Giáo án Bám sát Đại số 10: Ôn tập chương II (tt)

Giáo án Bám sát Đại số 10: Ôn tập chương II (tt)

Tiết BS 14 ÔN TẬP CHƯƠNG II(tt)

I. MỤC TIÊU:

Biết tìm tập xác định của một hàm số, xét tính chẵn lẻ, xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, bậc hai.

Lập được phương trình đường thẳng và phương trình Parabol.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Chuẩn bị sẵn 1 số bài tập để đưa ra câu hỏi cho học sinh.

Học sinh: Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở chương II và chuẩn bị lời giải các bài tập chương II.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Dùng phương pháp gợi mở - vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen kết hợp nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1377Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bám sát Đại số 10: Ôn tập chương II (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết BS 14	ÔN TẬP CHƯƠNG II(tt)
I. MỤC TIÊU:
Biết tìm tập xác định của một hàm số, xét tính chẵn lẻ, xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, bậc hai.
Lập được phương trình đường thẳng và phương trình Parabol.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chuẩn bị sẵn 1 số bài tập để đưa ra câu hỏi cho học sinh.
Học sinh: Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở chương II và chuẩn bị lời giải các bài tập chương II.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Dùng phương pháp gợi mở - vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen kết hợp nhóm.
IV/ HOAÏT ÑOÄNG DẠY VAØ HOÏC :
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Giáo viên nêu một số dạng hàm số và yêu cầu học sinh lên bảng ghi điều kiện xác định của từng hàm số:
1) y = 2) y = 3) y = 4) y = 
b) Thế nào là một hàm số chẵn? Hàm số lẻ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm tập xác định.
BT1: Tìm tập xác định và xét tính chẵn lẽ các hàm số sau:
a) y = 3x4 – 4x2 + 1	a) y = 3x3 – 4x	 b) 	
c) y = - 	d) 	e) 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
-Thảo luận nhóm.
- Học sinh lên bảng làm bài tập 1.
- Nhận xét bài giải.
- Ghi nhận kết quả đúng.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Thông qua phần trả lời nhắc lại tập xác định và các bước xét tính chẵn lẻ của một hàm số.
Hoạt động 2: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
BT2: Xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:
	a) y = 2x – 4 	b) y = 3 – x 	c) y = 3	
d) y = - 2	e) 	 	f) 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Trả lời câu hỏi.
- HS lên bảng vẽ đồ thị.
- Học sinh nhận xét kết quả bài làm.
- Rút kinh nghiệm.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Thông qua phần trả lời nhắc lại Định lý về sự biến thiên của HS bậc nhất.
- Các trường hợp đặc biệt //Ox, //Oy.
- HS chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Hoạt động 3: Lập phương trình đường thẳng y = ax + b.
BT3: Viết phương trình đường thẳng trong các trường hợp sau:
a) Đi qua 2 điểm A(-1;3) và B(2; 7)
b) Đi qua A(-2;4) và song song song với đường thẳng y = 3x – 4.
c) Đi qua B(3;-5) và song vuông góc với đường thẳng x + 3y -1 = 0.
d) Đi qua giao điểm của 2 đường thẳng y = 2x + 1 và y = - x + 6 và có hệ số góc đường thẳng bằng 10.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 - HS lên bảng vẽ hình.
- Trả lời từng câu hỏi.
- 1 học sinh lên bảng làm câu a.
- H/s khác nhận xét.
- Cả lớp cùng làm bài vào tập.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Hướng dẫn HS cách xác định phương trình đường thẳng cần phải xác định 2 hệ số a và b trong phương trình y = ax + b. Trong đó a được gọi là hệ số góc của đường thẳng.
- Hướng dẫn xác định giao điểm của 2 đường thẳng ( hoặc 2 đường bất kỳ).
V. Củng cố: 
Cách tìm tập xác định, xét tính chẵn lẻ của một hàm số và lập phương trình đường thẳng. Dặn dò những sai sót khi giải bài tập.
Bài tập về nhà: 
1. Tìm tập xác định của các hàm số: a) y = 	b) y = 
2. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số : a) y = 	b) 
3. Viết phương trình đường thẳng (d) trong các trường hợp sau:
a) Đi qua 2 điểm A(-3; 2) và B(-2; 5)
b) Đi qua A(-1; 4) và song song song với đường thẳng y = 4x – 3.
c) Đi qua B(-3; 5) và song vuông góc với đường thẳng x + y -1 = 0.
Tiết BS 15	ÔN TẬP CHƯƠNG II(tt)
I. MỤC TIÊU:
Biết khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai, lập được phương trình Parabol khi biết một số điều kiện cho trước, giải được một số bài tập về tọa độ giao điểm có liên quan đến bậc nhất và bậc hai.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chuẩn bị sẵn 1 số bài tập và câu hỏi.
Học sinh: Chuẩn bị máy tính bỏ túi để giải phương trình và hệ phương trình.
III. HOAÏT ÑOÄNG DẠY VAØ HOÏC :
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Cho Parabol y = ax2 + bx + c. Hãy ghi lại công thức tính tọa độ đỉnh và trục đối xứng.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
BT1. Cho hàm số : y = x2 – 4x + 3
a. Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị (P) của hàm số.
b. Tìm tọa độ giao điểm của (P) và đường thẳng (D): y = x + 3 . 
 Vẽ đường thẳng này trên cùng hệ trục của (P)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Học sinh lên bảng giải bài tập 1 câu a.
- Học sinh khác giải câu b.
- Học sinh khác nhận xét.
- Ghi nhận kết quả đúng.
- Cả lớp cùng chép vào tập.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Thông qua phần trả lời nhắc lại Định lý về sự biến thiên của HS bậc hai.
- Hướng dẫn xác định giao điểm của 2 đường thẳng ( hoặc 2 đường bất kỳ).
Hoạt động 2: Tìm hàm số bậc hai.
BT2: Cho hàm số y = ax2 + bx + c có đồ thị là (P) . 
Tìm a , b , c biết (P) đi qua 3 điểm A(1;0) , B(2;8) , C(0; - 6) 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- H/s lên bảng làm bài tập.
- H/s thay đúng các tọa độ x, y vào phương trình 
y = ax2 + bx + c 
- H/s dùng máy tính để giải hệ phương trình.
- Cả lớp cùng kiểm tra kết quả.
- Rút ra kết luận cuối cùng.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Hướng dẫn tìm phương trình của Parabol.
Hoạt động 3: Củng cố tương quan giữa đồ thị (P) và đường thẳng (d)
BT3: Cho hàm số 
a) Khảo sát và vẽ đồ thị (P) của hàm số.
b) Biện luận theo k số nghiệm của phương trình: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Học sinh lên bảng lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số trên.
- Tất cả học sinh phải vẽ đúng đồ thị.
- Học sinh khá làm câu b. Cả lớp cùng chú ý theo dõi.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Yêu cầu cả lớp cùng làm bài tập.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Biện luận bằng phương pháp đồ thị hoặc bằng phương pháp Đại số.
IV. Củng cố và dặn dò: 
Thông qua các dạng bài tập đã giải ở trên, giáo viên nhắc lại những kiến thức cơ bản khi vẽ đồ thị và tìm parabol.
Bài tập về nhà: 
BT1. Cho hàm số : y = x2 + 2x - 3
a. Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị (P) của hàm số.
b. Tìm tọa độ giao điểm của (P) và đường thẳng (D): y = - x + 2 . 
Vẽ đường thẳng này trên cùng hệ trục của (P)
BT2: Cho hàm số y = ax2 + bx + c có đồ thị là (P) . 
Tìm a , b , c biết (P) đi qua 3 điểm A(2;-1 ) , B(1;0) , C(0; 3). 

Tài liệu đính kèm:

  • docBam sat On tap chuong II DS10.doc