Đề tài Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh trung học phổ thông

Đề tài Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh trung học phổ thông

A.Mở đầu:

1. Lý do chọn đề tài.

 Kỷ năng sống là kỷ năng tự quản bản thân và kỷ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống học tập và làm việc hiệu quả. Mục tiêu giáo dục kỷ năng sống cho học sinh trung học là giúp các em có khả năng: làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.

 Kỷ năng tham gia giao thông là một trong những kỷ năng quan trọng, cần thiết đối với học sinh trung học phổ thông. Đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm hàng đầu.

 Bởi trên thực tế hiện nay, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, trở thành vấn đề được Đảng và nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.Thực hiện chủ trương của Đảng, chính phủ,chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, những năm qua, tuổi trẻ cả nước đã tích cực tham gia các hoạt động góp phần gữ gìn trật tự an toàn giao thông. Hình ảnh thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên các nẻo đường đã trở nên thân thương, gần gũi, đem lại sự tự tin yêu thương cho mỗi người dân, làm sáng lên tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng.

 

doc 37 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2328Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1 . Họ và tên: Trần Thị Thu Thủy
2. Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1977
3. Nữ
4. Thành phố Hà Tĩnh
5. Điện thoại: 0919989376
6. Chức vụ: Giáo viên
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Tĩnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2001
- Chuyên nghành đào tạo: Giáo dục chính trị
M ỤC L ỤC
1. Lý do chọn đề tài Trang 3-4
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Trang 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.. Trang 4
4. Phương pháp nghiên cứu .. Trang 4 - 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.. Trang 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . Trang 5
B. NỘI DUNG Trang 6- 31
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC NGOẠI KHÓA MÔN GDCD LỚP 10.
1.Cơ sở lý luậnTrang 6- 9
2. Cơ sở thực tiễn.....................................Trang 9-13
Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC TIẾT NGOẠI KHÓA MÔN GDCD LỚP 10 Ở Trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
 1. Biện pháp thực hiện.
1.1 Tăng cường giám sát học sinh..................Trang 13-14
1.2. Giáo dục kỹ năng sử dụng xe đạp............Trang 14-15
1.3. Giaos dục kỹ năng sử dụng xe đạp điện.....Trang 15-22
1.4. Một số câu hỏi và kiến thức củng cố............Trang 22-25
2. Giáo viên trình chiếu và giới thiệu hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộTrang 26- 27
3. Soạn giảng tiết ngoại khóa thực nghiệm ở trường THPT Lê Quý Đôn- Thạch Hà-Hà Tĩnh.................Trang 28-33.
C. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỶ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HS THPT LÊ QUÝ ĐÔN , THẠCH HÀ, HÀ TĨNH...................................... Trang 33- 35
D. KẾT LUẬN  Trang 35- 36
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......Trang 37
A.Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
	Kỷ năng sống là kỷ năng tự quản bản thân và kỷ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống học tập và làm việc hiệu quả. Mục tiêu giáo dục kỷ năng sống cho học sinh trung học là giúp các em có khả năng: làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn. 
	Kỷ năng tham gia giao thông là một trong những kỷ năng quan trọng, cần thiết đối với học sinh trung học phổ thông. Đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm hàng đầu. 
 Bởi trên thực tế hiện nay, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, trở thành vấn đề được Đảng và nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.Thực hiện chủ trương của Đảng, chính phủ,chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, những năm qua, tuổi trẻ cả nước đã tích cực tham gia các hoạt động góp phần gữ gìn trật tự an toàn giao thông. Hình ảnh thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên các nẻo đường đã trở nên thân thương, gần gũi, đem lại sự tự tin yêu thương cho mỗi người dân, làm sáng lên tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng.
	Với nhiều ưu điểm như gọn nhẹ, tiện lợi, tiết kiệm, thời trang, thân thiện với môi trường, xe đạp điện đang là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh dành cho con em mình. Tuy nhiên, ý thức giao thông khi sử dụng xe đạp điện của các em học sinh rất đáng lo ngại. Không ít em điều chỉnh tốc độ vượt quá mức cho phép của nhà sản xuất, phóng nhanh, vượt ẩu. Nhiều vụ tai nạn do xe đạp điện gây ra khiến người đi đường bức xúc.
	Theo quy định, người điều khiển xe đạp điện không cần đăng ký thủ tục bằng lái xe, do đó họ chưa có kiến thức gì về an toàn giao thông như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng gây mất trật tự giao thông công cộng. Cá biệt hơn nữa một số người còn " đọ" chiếc xe của mình với tốc độ cao đi không khác xe máy là mấy ( nhiều xe có thể chạy với tốc độ 50km/h , hơn nữa đa số không chịu đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe, chính những điều này không chỉ gây nguy hại cho chính người điều khiển mà còn làm liên lụy đến những người xung quanh
Mặc dù đã có một số quy định đối với việc sử dụng XÐÐ nhưng khi gặp các vi phạm thì lực lượng chức năng khó tạm giữ phương tiện vì không phải đăng ký cho nên không lập được biên bản. Mặt khác đối tượng vi phạm thường là học sinh phổ thông cho nên nhận thức về bảo đảm an toàn giao thông còn hạn chế. Nếu bị phạt thì các cháu viện lý do là học sinh cho nên... không có tiền nộp. Các chế tài xử lý người điều khiển XÐÐ còn bất cập, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Mức xử phạt cao nhất đối với người điều khiển XÐÐ theo Nghị định 34/2010/NÐ-CP chỉ là 200 nghìn đồng nếu không đội mũ bảo hiểm. CSGT cũng thường "ngại" xử phạt người điều khiển XÐÐ.
	Chúng tôi, những nhà giáo đang giảng dạy trong nhà trường, luôn trăn trở về những vấn nạn giao thông, muốn đóng góp công sức của mình, dù nhỏ nhất để giảm thiểu tai nạn giao thông. Chính vì vậy, trong chương trình giaó dục công dân trung học phổ thông chúng tôi xây dựng các tiết ngoại khóa nhằm giáo dục kỷ năng sống cho học sinh, trong đó đáng chú ý là kỷ năng THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT.
( TIẾT NGOẠI KHÓA GDCD LỚP 10- THPT LÊ QUÝ ĐÔN).
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài.
	Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức,cá nhân và ủy ban an toàn giao thông quốc gia... đã nghiên cứu và soạn thảo chương trình, kỷ năng tuyên truyền đến tận mọi người những kiến thức cần thiết khi tham gia giao thông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện an toàn giao thông cho học sinh THPT thông qua dạy học tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10.Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm phát triển kỷ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay.
 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kỷ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học THPT thông qua dạy học tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kỷ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT thông qua dạy học các tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng như các ngành khoa học xã hội, ngoài ra tôi đặc biệt sử dụng kết hợp một số phương pháp sau :
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp phỏng vấn; 
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê; 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trường THPT Lê quý Đôn nhiều lớp nên tôi lựa chọn 4 lớp khối 10 để tiến hành điều tra, khảo sát, thực nghiệm và vận dụng các giải pháp.
 5.2. Phạm vi nghiên cứu.
 Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng và thực trạng việc giáo dục kỹ năng trong tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10 ở Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh. Đề ra một số phương pháp nhằm phát triển kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT thông qua dạy một số bài ngoại khóa của môn GDCD lớp 10. 
 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 
 Nếu xác định được các kỹ năng và những biểu hiện của kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện thuộc tiết ngoại khóa trong môn GDCD lớp 10, đồng thời căn cứ vào mục tiêu của dạy học môn GDCD trong trường THPT hiện nay thì đề tài có thể đề xuất được giải pháp có luận cứ khoa học đảm bảo tính khả thi, có hiệu quả góp phần nâng cao kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho học sinh THPT.
	Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
B. Nội dung
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC TIẾT NGOẠI KHÓA MÔN GDCD LỚP 10.
1. Cơ sở lý luận:
	Giáo dục kỹ năng sống cho hs trung học trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết vì những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội( về kinh tế, chính trị,văn hóa, khoa học kỹ thuật, biến đổi khí hậu thiên tai,... trong nước và thế giới) đã tạo ra một cuộc sống hiện đại, vận động không ngừng, rất khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường; Những thay đổi về tâm sinh lý của chính bản thân trẻ chưa thành niên đang có tác động lớn đối với các em;Những thay đổi về mặt kinh tế- xã hội cũng ảnh hưởng đến từng gia đình các em. Để sống hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục Kỹ năng sống cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. 	Việc giáo dục Kỹ năng sống nhằm giáo dục sống khỏe mạnh, sống an toàn là hết sức quan trọng giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống.
	Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cũng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống của chính họ.
	Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội. Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người.Giáo dục kỹ năng sống giúp cho con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại.
	Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống, một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu, đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kỹ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kĩ năng sống là gì?
	Kỹ năng sống là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống:
- Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ ... c bạn, Các bạn có đồng ý với bạn Quỳnh không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề nêu trên?
* GV tổng kết bài: (side 21)
1.Đi xe đạp không an toàn gây nên nhiều nguy hiểm cho chính người điều khiển xe và cho cả những người tham gia giao thông khác
2. Cách đi xe đạp an toàn:
+ Chuẩn bị tốt trước khi đi xe đạp
+ Khi đi xe đạp tuân thủ nghiêm túc 
các quy tắc ATGT
+ Thực hiện các bước qua đường an toàn
I. An toàn giao thông Việt Nam hiện nay:
1.Tai nạn giao thông đường bộ hàng năm.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông.
3. Các hành vi không an toàn khi đi xe đạp.
Nội dung: 
1. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ hàng năm:
- Từ năm 2004-2012;
Mỗi năm nước ta có khoảng 11.000 người chết vì tai nạn giao thông ( Mỗi ngày có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông và gây thiệt hại khoảng 17.000 tỷ đồng mỗi năm)
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông:
- Do người điều khiển phương tiện.
- Do cơ sở hạ tầng.
- Do phương tiện.
-> Tai nạn chủ yếu liên quan tới người điều khiển phương tiện.
* Để tham gia giao thông an toàn cần phải có đủ 4 yếu tố;
+ Ý thức
+ Tình trạng cơ thể
+ Kiến thức luật giao thông
+ Kỹ năng
3. Các hành vi không an toàn khi đi xe đạp:
- Đi dàn hàng ngang
- Đi sai làn đường
- Đi bám xe khác
- Cầm ô
- Lạng lách, đánh võnh
- Sử dụng điện thoại
- Buông cả hai tay hay đi 1 tay
- Không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
- Đi xe đạp vượt giải phân cách.
II. Tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện an toàn:
1. Chuẩn bị trước khi đi xe.
2. Cách đi xe đạp an toàn.
3. Các bước qua đường an toàn.
Nội dung:
1. Chuẩn bị trước khi đi xe:
- Chọn xe đạp an toàn.
- Kiểm tra xe trước khi đi
- Đọi mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách
- Ngồi an toàn trên xe đạp
2. Cách đi xe đạp an toàn;
- Đi vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ
- Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông
- Không được sử dụng ô dù, điện thoại di động khi đi xe đạp
- Không lạng lách, đu bám xe khác
-Tuyệt đối không đi xe đạp khi đã uống đồ uống có chất cồn.
- khi đi ban đêm phải có đèn báo hiệu trước, sau hoặc phản quang
- Người đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm.
* Kỹ năng vận hành xe đạp điện an toàn:
- Chỉ nên vận hành xe đạp điện với tốc độ tối đa 25km/h.
- Tránh tải nặng
- Kiểm tra xe thường xuyên.
- Đội mũ bảo hiểm
- Điều chỉnh tay ga hợp lí, kiểm tra đèn báo vạch pin.
- Sạc điện acquy an toàn
- Bảo dưỡng xe định kì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
3. Đi xe đạp qua đường an toàn:
- Đi qua đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông;
- Các bước qua đường an toàn:
+ Giảm tốc độ
+ Quan sát để chắc chắn không có xe nào đến gần 
+ Có tín hiệu báo hướng rẽ
+ Qua đường luôn chú ý quan sát an toàn.
- Các bước đi qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn gaio thông:
+ Giảm tốc độ
+ Chú ý quan sát an toàn ở mọi phái( Trước, sau, trái, phải)
+ Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng
+ Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.
III. Vai trò của các bạn học sinh.
- Học sinh chiếm tỷ lệ lớn trong dân số Việt Nam.
-Các em chính là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng xã hội giao thông văn minh, an toàn.
Các em cần:
1. Thực hiện tốt quy tắc ATGT
2. Tích cực tuyên truyền để mọi người cùng tham gia giao thông an toàn.
*Kiến thức pháp luật:
Luật Giao thông đường bộ tại Khoản 19, Điều 3 quy định, xe đạp điện (xe đạp máy) được coi là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng quy tắc giao thông và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.
Trường hợp người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đạp điện đi trên đường mà không đội mũ bảo hiểm đúng cách hoặc có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách sẽ bị xử phạt theo Nghị định 171/2013 của Chính phủ, với mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
III. Củng cố, luyện tập:
Gv giúp hs giải quyết một số câu hỏi:
1.Đi xe đạp điện với tốc độ như thế nào là phù hợp? Vì sao như thế là phù hợp?
Mục đích của độ mủ bảo hiểm khi đi xe đạp điện? Loại mũ nào là đúng quy định? Cách đội mũ như thế nào là đúng quy định?
Đi xe đạp điện được chở tối đa là mấy người?
Sau khi kết thúc giờ học ngoại khóa. Em tự rút ra cho mình những điều cần thiết phải thực hiện trong khi tham gia GT bằng xe đạp điện?
C. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỬ DỤNG XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN CHO HỌC SINH THPT LÊ QUÝ ĐÔN -THẠCH HÀ-HÀ TĨNH. 
Để thấy được hiệu quả của đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến của HS 4 lớp: hai lớp 10 A (46 HS), 10 B(23 HS) dạy thực nghiệm và hai lớp đối chứng 10C (45 HS), 10 D (22HS), tại trường THPT LÊ QUÝ ĐÔN và kết quả thu được như sau:
Kết quả điều tra trưng cầu ý kiến của học sinh 
TT
Nội dung câu hỏi và 
các phương án trả lời
Tổng hợp ý kiến
Lớp thực nghiệm (69 HS )
Lớp đối chứng 
( 67 HS)
1
Giờ học hôm nay đối với em ?
Rất hứng thú 
60
4
Hứng thú 
9
15
Bình thường 
0
39
Không thích 
0
9
2
Qua giờ học hôm nay, em hiểu bài như thế nào?
Rất hiểu bài 
63
6
Hiểu một số phần kiến thức 
6
41
Không hiểu bài
0
10
3
Thái độ học tập của các bạn trong lớp như thế nào?
Hoạt động tích cực
61
4
Hoạt động chưa tích cực
8
32
Không hoạt động 
0
23
Uể oải
0
8
4
Trong giờ học môn GDCD em thích thầy, cô dạy bằng những kỷ năng nào?( HS có thể chọn nhiều kỷ năng khác nhau)
Kỷ năng giao tiếp
65
44
Kỷ năng xử lý rác thải
59
53
Kỷ năng giao tiếp trong kinh doanh. 
67
60
Kỷ năng đọc sách 
66
51
Về phía HS, phần lớn các em cho rằng đây là một giờ học thú vị bởi nhiều lý do: 
 Thứ nhất, giờ học hào hứng sôi nổi, thoải mái chứ không nặng nề tẻ nhạt.
 Thứ hai, các em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trao đổi, học tập, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng.
 Thứ ba, các em ý thức được tầm quan trọng của giờ học GDCD, cảm thấy môn GDCD không những không khô khan, khó hiểu mà còn rất bổ ích, rất thú vị, các em hiểu và nhớ bài ngay trên lớp.
 Giờ học thực nghiệm HS rất hứng thú trong học tập vì các em được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến của mình vào nội dung bài học. Ý kiến của các em được các bạn trong lớp cùng nghe cùng phân tích đánh giá, được GV khuyến khích động viên làm cho các em thấy tự tin. Qua giờ học thực nghiệm, nhiều HS còn hào hứng cho rằng: Những kiến thức kỹ năng tham giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện mà GV và các bạn đưa trong giờ học cho cả lớp cùng giải quyết làm cho các em cảm thấy như vừa được trải qua thực tế. Cho nên khi khảo sát thì đa số HS mong rằng giờ ngoại khóa sẽ được học những kỹ năng sống. HS hai lớp thực nghiệm được làm việc tích cực hơn, đa số thành viên trong lớp đều phải tham gia vào giờ học nên các em cho rằng sau giờ học các em hiểu bài ngay trên lớp. Còn HS hai lớp đối chứng thì đa số các em cho rằng giờ học hôm nay rất bình thường vì thế rất nhiều HS ểu oải, chưa tích cực tham gia vào giờ học. Sau giờ học HS hầu như chỉ mới nắm được một phần kiến thức của bài học nhưng củng chỉ là ở dạng lý thuyết chưa sâu sắc và cụ thể lắm. Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy HS lớp đối chứng củng rất thích học các kỹ năng sống. Chứng tỏ rằng HS Trường THPT Lê Quý Đôn rất thích được hoạt động, được tham gia ý kiến vào giờ học và đặc biệt là các em rất ham hiểu biết. Cho nên, những biện pháp phát triển kỹ năng sống cho HS THPT không chỉ có ý nghĩa là nâng cao kết quả học tập cho HS mà còn là giải pháp để tập cho các em có thói quen độc lập, năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
Về phía GV, một số GV khi được mời dự giờ thực nghiệm đều cho rằng, giờ học, cả GV dạy và HS đều rất nhẹ nhàng trong việc truyền thụ và tiếp nhận tri thức. HS nắm bắt tri thức rất nhanh và đặc biệt là rất hào hứng tham gia giờ học. Như vậy nếu như chúng ta chỉ dạy theo phương pháp và kiến thức cũ, truyền thống ,xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống sẽ làm cho học sinh sống thụ động, thiếu tự tin trong cuộc sống và hiệu quả công việc không cao.
