I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ:
+ Năng lực nhận thức công nghệ:
Nêu được các khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.
Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
+ Năng lực đánh giá công nghệ: Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công nghệ tới đời sống con người và môi trường.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
2. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ BÀI 1: KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển năng lực - Năng lực công nghệ: + Năng lực nhận thức công nghệ: Nêu được các khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng. Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội + Năng lực đánh giá công nghệ: Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công nghệ tới đời sống con người và môi trường. - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu. 2. Phẩm chất - Phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Máy tính, máy chiếu (nếu có) Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong Bài 1. 2. Đối với học sinh: Đọc trước bài trong SGK. Đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu về khoa học, kĩ thuật, công nghệ b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong bài: Hãy so sánh đời sống của người nguyên thuỷ với đời sống của con người hiện nay và cho biết đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong bài: Hãy so sánh đời sống của người nguyên thuỷ với đời sống của con người hiện nay và cho biết đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân STT Các mặt của đời sống Người nguyên thuỷ Con người hiện nay 1 Điều kiện ăn, ở Ăn sống, ở trong hang đá, lều, chòi, trên cây, Ăn chín, ở nhà cao tầng, nhà biệt thự, nhà bê tông, nhà ngói 2 Phương tiện truyền thông Tín hiệu trống, khói lửa, người đưa tin Sách, báo, tạp chí, Điện thoại cố định, điện thoại di động, ti vi, đài phát thanh 3 Tri thức khoa học Hầu như không có Hệ thống tri thức khoa học phát triển, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Nhiều ngành kĩ thuật, công nghệ phát triển với trình độ cao. 4 .. .. - Nguyên nhân gây ra sự khác biệt là nhờ các phát minh, khám phá khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Bắt đầu với việc phát minh ra lớn, con người biết nấu chín thức được phát minh ra đồ đồng, đồ sắt, chất nổ, giấy, vải, máy hơi nước, điện,... - GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, để biết được vai trò, ứng dụng của khoa học công nghệ như thế nào, chúng ta tìm hiểu Bài 1: Khoa học, kĩ thuật và công nghệ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về khoa học, kĩ thuật, công nghệ a. Mục tiêu: Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Nhóm 1: Hãy kể tên các môn học thuộc về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội? Nêu khái niệm khoa học. + Nhóm 2: Các sản phẩm ở hình 1.1 thuộc lĩnh vực kĩ thuật nào? Hãy kể tên một số lĩnh vực kĩ thuật khác mà em biết. + Nhóm 3: Hãy cho biết hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ nào. Kể tên một số lĩnh vực công nghệ khác mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS: 1. Các môn thuộc về khoa học tự nhiên Vật lí, Hoá học, Sinh học. Các môn thuộc về khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật... 2. Sản phẩm ở hình 1.1 thuộc về lĩnh vực kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện. Một số kĩ thuật khác: kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật cầu, đường, kĩ thuật điện tử, kể thuật hàng không, kĩ thuật máy tính,... 3. Hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ cơ khí (công nghệ hàn) và công nghệ sinh học. Một số lĩnh vực công nghệ khác: công nghệ luyện kim, công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ gia công áp lực, công nghệ sản xuất điện năng,... - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV mở rộng: Em có biết: Người nghiên cứu khoa học được gọi là nhà khoa học. Ngay từ thời Cổ đại, thế giới đã có những nhà khoa học nổi tiếng như: Pithapore (580 - 500 Tr.CN), Euclide (330 - 275 Tr.CN) Archimedes (287 212 Tr.CN). Cho đến bây giờ, những định lí, định luật của các nhà khoa học này vẫn còn nguyên giá trị, được sử dụng trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Em có biết: James Watt (1736 1819) là nhà khoa học người Anh đã phát minh ra động cơ hơi nước, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bắt đầu kỉ nguyên cơ khí hoá. I. Khái niệm 1. Khoa học - Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. - Khoa học thường được chia ra hai nhóm: + Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. + Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và con người. