Đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học năm học: 2010 - 2011

Đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học năm học: 2010 - 2011

I. SINH HỌC TẾ BÀO (3,0 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.

a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra.

b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng.

 c. Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường.

 d. Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào.

Câu 2: (1 điểm) Tại sao có giả thiết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ?

Câu 3: (1 điểm) Giả sử một cơ thể amip hoàn tất quá trình nhân đôi mất 4 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 24 ngày từ 106 cá thể ban đầu?

II. SINH HỌC VI SINH VẬT (3,0 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại.

Câu 2: (1 điểm) Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2.

Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 → NH3)

 

doc 7 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐĂKLĂK 
 Trường THPT Trường Chinh ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 
 Năm học: 2010 -2011 
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
 Dành cho học sinh khối 11,12
 Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian phát đề )
Họ tên thí sinh. Số báo danh.
I. SINH HỌC TẾ BÀO (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra.
b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng.	
 c. Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường.
 d. Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào. 
Câu 2: (1 điểm) Tại sao có giả thiết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ? 
Câu 3: (1 điểm) Giả sử một cơ thể amip hoàn tất quá trình nhân đôi mất 4 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 24 ngày từ 106 cá thể ban đầu?
II. SINH HỌC VI SINH VẬT (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại.
Câu 2: (1 điểm) Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?
Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2.
Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 → NH3)
Câu 3: (1 điểm) Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxi không khí?
 III. SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Sau 45 phút học bài trên lớp học sinh cần 5 đến 10 phút giải lao. Tại sao? 
Câu 2: (1 điểm) Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Câu 3: (1 điểm) Vẽ sơ đồ và trình bày cơ chế điều hòa huyết áp?
IV SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (4,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về không gian và thời gian thực hiện pha tối giữa nhóm thực vật C4 và CAM.
Câu 2: (1 điểm) Vì sao những cây lá màu đỏ vẫn quang hợp bình thường?
Câu 3: (1 điểm) Vì sao ta không nên để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh?
V. DI TRUYỀN HỌC (7,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao mã di truyền là mã bộ ba? 
Câu 2: (1 điểm) Hãy giải thích vì sao trên mỗi mạch chữ Y chỉ có mộ mạch của phân tử 
Câu 3: (1 điểm) Với 4 loại nuclêôtit là: timin, guanin, ađênin và xitôzin thì có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba mã hóa? Trong các bộ ba đó có bao nhiêu bộ ba có guanin, có bao nhiêu bộ ba không có timin?
Câu 4: (1 điểm) Một loài cây có khả năng sinh ra tối đa 128 loại giao tử bình thường khác nhau về nguồn gốc NST. Loài này có thể tên gì?
Câu 5: (1,5 điểm) Một gen có cấu trúc của một pôlipeptit gồm 298 axit amin có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi số nuclêôtit của gen nhưng làm cho gen sau đột biến có tỉ lệ A/G = 79.28%. Đột biến nói trên đã làm cho cấu trúc của gen bị thay đổi như thế nào và thuộc kiểu nào của đột biến gen? Số liên kết hiđrrô thay đổi như thế nào?
Câu 6: (1,5 điểm) Xét một cặp gen Aa của một cá thể F1 tồn tại trên NST thường, mỗi alen đều dài 4080A0, gen a có T= 28%. Cặp gen đó tái sinh cho 4 cặp gen con môi trường tế bào đã cung cấp 2664X. Cho F1 tạp giao với nhau. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại trong mỗi hợp tử tạo ra ở F2. 
.....................................Hết............................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN KỲ THI HỌC SINH GIỎI
Môn : SINH HỌC
(Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đáp án thi này gồm có .6.. trang) 
I. SINH HỌC TẾ BÀO (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra.
- Sai. Không bị vỡ vì có thành tế bào. (0.25đ)
b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng. (0.25đ)	
 	 - Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein. (0.25đ)
 c. Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. 
- Đúng.
 d. Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào.
 - Thành phần bền nhất là sợi trung gian. (0.25đ)
Câu 2: (1 điểm) Tại sao có giả thiết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ? 
Bằng chứng:
ADN của ty thể giống ADN của vi khuẩn: cấu tạo trần, dạng vòng. (0.25đ)
Ribosom của ty thể giống ribosom của vi khuẩn về kích thước và thành phần rARN. (0.25đ)
Màng ngoài của ty thể giống màng tế bào nhân chuẩn. (0.25đ)
Màng trong tương ứng với màng sinh chất của vi khuẩn bị thực bào. (0.25đ)
Câu 3: (1 điểm) Giả sử một cơ thể amip hoàn tất quá trình nhân đôi mất 4 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 24 ngày từ 106 cá thể ban đầu?
Số cá thể tạo thành sau 24 ngày từ một cá thể là 26 (0.5đ)
Số cá thể mới tạo thành sau 24 ngày từ 106 cá thể ban đầu là 26 × 106. (0.5đ)
II. SINH HỌC VI SINH VẬT (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại.
- Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội. (0.25đ)	
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng TN một cách dễ dàng. (0.25đ)	
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị. (0.25đ)
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di truyền VSV. (0.25đ)
Câu 2: (1 điểm) Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?
Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2. (0.5đ)
Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 → NH3) (0.5đ)
Câu 3: (1 điểm) Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí?
Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit. (1đ)
III. SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (3,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Sau 45 phút học bài trên lớp học sinh cần 5 đến 10 phút giải lao. Tại sao? 
Sau khi hoạt động tích cực một thời gian dài hưng tính của tế bào thần kinh giảm xuống, đẫn đến khả năng tiếp thu bài giảm. (0.5đ)
Vì vậy cần phải nghỉ ngơi để khôi phục lại hứng tính của tế bào thần kinh. (0.5đ)
Câu 2: (1 điểm) Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tiroxin. (0.25đ)
Thiếu iôt dẫn đến thiếu tiroxin. (0.25đ)
Thiếu tiroxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. (0.25đ)
Thiếu tiroxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. (0.25đ)
Câu 3: (1 điểm) Vẽ sơ đồ và trình bày cơ chế điều hòa huyết áp?
Học sinh vẽ được sơ đồ cơ chế. (0.25đ)
Cơ chế điều hòa huyết áp diễn ra như sau:
Khi huyết áp tăng cao thì thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận và bảo vệ trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. (0.25đ)
Từ trung khu điều hòa tim mạch ở hành não,xung thần kinh theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp va giảm lực co bóp, mạch máu giãn rộng. (0.25đ)
Kết quả huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường sẽ tác động lên thụ thể áp lực ở mạch máu và thông báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. (0.25đ)
IV SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (4,0 điểm)
Câu1: (1 điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về không gian và thời gian thực hiện pha tối giữa nhóm thực vật C4 và CAM.
 - Những điểm giống nhau:
	+ Có pha sáng giống nhau: Đều quang phân ly nước tạo ATP và giải phóng O2 . Giai đoạn quang hóa đều tạo ATP, NADPH cung cấp cho pha tối. (0.25đ)	
	+ Đều sử dụng năng lượng và lực khử do pha sáng cung cấp (ATP và NADPH)	(0.25đ)
	+ Pha tối đều là những phản ứng men cố định CO2 tổng hợp chất hữu cơ. (0.25đ)	
	+ Đều không xảy ra hô hấp sáng. (0.25đ)
Những điểm khác nhau:
+ Về mặt không gian:
Thực vật C4: giai đoạn cố định CO2 tạm thời diễn ra trong lục lạp của các tế bào mô giậu, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra trong lục lạp của các tế bào bao bó mạch. (0.25đ)
Thực vật CAM: cả hai giai đoạn của pha tối đều diễn ra trong lục lạp của các tế bào mô giậu. (0.25đ)
+ Về mặt thời gian:
Thực vật C4: cả hai giai đoạn của pha tối đều xảy ra vào ban ngày. (0.25đ)