D. KẾT LUẬN 
 Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho HS Trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà ,Hà Tĩnh, tôi rút ra một số kết luận sau: 
Do đặc thù của môn học, do nhận thức về vai trò của môn học của HS và phụ huynh, do đặc điểm của trường . Mặc dù HS Trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà ,Hà Tĩnh, học tương đối tốt, có nhiều học sinh rất năng động nhưng ý thức về việc bồi dưỡng kỹ năng thông qua môn GDCD một cách có hiệu quả vẫn chưa cao dẫn đến hiệu quả năng lực ,kỹ năng sống còn hạn chế, tình trạng học sinh vi phạm quy định về luật ATGT khi sử dụng xe đạp và xe đạp điện rất kém. 
 Để khắc phục tình trạng trên, góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn GDCD, tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp va xe đạp điện học cho HS Trường THPT Lê Quý Đôn, Thạch Hà ,Hà Tĩnh thông qua dạy học tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10.
 Giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT thông qua giảng dạy môn DGCD lớp 10, chúng tôi đã tuân theo nguyên tắc “Lấy người học làm chủ thể”, hướng dẫn, khơi gợi để HS tìm đến với kiến thức và phát triển kiến thức, biết đánh giá kiến thức và vận dụng được kiến thức trong thực tế cuộc sống. Biết cách xử lý và chế biến kiến thức là một năng lực rất quan trọng thể hiện kỹ năng phát triển của HS. Giáo dục kỹ năng sống cho các em là giúp các em sống chủ động, sống an toàn, sống tích cực và sống có ích cho cộng đồng xã hội
 GV dạy GDCD không chỉ thực hiện việc cung cấp kiến thức cho HS trong giờ học, mà người GV luôn cố gắng tạo cho HS kỹ năng tiếp cận, cũng cố, phát triển kiến thức trước và sau giờ học. Bằng cách này, qua bài học, GV có thể hình thành cho HS một số kỹ năng khi tham gia giao thông như kỹ năng quan sát, kỹ năng điều khiển phương tiện chuyển hướng an toàn, kỹ năng tránh chướng ngại vật trên đường Đây chính là nền móng vững chắc giúp các em tự tin hơn và đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông . Có như vậy thế hệ trẻ mới có đủ bản lĩnh để vững tin bước vào đời đối mặt với sự thay đổi của cuộc sống. Để đạt được những điều này, trong quá trình dạy học các tiết ngoại khóa thuộc bộ môn Giáo dục công dân chúng tôi sử dụng đan xen nhiều biện pháp, kỹ năng phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học tạo cảm giác thoải mái cho HS trong quá trình vận động để lĩnh hội tri thức.
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện cho HS THPT thông qua giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD lớp 10 không phải là một việc làm mới mẻ, nhưng cũng không hề đơn giản và là công việc thường xuyên của mỗi GV. 
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cẩm nang công tác tuyên truyền về an toàn giao thông.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
Luật an toàn giao thông đường bộ 2013
Cẩm nang lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn của UB an toàn giao thông quốc gia.
Văn hóa giao thông
Tình hình trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2015.
Hệ thống biểu bảng, biển báo, biển chỉ dẫn đường bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_DUC_KY_NANG_ATGTDB.doc