72 lít (đktc) khí Cl2 vào 100 ml dung dịch NaOH 3M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

 

docx 2 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra Hóa học Lớp 10 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 1 – HK2 – LỚP 10
Dạng 1 : Chuỗi phản ứng (2đ)
 a) MnO2 ® Cl2 ® HCl ® Cl2 ® CaCl2 ® Ca(OH)2 ® Clorua vôi
 b) KMnO4 ® Cl2 ® KCl ® Cl2 ® axit hipoclorơ
 	 ↓ 
 NaCl ® Cl2 ® FeCl3
 ® HClO ® HCl ® NaCl
c) Cl2 ® Br2 ® I2 
 ® HCl ® FeCl2 ® Fe(OH)2 
Dạng 2 : Nhận biết ( 2đ)
NaF, NaCl, NaBr, NaI, Na2SO4
NaCl, Na2SO4, NaBr, NaNO3, K2CO3 
K2CO3, KCl, K2SO4, KI, NaNO3
K2CO3, KNO3, KBr, KI, AgNO3
NaBr, K2SO4, Na2CO3, NaNO3, KOH
Dạng 3 : Giải thích hiện tượng ( 1đ) ( gv ra 2 trong 3 hiện tương) 
a) Vì sao clo ẩm có tính tẩy trắng còn clo khô thì không?
 Do Clo ẩm có HClO, HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tẩy trắng
 Cl2 + H2O HCl + HClO 
b) Nêu hiện tượng xảy ra khi đưa ra ngoài ánh sáng ống nghiệm chứa bạc clorua có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím. Giải thích.
 2AgCl as 2Ag + Cl2 
 Cl2 + H2O HCl + HClO 
Hiện tượng : quỳ tím hóa đỏ ( do có HCl); sau đó mất màu ( do có HClO có tính oxi hóa mạnh, tẩy màu)
c) Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước Clo vào dung dịch KaliIotua có chứa sẵn 1 ít tinh bột? Viết phương trình phản ứng.
 Cl2 + 2KI ----> 2KCl + I2 
 I2 + hồ tinh bột ----> xanh tím 
Dạng 4 : Xác định tên kim loại ( 1,5đ)
1. Để hòa tan 4,8 g kim loại R hóa trị II phải dùng 200 ml dung dịch HCl 2M. 
	a) Xác định tên R. 
	b) Tính thể tích khí thu được (đkc)
2. Cho 19,2 g kim loại R thuộc nhóm II vào 100ml dung dịch HCl dư thu được 17,92 lít khí (đkc). 
	a) Xác định tên R. 
	b) Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng.
3. Cho 5,4 g kim loại R (hóa trị III) tác dụng với 91,25 gam dd HCl vừa đủ, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc).
	a) Xác định tên R. 
	b) Tính nồng độ % dung dịch HCl đã dùng.
4. Hòa tan hoàn toàn 11,7 g kim loại R có hoá trị I vào dung dịch HCl 1,2 M thì thu được 3,36 lít khí (đkc). 
	a) Tìm tên kim loại.
	b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
5. Cho 10,8 g kim loại R hóa trị III tác dụng với khí Cl2 tạo thành 53,4g clorua kim loại.
	a) Xác định tên kim loại.
	b) Tính thể tích khí Cl2 (đkc) đã dùng.
Dạng 5 : Cl2 + dd NaOH ( 1,5đ)
1. Dẫn 3,36 lít (đktc) khí Cl2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
2. Dẫn 8,96 lít (đktc) khí Cl2 vào 500 ml dung dịch NaOH 2M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
3. Dẫn 4,48 lít (đktc) khí Cl2 vào 300 ml dung dịch NaOH 1M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
4. Dẫn 6,72 lít (đktc) khí Cl2 vào 100 ml dung dịch NaOH 3M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Dạng 6 : Hỗn hợp 2 kim loại + dd HCl ( 2đ)
1. Cho 27,8 (g) hỗn hợp B gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,68 (l) H2 (đkc). Hãy tính:
	 a) % khối lượng từng chất trong B. Al = 27, Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5
b) khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch.
2. Cho 31,4 (g) hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng với dung dịch HCl 2M thu được 15,68 (l) H2 (đkc). Hãy tính:
	 a) % khối lượng từng chất trong G.
	 b) thể tích HCl đã dùng ( biết HCL lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng . Al = 27, Zn = 65, H = 1, Cl = 35,5
3. Cho 11,9 (g) hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với 400 (ml) dung dịch HCl 2 (M) thu được m (g) hỗn hợp muối G’và V (l) khí (đkc). Al = 27, Zn = 65, H = 1, Cl = 35,5
	a) Tính khối lượng từng chất trong G.
	b) Tính thể tích khí thoát ra (đkc).
4. Cho 22g hỗn hợp Fe và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 17,92 lít khí (đktc).
	 	a) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu
	 b) Tính khối lượng dd HCl 7,3% tối thiểu cần dùng. Fe = 56, Al = 27, H = 1, Cl = 35,5
5. Hòa tan hoàn toàn 10,2 g hỗn hợp Fe và Na bằng 200 ml dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Hãy tính:
	a) % khối lượng mỗi kim loại.
	b) nồng độ mol dung dịch sau phản ứng. Fe = 56, Na = 23, H = 1, Cl = 35,5
6. Hòa tan hoàn toàn 16,5 g hỗn hợp Mg và K bằng 84,2 g dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 7,84 lít khí (đktc). Hãy tính:
	a) % khối lượng mỗi kim loại.
	b) nồng độ % dung dịch sau phản ứng. Mg = 24, K = 39, H = 1, Cl = 35,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_kiem_tra_hoa_hoc_lop_10_hoc_ky_ii.docx