Thực vật CAM: giai đoạn cố định CO2 tạm thời xảy ra vào ban đêm khi khí khổng mở, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin xảy ra vào ban đêm khi khí khổng đóng. (0.25đ)
Câu 2: (1 điểm) Vì sao những cây lá màu đỏ vẫn quang hợp bình thường?
Vì những cây lá màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục. (0.25đ)
Nhưng bị che khuất bởi nhóm sắc tố màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là carôtenôit. (0.25đ)
Vì vậy những cây này vẫn quang hợp bình thường. (0.25đ)
 Nhưng, tuy nhiên cường độ không cao. (0.25đ)
Câu 3: (1 điểm) Vì sao ta không nên để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh?
Vì trên ngăn đá tủ lạnh nhiệt độ dưới 00C sẽ làm nước trong quả đông lại thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả nên rau quả sẽ bị hỏng. (1đ)
V. DI TRUYỀN HỌC (7,0 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao mã di truyền là mã bộ ba? 
Mã di truyền là mã bộ ba : 	
- Nếu mỗi nuclêôtit mã hóa cho một axit amin thì bốn loại nuclêôtit chỉ mã hóa được 4 loại axit amin.
- Nếu hai nuclêôtit cùng loại hay khác loại mã hóa cho một axit amin thì chỉ tạo được 42 =16 mã bộ hai không đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin.
(0.25đ)
- Nếu theo nguyên tắc mã hóa bộ ba sẽ tạo được 43 = 64 bộ ba đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin.
- Nếu theo nguyên tắc mã hóa bộ bốn sẽ tạo được 44 = 256 bộ mã hóa quá thừa. Vậy về mặt suy luận lý thuyết mã bộ ba là mã phù hợp .
(0.25đ)
- Những công trình nghiên cứu về giải mã di truyền bằng cách thêm bớt 1, 2, 3 nuclêôtit trong gen, nhận thấy mã bộ ba là mã phù hợp .
 (0.25đ)
- Người ta xác định có 64 bộ ba được sử dụng để mã hóa cho axit amin trong đó mêtiônin ứng với bộ ba mở đầu là TAX đó là tín hiệu bắt đầu cho sự tổng hợp chuổi polypeptit. Ba bộ ba còn lại ATT, ATX, AXT là mã kết thúc .
- Hai mươi loại axit amin được mã hóa bởi 61 bộ ba như vậy mỗi axit amin được mã hóa bởi một số bộ ba
(0.25đ)
Câu 2: (1 điểm) Hãy giải thích vì sao trên mỗi mạch chữ Y chỉ có mộ mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn?
Do cấu trúc phân tử ADN là có hai mạch pôlinuclêôtit đối song song. (0.5đ)
Mà enzim pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều từ 5’—> 3’nên sự tổng hợp liên tục của hai mạch là không thể. (0.5đ)
Câu 3: (1 điểm) Với 4 loại nuclêôtit là : timin, guanin, ađênin,và xitôzin thì có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba mã hóa? Trong các bộ ba đó có bao nhiêu bộ ba có guanin, có bao nhiêu bộ ba không có timin.?
Có 43 = 64 bộ ba. (0.25đ)
Có 37 bộ ba có guanin. (0.5đ)
Có 27 bộ ba không có timin. (0.25đ)
Câu 4: (1 điểm) Một loài cây có khả năng sinh ra tối đa 128 loại giao tử bình thường khác nhau về nguồn gốc NST. Loài này có thể tên gì?
2n = 128 => n = 7 => 2n = 14. (0.5đ)
Loại này có thể là đậu Hà Lan. (0.5đ)
Câu 5: (1,5 điểm) Một gen có cấu trúc của một pôlipeptit gồm 298 axit amin có tỉ lệ A/G = 4/5.
Đột biến xảy ra không làm thay đổi số nuclêôtit của gen nhưng làm cho gen sau đột biến có tỉ lệ A/G = 79.28%. Đột biến nói trên đã làm cho cấu trúc của gen bị thay đổi như thế nào và thuộc kiểu nào của đột biến gen? Số liên kết hiđrrô thay đổi như thế nào?
A = T = 400 (nuclêôtit) (0.25đ)
G = X = 500 (nuclêôtit) (0.25đ)
Suy luận được gen đã bị đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X. Đây là đột biến kiểu thay thế một số cặp nuclêôtit này bằng một số cặp nuclêôtit khác. (0.5đ)
Gen chưa đột biến có 2300 LKH. Gen đột biến có 2302 LKH. (0,25đ)
Gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 2 LKH. (0,25đ)
Câu 6: (1,5 điểm) Xét một cặp gen Aa của một cá thể F1 tồn tại trên NST thường, mỗi alen đều dài 4080A0, gen a có T= 28%. Cặp gen đó tái sinh cho 4 cặp gen con môi trường tế bào đã cung cấp 2664X. Cho F1 tạp giao với nhau. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại trong mỗi hợp tử tạo ra ở F2. 
Học sinh lập luận tìm được số lượng nuclêôtit mỗi loại trong mỗi hợp tử tạo ra ở F2. 
- Hợp tử AA: 	A = T = 1680;	G = X = 720. (0.5đ)
- Hợp tử Aa:	A = T = 1512;	G = X = 888. (0.5đ)
- Hợp tử aa:	A = T = 1344;	G = X = 1056. (0.5đ)
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ VÀ ĐÁP ÁN HOC SINH GIOI 12-MÔN SINH.doc