Đề thi tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2008 Quảng Bình môn: Hoá

Đề thi tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2008 Quảng Bình môn: Hoá

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Thí sinh trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng ở mỗi câu hỏi vào bài làm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Hoà tan 10 gam NaOH vào 90 gam H2O thu được dung dịch NaOH có nồng độ phần trăm là:

A. 5% B. 10% C. 15% D. 20%

Câu 2: Chất nào sau đây làm mất màu brom?

A. C2H5OH. B. C2H4 C. C6H6 D. CH4

Câu 3: Hợp chất hữu cơ có công thức CH3COOH có tên gọi là gì?

A. axít axít axetic B. rượu etylic C. etyl axetat D. glycerol.

 

doc 5 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2008 Quảng Bình môn: Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 6 - 2008
MÔN: HOÁ
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề 19
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Thí sinh trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng ở mỗi câu hỏi vào bài làm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Hoà tan 10 gam NaOH vào 90 gam H2O thu được dung dịch NaOH có nồng độ phần trăm là:
A. 5%	B. 10%	C. 15%	D. 20%
Câu 2: Chất nào sau đây làm mất màu brom?
A. C2H5OH.	B. C2H4	C. C6H6	D. CH4	 	
Câu 3: Hợp chất hữu cơ có công thức CH3COOH có tên gọi là gì?
A. axít axít axetic	B. rượu etylic	C. etyl axetat	D. glycerol.
Câu 4: Dung dịch NaOH tác dụng được với chất nào sau đây?
A. HCl.	B. Na2SO4.	C. NaNO3.	D. BaCl2.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A. NaCl.	B. NaOH.	C. Na2SO4.	D. HCl.
Câu 6: Bari oxit (BaO) thuộc loại:
A. oxit trung tính.	B. oxit axit.	C. oxit bazơ.	D. oxit lưỡng tính.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Hoàn chỉnh chuổi biến hoá sau:
 Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al(SO4)3
Câu 2: (2,0 điểm) Cho 18g bột kim loại Mg nguyên chất phản ứng vừa đủ với 500g dung dịch HCl. 
	a. Viết phương trình phản ứng và tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
	b. Tính khối lượng HCl đã phản ứng và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 3: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng
 nhau và bằng 17,92 lít (khí CO2 và hơi nước đều ở đktc)
	a. Viết phương trình đốt cháy A dạng tổng quát. Tính khối lượng CO2 và H2O tạo thành.
	b. Tìm công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 14.
	c. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư. So sánh khối lượng dung dịch sau 
 phản ứng với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.
(Cho Mg: 24; Ca: 40; C: 12; O: 16; Cl: 35,5; H: 1)
HẾT..
SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 6 - 2008
MÔN: HOÁ
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề 20
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Thí sinh trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng ở mỗi câu hỏi vào bài làm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Hoà tan 3 gam NaOH vào 17 gam H2O thu được dung dịch NaOH có nồng độ phần trăm là:
A. 5%	B. 10%	C. 15%	D. 20%
Câu 2: Chất nào sau đây làm mất màu brom?
A. CO2.	B. CH4	C. C2H2	D. C2H5OH	 	
Câu 3: Axít axít axetic có công thức phân tử là?
A. C2H6	B. C2H5OH	C. C6H12O6 	D. CH3COOH
Câu 4: Dung dịch HCl tác dụng được với chất nào sau đây?
A. NaCl.	B. NaOH.	C. CO2.	D. CuCl2.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. HCl.	B. NaNO3.	C. NaOH.	D. NaCl.
Câu 6: Lưu huỳnh đioxit (SO2) thuộc loại:
A. oxit axit. 	 	B. oxit trung tính. 	C. oxit bazơ.	D. oxit lưỡng tính.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Hoàn chỉnh chuổi biến hoá sau:
 Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al(SO4)3
Câu 2: (2,0 điểm) Cho 2,4g bột kim loại Mg nguyên chất phản ứng vừa đủ với 50g dung dịch HCl. 
	a. Viết phương trình phản ứng và tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
	b. Tính khối lượng HCl đã phản ứng và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 3: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng
 nhau và bằng 11,2 lít (khí CO2 và hơi nước đều ở đktc)
	a. Viết phương trình đốt cháy A dạng tổng quát. Tính khối lượng CO2 và H2O tạo thành.
	b. Tìm công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 14.
	c. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư. So sánh khối lượng dung dịch sau 
 phản ứng với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.
(Cho Mg: 24; Ca: 40; C: 12; O: 16; Cl: 35,5; H: 1)
HẾT.
SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 6 - 2008
MÔN: HOÁ
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề 18
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Thí sinh trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng ở mỗi câu hỏi vào bài làm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Lưu huỳnh đioxit (SO2) thuộc loại:
A. oxit bazơ. 	 	B. oxit trung tính. 	C. oxit axit. 	D. oxit lưỡng tính.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. HCl. 	B. KOH.	C. NaNO3	D. NaCl
Câu 3: Dung dịch HCl tác dụng được với chất nào sau đây?
A. NaOH. 	B. NaCl.	C. BaCl2.	D. CuCl2
Câu 4: Axít axít axetic có công thức phân tử là?
A. C2H6	B. C2H5OH	C. C6H12O6 	D. CH3COOH
Câu 5: Chất nào sau đây làm mất màu brom?
A. CO2.	B. C2H5OH.	C. CH4	. 	D. C2H2	
Câu 6: Hoà tan 10 gam NaOH vào 40 gam H2O thu được dung dịch NaOH có nồng độ phần trăm là:
A. 5%	B. 10%	C. 15%	D. 20%
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Hoàn chỉnh chuổi biến hoá sau:
 Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al(SO4)3
Câu 2: (2,0 điểm) Cho 6 g bột kim loại Mg nguyên chất phản ứng vừa đủ với 250g dung dịch HCl. 
	a. Viết phương trình phản ứng và tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
	b. Tính khối lượng HCl đã phản ứng và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 3: (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng
 nhau và bằng 4,48 lít (khí CO2 và hơi nước đều ở đktc)
	a. Viết phương trình đốt cháy A dạng tổng quát. Tính khối lượng CO2 và H2O tạo thành.
	b. Tìm công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 14.
	c. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư. So sánh khối lượng dung dịch sau 
 phản ứng với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.
(Cho Mg: 24; Ca: 40; C: 12; O: 16; Cl: 35,5; H: 1)
HẾT.
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 6 - 2008
MÔN: HOÁ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Thí sinh trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng ở mỗi câu hỏi vào bài làm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Mã đề
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
18
C
B
A
D
D
D
19
B
B
A
A
D
C
20
C
C
D
B
C
A
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) (Áp dụng cho cả 3 mã đề - Viết đúng mỗi phương trình phản ứng 0,5đ)
4Al + 3O2 -> 2Al2O3
Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2O
AlCl3 + 3NaOH -> Al(OH)3 + 3NaCl
2Al(OH)3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 6H2O
Mã đề
Câu 2: (2,0 điểm)
Điểm
Câu 3: (3,0 điểm)
Điểm
18
a. Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
Tính được số mol Mg = 6/24 = 0,25(mol)
Tính được số mol H2 = số mol Mg = 0,25
=> Thể tích H2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.
b. Tính được số mol HCl gấp đôi số mol Mg bằng 0,5 mol. 
Tính được MHCl = 0,5.36,5 = 18,25g 
=> C%HCl = 18,25.100/250 = 7,3%
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
a. Viết được pt đốt cháy A dạng tổng quát: 
 CxHy + (x+y/4)O2 -> xCO2 + y/2H2O (1)
Tính được số mol H2O = số mol CO2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)
=> Khối lượng H2O sinh ra = 0,2.18 = 3,6g
 Khối lhượng CO2 sinh ra = 0,2.44 = 8,8g
b. Nêu được CTPT của A có dạng CxH2x
 Tính được MA = 14.2 = 28
 Xác định được x = 2 
 Xác định được CTPT của A là C2H4
c. Khi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì xảy ra phản ứng sau: 
 CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3¯ + H2O (2) 
 0,2 mol 0,2 mol
Khối lượng H2O + khối lượng CO2 = 3,6 + 8,8 = 12,4g làm cho khối lượng dung dịch tăng 12,4g.
Khối lượng CaCO3¯ = 0,2.100 = 20g làm cho khối lượng dung dịch giảm 20g.
=> Khối lượng dung dịch sau phản ứng nhẹ hơn khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là: 20 - 12,4 = 7,6g
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
19
a. Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
Tính được số mol Mg = 18/24 = 0,75(mol)
Tính được số mol H2 = số mol Mg = 0,75
=> Thể tích H2 = 0,75.22,4 = 16,8 lít.
b. Tính được số mol HCl gấp đôi số mol Mg bằng 1,5 mol. 
Tính được MHCl = 1,5.36,5 = 54,75g 
=> C%HCl = 54,75.100/500 = 10,95%
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
a. Viết được phương trình đốt cháy A dạng tổng quát: 
 CxHy + (x+y/4)O2 -> xCO2 + y/2H2O (1)
Tính được số mol H2O = số mol CO2 = 17,92/22,4 = 0,8 (mol)
=> Khối lượng H2O sinh ra = 0,8.18 = 14,4g
 Khối lhượng CO2 sinh ra = 0,8.44 = 35,2g
b. Nêu được CTPT của A có dạng CxH2x
 Tính được MA = 14.2 = 28
 Xác định được x = 2 
 Xác định được CTPT của A là C2H4
c. Khi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì xảy ra phản ứng sau: 
 CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3¯ + H2O (2) 
 0,8 mol 0,8 mol
Khối lượng H2O + khối lượng CO2 = 14,4 + 35,2 = 49,6g làm cho khối lượng dung dịch tăng 49,6g.
Khối lượng CaCO3¯ = 0,8.100 = 80g làm cho khối lượng dung dịch giảm 80g.
=> Khối lượng dung dịch sau phản ứng nhẹ hơn khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là: 80 - 49,6 = 30,4g
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
20
a. Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
Tính được số mol Mg = 2,4/24 = 0,1(mol)
Tính được số mol H2 = số mol Mg = 0,1 mol
=> Thể tích H2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
b. Tính được số mol HCl gấp đôi số mol Mg bằng 0,2 mol. 
Tính được MHCl = 0,2.36,5 = 7,3g 
=> C%HCl = 7,3.100/50 = 14,6%
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
a. Viết được phương trình đốt cháy A dạng tổng quát: 
 CxHy + (x+y/4)O2 -> xCO2 + y/2H2O (1)
Tính được số mol H2O = số mol CO2 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)
=> Khối lượng H2O sinh ra = 0,5.18 = 9g
 Khối lhượng CO2 sinh ra = 0,5.44 = 22g
b. Nêu được CTPT của A có dạng CxH2x
 Tính được MA = 14.2 = 28
 Xác định được x = 2 
 Xác định được CTPT của A là C2H4
c. Khi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì xảy ra phản ứng sau: 
 CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3¯ + H2O (2) 
 0,5 mol 0,5 mol
Khối lượng H2O + khối lượng CO2 = 9 + 22 = 31g làm cho khối lượng dung dịch tăng 31g.
Khối lượng CaCO3¯ = 0,5.100 = 50g làm cho khối lượng dung dịch giảm 80g.
=> Khối lượng dung dịch sau phản ứng nhẹ hơn khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là: 50 - 31 = 19g
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDE DHC HOA VAO LOP 10 THPT2008 QB.doc