Đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn: Ngữ văn năm học 2006-2007

Đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn: Ngữ văn năm học 2006-2007

A. VĂN - TIẾNG VIỆT (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

Câu 2 (1 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm):

- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

- Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

B. LÀM VĂN (7 điểm)

Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn: Ngữ văn năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
MÔN: NGỮ VĂN
 NĂM HỌC 2006-2007
 Thêi gian lµm bµi: 120 phót(kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
A. VĂN - TIẾNG VIỆT (3 điểm) 
Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). 
Câu 2 (1 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm): 
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma, 
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. 
- Dễ dàng là thói hồng nhan, 
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều. 
B. LÀM VĂN (7 điểm) 
Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN VĂN 
MÔN: NGỮ VĂN
 NĂM HỌC 2007-2008
 Thêi gian lµm bµi: 150 phót(kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1 (2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). 
Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: 
Nao nao dòng nước uốn quanh, 
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. 
Sè sè nấm đất bên đường, 
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. 
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) 
Câu 3 (4 điểm): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh không viết quá một trang giấy) 
Câu 4 (12 điểm): Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
thi tuyển sinh THPT 
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN VĂN.
MÔN: NGỮ VĂN
 NĂM HỌC 2002-2003
 Thêi gian lµm bµi: 150 phót(kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Phần I(4 điểm) 
1.Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết: 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng 
và ở cuối bài,nhà thơ bày tỏ nguyện ước: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Theo em, những hình ảnh nào là ẩn dụ? Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. 
2.Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt NAm. Hãy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó,nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương đoàn kết của người Việt Nam(Ghi rõ tên tác giả,tác phẩm). 
Phần II(6 điểm): 
1.Một bài thơ trong sách văn học 9 có câu: 
Làn thu thuỷ,nét xuân sơn 
a)Hãy chép 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. 
b)Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác??? 
Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ. 
2.Từ "Hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn viết sai thành từ"buồn".Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. 
3.Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ đó,một học sinh có câu:Khác với Thuý Vân,Thuý Kiều mang một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" về cả tài lẫn sắc. 
 a)Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng phân hợp thì đoạn văn ấy mang đề tài gì? 
 b)Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng từ tám đến mười câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định.Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập(gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó)
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN VĂN 
MÔN: NGỮ VĂN
 NĂM HỌC 2004-2005
 Thêi gian lµm bµi: 150 phót(kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Phần I (7 điểm): Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu Ta làm con chim hót 1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên. 2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa nhu thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ? 3. ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ"Tôi", nhung ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy? 4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nuớc, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. 
Phần II( 3 điểm) Duới đây là một phần của truyện ngắn "Làng'( Kim Lân): 
-Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu. -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ; -Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: -à, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.Ông nói thủ thỉ: -ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. (Sách Văn học 9, tập hai-NXB Giáo dục. Sách Ngữ văn 9 thí điểm, tập một-NXB Giáo dục) 1.Qua đoạn đói thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này nhu thế nào? 2.[/b]Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn huớng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu'??? 3.[/b]Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt nam đã được học, viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAN TUYEN VAO 10.doc