Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học: 2006 – 2007 môn: Hoá học lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học: 2006 – 2007 môn: Hoá học lớp 9

Bài 1 (2,0 đ) Cho 2,3 gam Na kim loại vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M thấy thoát ra khí A, xuất hiện kết tủa B. Lọc kết tủa B nung đến khối lượng không đổi cân nặng a gam.

Viết các PTHH xảy ra và tính a.

Bài 2 (3,0 đ) Nung 34,8 gam XCO3 trong không khí tới khối lượng không đổi, thu được 24 gam oxít của kim loại X. Xác định X là kim loại nào trong các kim loại : Mg, Zn, Ca, Mn, Fe, Cu, Ba

Bài 3 (3,0 đ) Cho m gam hỗn hợp Na và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư rồi lọc lấy kết tủa, đem nung tới khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng nặng m gam. Tính % lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 4 ( 3,0 đ) Dung dịch A chứa 0,4 mol K2CO3 và 0,6 mol KHCO3; dung dịch B chứa 1mol HCl. Nếu làm 3 thí nghiệm sau:

a) Đổ rất từ từ dung dịch B và dung dịch A cho đến hết.

b) Đổ rất từ từ dung dịch A và dung dịch B

c) cho đến hết.

d) Trộn nhanh 2 dung dịch A và B vào nhau.

Thì thể tích khí (ở đktc ) thoát ra ở mỗi thí nghiệm trên bằng bao nhiêu? sau mỗi thí nghiệm còn dư chất gì? Bao nhiêu mol?

 

doc 1 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học: 2006 – 2007 môn: Hoá học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND tỉnh bắc ninh
Sở giáo dục - đào tạo
Ngày thi: 10/04//2007
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh 
Năm học: 2006 – 2007
Môn: Hoá học lớp 9
Thời gian làm bài:150 phút
Bài 1 (2,0 đ) Cho 2,3 gam Na kim loại vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M thấy thoát ra khí A, xuất hiện kết tủa B. Lọc kết tủa B nung đến khối lượng không đổi cân nặng a gam.
Viết các PTHH xảy ra và tính a.
Bài 2 (3,0 đ) Nung 34,8 gam XCO3 trong không khí tới khối lượng không đổi, thu được 24 gam oxít của kim loại X. Xác định X là kim loại nào trong các kim loại : Mg, Zn, Ca, Mn, Fe, Cu, Ba
Bài 3 (3,0 đ) Cho m gam hỗn hợp Na và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư rồi lọc lấy kết tủa, đem nung tới khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng nặng m gam. Tính % lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 4 ( 3,0 đ) Dung dịch A chứa 0,4 mol K2CO3 và 0,6 mol KHCO3; dung dịch B chứa 1mol HCl. Nếu làm 3 thí nghiệm sau:
Đổ rất từ từ dung dịch B và dung dịch A cho đến hết.
 Đổ rất từ từ dung dịch A và dung dịch B 
cho đến hết.
Trộn nhanh 2 dung dịch A và B vào nhau.
Thì thể tích khí (ở đktc ) thoát ra ở mỗi thí nghiệm trên bằng bao nhiêu? sau mỗi thí nghiệm còn dư chất gì? Bao nhiêu mol?
Bài 5 (3,0 đ) Cho 49, 03 gam dung dịch HCl 29,78% vào một bình chứa 53,2 gam một kim loại kiềm. Cho bay hơi dung dịch thu được trong điều kiện không có không khí thì thu được m gam bã rắn. Hãy xác định kim loại kiềm đó nếu:
m = 67,4 gam chỉ chứa một chất.
m = 99,92 gam là hỗn hợp 2 hoặc 3 chất.
Bài 6 (3,0 đ) Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí A (ở đktc) mêtan, etilen và hiđrô từ từ qua nước brom they nước brom nhạt màu một phần và khối lượng dung dịch tăng thêm 1,68 gam. Tính thành phần % thể tích các khí trong A. Biết 1,4 lít A ở đktc nặng 0.975 gam và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 7 (3,0 đ) Cho 10 ml rượu etylíc 920 tác dụng hết với Na kim loại thu được bao nhiêu lít khí ở đktc. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml, của nước là 1,0 g/ml.
---------------------- Hết ---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HOC SINH GIOI HOA 9BAC NINH.doc