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. - Kĩ thuật được chia thành nhiều lĩnh vực như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật xây dựng, kỹ thuật điện điện tử, kỹ thuật hoá học,. 3. Công nghệ - Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp. - Công nghệ có thể được phân loại theo lĩnh vực khoa học (công nghệ hoá học, công nghệ sinh học,....), theo lĩnh vực kĩ thuật (công nghệ cơ khí, công nghệ xây dựng, công nghệ điện,...). Hoạt động 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ a. Mục tiêu: Nêu được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II trong SGK và trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II trong SGK và thảo luận nhóm (4 HS) theo kĩ thuật khăn trải bàn trả lời câu hỏi: Dựa vào sơ đồ hình 1.3, hãy trình bày mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Lấy ví dụ minh hoạ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Mối liên hệ giữa khoa học và kĩ thuật: Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của lã thuật. Ngược lại, kỹ thuật phát triển lại giúp khoa học tiểu bộ hơn. Ví dụ: Nhờ có các kiến thức khoa học về vật lí, quang học, người ta đã chế tạo ra các kính hiển vi điện tử có độ phóng đại lên đến hàng triệu lần. Kính hiển vi điện tử giúp khoa học nghiên cứu được các cấu trúc siêu nhỏ, các gen, các vi rút,... + Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ: Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, các công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển. Ví dụ: Kĩ thuật vật liệu điện tử phát triển, giúp công nghệ thông tin phát triển. Ngược lại, công nghệ thông tin phát triển, tạo ra các công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ truyền thông Internet kết nối vạn vật (IoT) giúp cho kĩ thuật điều khiển tự động, điều khiển thông minh phát triển. + Mối liên hệ giữa kĩ thuật và công nghệ: Kỹ thuật phát triển thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ mới lại giúp kỹ thuật phát triển. Ví dụ: Công nghệ vật liệu chế tạo ra vật liệu titan nhẹ, siêu bền. Vật liệu này giúp thiết kế, chế tạo những con tàu vũ trụ có thể bay xa hơn; giúp cho khoa học vũ trụ phát triển hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Khoa học, kỹ thuật và công nghệ có mối liên hệ trong hỗ chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. 2. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ - Mối liên hệ giữa khoa học và kĩ thuật: Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của lã thuật. Ngược lại, kỹ thuật phát triển lại giúp khoa học tiểu bộ hơn. - Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ: Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, các công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển. - Mối liên hệ giữa kĩ thuật và công nghệ: Kỹ thuật phát triển thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ mới lại giúp kỹ thuật phát triển. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội a. Mục tiêu: Mô tả được quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, đọc mục III trong SGK thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, đọc mục III trong SGK thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Dựa vào sơ đồ hình 1.4 hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, còn người và xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Lấy ví dụ: Ví dụ: Công nghệ sản xuất điện sử dụng năng lượng hoá thạch làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng tới môi trường. Công nghệ điện mặt trời, điện gió nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió để bảo vệ môi trường. Ví dụ: Công nghệ tạo ra các sản phẩm như: bếp từ, lò vi sóng, nồi cơm điện, giúp cho việc nội trợ được đơn giản, thuận tiện. Ngược lại, nhu cầu điều khiển tự động, từ xa,... đòi hỏi công nghệ phát triển hơn, tạo ra các sản phẩm thông minh. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và kết luận: Công nghệ có quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội. Nhu cầu của xã hội và con người thúc đẩy công nghệ phát triển, công nghệ lại tác động lên tự nhiên. III. Mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội - Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiê ... trong SGK và trả lời các câu hỏi c. Sản phẩm học tập: các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (6HS/nhóm) thảo luận theo kĩ thuật khăn trải, yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Vì sao phải đánh giá công nghệ? Để đánh giả một công nghệ cần phải dựa vào những tiêu chí nào? + Hãy nêu ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả, tiêu chí độ tin cậy. + Dựa vào đâu để đánh giá tính kinh tế của một công nghệ? + Nêu ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả kinh tế. + Vì sao tiêu chí môi trường đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn công nghệ? + Hãy nêu một số ví dụ về công nghệ tác động đến môi trường. + Để đánh giả và lựa chọn công nghệ thì theo em tiêu chí nào quan trọng nhất theo em tiêu chí nào quan trọng nhất? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS : + Các tiêu chí: sgk - Ví dụ, trong sản xuất điện năng có nhiều công nghệ tác động xấu đến môi trường như: Công nghệ nhiệt điện làm ô nhiễm không khí và chất thải, khi đó ở các nhà máy nhiệt điện cần có các biện pháp xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường như hệ thống lọc khí trong ống khói của nhà máy,... - Để đánh giá và lựa chọn công nghệ thì tuỳ thuộc vào nhu cầu đặt ra của mỗi người sử dụng công nghệ để đưa ra thứ tự đánh giá và ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi đánh giá công nghệ người ta vẫn ưu tiên tính hiệu quả của công nghệ đó. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV mở rộng: Máy tiện vạn năng là máy tiện có thể cắt gọt được nhiều loại bề mặt của các chi tiết cơ khí khác nhau, trong đó các thông số cắt gọt được người công nhận điều chỉnh bằng tay. Máy tiện CNC là máy tiện tự động điều khiển theo chương trình số, trong đó trình tự gia công và các thông số cắt gọt được thực hiện tự động thông qua các lệnh điều khiển trong chương trình đã được lập trình trước trên máy. 1. Các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ - Đánh giá công nghệ để lựa chọn, điều chỉnh và kiểm soát công nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ. - Để đánh giá công nghệ cần dựa vào bốn tiêu chí cơ bản, đó là: hiệu quả, độ tin cậy, tính kinh tế, môi trường. - Tiêu chí hiệu quả: Ví dụ, so sánh công nghệ dệt thủ công và công nghệ dệt bằng máy: Công nghệ dệt bằng máy sẽ cho năng suất cao hơn, chất lượng đồng đều hơn nên có hiệu quả cao hơn. - Tiêu chí độ tin cậy: Ví dụ, so sánh giữa công nghệ tiện trên máy tiện vạn năng và trên máy tiện CNC: khi sử dụng máy tiện CNC, người vận hành sau khi được đào tạo về chuyên môn thì sẽ vận hành và sử dụng đơn giản, nên chất lượng sản phẩm đồng đều hơn và có độ tin cậy cao hơn. - Tính kinh tế của một công nghệ liên quan đến giá thành của công nghệ như chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng hệ thống, tuổi đời của công nghệ. - Hiệu quả kinh tế của một công nghệ liên quan đến tính kinh tế và thời gian thu hồi vốn. Ví dụ, công nghệ sản xuất ô tô trên dây chuyền sản xuất tự động mặc dù chi phí ban đầu cao nhưng có sản lượng cao, chất lượng tốt nên thời gian thu hồi vốn ngắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Tiêu chí môi trường cho biết mức độ ảnh hưởng của công nghệ đến môi trường như thế nào. Công nghệ không gây ô nhiễm hoặc ít gây ô nhiễm môi trường sẽ được ưu tiên lựa chọn. Hoạt động 2: Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ a. Mục tiêu: Giải thích được các tiêu chí cơ bản trong đánh giá sản phẩm công nghệ b. Nội dung: - Vì sao phải đánh giá sản phẩm công nghệ? - Để đánh giả một sản phẩm công nghệ người ta dựa vào những tiêu chí nào? c. Sản phẩm học tập: các tiêu chí cơ bản trong đánh giá sản phẩm công nghệ d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II trong SGK và trả lời các câu hỏi: Vì sao phải đánh giá sản phẩm công nghệ? - Để đánh giả một sản phẩm công nghệ người ta dựa vào những tiêu chí nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. 2. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ - Khi mua một sản phẩm ta cần phải đánh giá các sản phẩm cùng loại, để chọn được sản phẩm phù hợp với bản thân dựa theo các tiêu chí. - Các tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ gồm: tính năng sử dụng, độ bền, thẩm mĩ, giá thành, môi trường, dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hành. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Đánh giá được công nghệ và sản phẩm công nghệ. b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Đánh giá quạt điện ở hình 7.3. - Tiêu chí nào là quan trọng đối với em và gia đình khi lựa chọn một sản phẩm công nghệ? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời: Đánh giá chiếc quạt ở hình 7.3 theo các tiêu chí sau: + Tính năng sử dụng: Sử dụng thuận tiện, mát, các nút bấm rõ ràng. + Độ bền: Bền, chạy êm. + Giá thành: Giá thành phù hợp với chất lượng (1 800 000 VNĐ). + Thẩm mĩ: Có kiểu dáng, màu sắc đẹp, bắt mắt. + Tác động tới môi trường: Ít gây tác hại tới môi trường, không gây tiếng ồn. + Dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng: Thời hạn bảo hành lâu (2 năm). - Khi lựa chọn một sản phẩm công nghệ chúng ta có sáu tiêu chí. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mỗi người sẽ có những tiêu chí được ưu tiên khi lựa chọn. Tuy nhiên, nhìn chung mọi người sẽ đề cao hai tiêu chí: tính năng sử dụng và giá thành. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để đánh giá được sản phẩm công nghệ trong gia đình. b. Nội dung: Câu hỏi phần Vận dụng SGK c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tự chọn một sản phẩm công nghệ mà gia đình em đang có để đánh giá. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án. - GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày. - GV hướng dẫn HS lập bảng đánh giá đánh giá theo 6 tiêu chí với mức độ ưu tiên qua các hệ số, tiêu chí ưu tiên sẽ có hệ số cao. Ví dụ, bảng đánh giá với các hệ số của các tiêu chí như sau: Tiêu chí (hệ số) Sản phẩm lựa chọn Tốt (10đ) Khá (8 đ) Trung bình (6đ) Điểm đánh giá 1. Tính năng sử dụng (2) 2. Độ bền (2) 3. Thẩm mĩ (1) 4. Giá thành (3) 5. Môi trường (1) 6. Dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng (1) Tổng số điểm đánh giá Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà Xem lại kiến thức đã học ở bài 7 Xem trước nội dung bài 8. Ngày soạn:// Ngày dạy:// ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ I. MỤC TIÊU 1. Phát triển năng lực - Năng lực công nghệ: Năng lực nhận thức công nghệ: Hệ thống hoá kiến thức đã học, - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày được các kiến thức đã học. 2. Phẩm chất - Phẩm chất: Chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động ở lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Máy tính, máy chiếu (nếu có) Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức 2. Đối với học sinh: Đọc trước bài trong SGK. Đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi mở vào bài học. b. Nội dung: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức của chủ đề và khqias quát lại kiên thức đã học. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức của chủ đề và khqias quát lại kiên thức đã học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát. Gợi ý trả lời: HS tổng hợp lại các mục tên ở Chủ đề 2 bài trong SGK. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số nhóm HS trình bày kết quả. -Nhóm HS khác nhận xét và bổ sung câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức a. Mục tiêu: Hệ thống hoá các nội dung kiến thức đã được học theo sơ đồ. b. Nội dung: GV chia nhóm HS để thảo luận và hoàn thành sơ đồ hệ thống hoá kiến thức. c. Sản phẩm học tập: sơ đồ kiến thức d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia nhóm HS để thảo luận và hoàn thành sơ đồ hệ thống hoá kiến thức. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Sơ đồ hệ thống kiến thức chủ đề 2 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học ở chủ đề Đổi mới công nghệ b. Nội dung: Câu hỏi trong SGK c. Sản phẩm học tập: Đáp án Câu hỏi trong SGK. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 1. Nêu nội dung cơ bản, vai trò và đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp 2. Các phát minh khoa học có ý nghĩa như thể nào đối với các cuộc cách mạng công nghiệp 3. Hãy kể tên một số công nghệ mới, nếu bản chất và ứng dụng của các công nghệ đó. 4. Đánh giá một công nghệ ta cần đưa vào những tiêu chí nào? 5. Đánh giá sản phẩm công nghệ cần dựa vào những tiêu chỉ nào? 6. Hãy đánh giá về một sản phẩm công nghệ mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời: Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. *Hướng dẫn về nhà Xem lại kiến thức đã học ở bài Xem trước nội dung bài 8
Tài liệu đính kèm: