Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1 đến 11

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1 đến 11

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.

- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

2. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ: khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng; mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

 

docx 177 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẦY CÔ KHÔNG ĐƯỢC CHIA SẺ GIÁO ÁN NÀY LÊN FACE, NHÓM ZALO, NẾU VI PHẠM BÊN MÌNH SẼ NGỪNG BÀN GIAO CÁC PHẦN TIẾP THEO. HẠNH TÍN
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ
BÀI 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.
- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
2. Phát triển năng lực
- Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ: khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng; mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
- Năng lực chung: 
Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
2. Phát triển phẩm chất
Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu công nghệ
Có thái độ học tập tích cực để tìm hiểu công nghệ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
Sơ đồ, tranh ảnh SGK,
2. Đối với học sinh:
Đọc trước bài trong SGK. 
Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b. Nội dung: Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình 1.1, yêu cầu: Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:
Sản phẩm công nghệ có trong hình: hệ thống điện năng lượng mặt trời, quạt tuabin gió, thái dương năng
Sản phẩm công nghệ có vai trò quan trọng đối với con người. Đó là:
Mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người.
Làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.
Tạo ra hệ thống sản xuất thông minh, hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực.
- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều các sản phẩm công nghệ được sử dụng và có vai trò quan trọng trong đời sống con người.Vậy công nghệ và đời sống có đặc điểm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Công nghệ và đời sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khoa học
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu khái quát về khoa học
b. Nội dung: quan sát hình 1.2, em hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với các nhà khoa học.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm khoa học, các lĩnh vực và thành tựu của khoa học tự nhiên với con người.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: quan sát hình 1.2, em hãy cho biết phát minh nổi bật tưởng ứng với các nhà khoa học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS:
Issac Newton: Phát hiện ra lực hấp dẫn.
Marie Curie: Tìm ra nguyên tố phóng xạ Polonium.
Louis Pasteur: Phát hiện nguyên lý tiêm chủng, lên men vi sinh.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV mở rộng thêm: 
Một số phát minh khác về khoa học tự nhiên:
Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711 - 1765) định luật bảo toàn vật chất và chuyển động, thuyết nhiệt động học phân tử,...
Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907): định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học... 
Albert Einstein (1879 - 1955) thuyết tương đối, thuyết lượng tử,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV kết nối nghề nghiệp: Nhà khoa học là người làm công tác nghiên cứu khoa học với các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, phục vụ cho mọi mặt đời sống của con người.
I. Khái quát về khoa học, kĩ thuật, công nghệ
1. Khoa học
- Khoa học là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. 
- Các lĩnh vực: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học và Khoa học Trái Đất. 
- Những thành tựu:
Nâng cao hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng và các quy luật của tự nhiên 
Ứng dụng để giải quyết các vấn để trong thực tiễn, tạo dựng môi trường sống cho con người, định hình cho sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về kĩ thuật
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu khái quát về kĩ thuật
b. Nội dung: Quan sát Hình 1.3 và cho biết: 
- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?
- Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? 
- Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?
c. Sản phẩm học tập: khái niệm, các lĩnh vực và kết quả của nghiên cứu kĩ thuật
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 1.3 và cho biết: 
- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?
- Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? 
- Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Đại diện HS trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: 
Vấn đề cần giải quyết: Kéo vật nặng.
Vấn đề được giải quyết bằng cách dùng ròng rọc cố định.
Cơ sở khoa học: Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Tình huống 2: 
Vấn đề cần giải quyết: Di chuyển vật nặng.
Vấn đề được giải quyết bằng cách dùng một thanh cứng để làm đòn bẩy.
Cơ sở khoa học: Vật rắn được sử dụng làm điểm tựa để giảm bớt sự độ lớn của lực khi nâng hoặc di chuyển vị trí của vật nặng.
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV mở rộng: Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc... hoặc các thiết bị dùng làm vũ khí công thành như móc Archimedes, súng thần công, máy bắn đá, máy bắn tên,..
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
- GV kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư là người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật. Họ có kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, có tư duy thiết kế, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
- Kết quả của nghiên cứu kĩ thuật góp phần tạo ra các giải pháp, sản phẩm, công nghệ mới. Nhờ có kĩ thuật, các nguyên lí khoa học được ứng dụng trong thực tiễn biểu hiện qua các thiết bị, máy móc hay hệ thống phục vụ nhu cầu của đời sống, sản xuất, kiến tạo môi trường sống. 
- Các lĩnh vực: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật hoá học,..
Hoạt động 3: Tìm hiểu về công nghệ
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu khái quát về công nghệ
b. Nội dung: Quan sát Hình 1.4, em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.
c. Sản phẩm học tập: khái niệm công nghệ, cách phân chia công nghệ, vai trò của công nghệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trong 3 phút: Quan sát Hình 1.4, em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, thảo luận theo cặp, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Đại diện các cặp đôi trả lời
a. Phương pháp địa canh
Là kĩ thuật trồng cây cần đất. Cây hút chất dinh dưỡng từ đất, phân bón.
Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ làm.
Nhược điểm: 
Tốn công sức, cây trồng cần được theo dõi, chăm sóc thường xuyên.
Tốn nước tưới.
Phụ thuộc vào phân bón, vào môi trường.
b. Phương pháp thủy canh
Là kĩ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng vào hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng (dung dịch thủy canh). 
Ưu điểm:
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đều được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng cụ thể.
Kĩ thuật này không dùng đất nền có thể triển khai tại gia đình, ở những vùng đất khô cằn hay hải đảo xa xôi...
Cho năng suất cao, rút ngắn thời gian trồng trọt.
Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, do đó sản phẩm đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: 
Chỉ có hiệu quả cao với các loại rau, quả ngắn ngày, khó áp dụng với cây lương thực và cây ăn quả.
Vốn đầu tư cao đối với các mô hình lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để sản xuất có hiệu quả; điều này gây cản trở cho việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà.
c. Phương pháp khí canh
Là kĩ thuật trồng cây trong môi trường kín hoặc bán kín, không sử dụng đất. Đặc điểm của phương háp này là bộ rễ cây lơ lửng trong không khí, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng với áp suất cao tạo nên các hạt sương bám vào bộ rễ.
Ưu điểm:
Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng trọt, hơn cả phương pháp thủy canh.
Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao hơn nhiều so với kĩ thuật trồng cây truyền thống.
Chủ động được nguồn dinh dưỡng, không ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, tạo ra nguồn sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn cho người sử dụng.
Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại.
Nhược điểm:
Đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao.
Chi phí vận hành, sửa chữa khá lớn.
Điện năng yêu cầu sử dụng cho hệ thống là bắt buộc và khá nhiều.
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV mở rộng: Công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D là những công nghệ đột phá và là nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
GV cho HS xem video để hiểu rõ hơn về công nghệ nano:
https://www.youtube.com/watch?v=TCn4os14mMI 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết
- GV kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư công nghệ là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài năng lực chuyên môn, họ sớm được tiếp cận với những công nghệ mới để mang lại cuộc sống tiện nghi cho con ng ...  các trục toạ độ và vật thể đã được xoay đi, không có mặt phẳng toạ độ nào song song với phương chiếu. Kết quả là hình chiếu thu được cỏ cả ba chiều kích thước, đó là hình chiếu trục đo.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV có thể kết luận về hình chiếu trục đo: Hình chiếu trục đo cũng là một loại hình chiếu. Cần chọn phương chiếu và mặt phẳng hình chiếu thoả mãn: l không song song với P và không song song với mặt phẳng toạ độ nào.
2. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo
Hình chiếu trục đo được xây dựng như sau (Hình 11.2)
- Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể, với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng và cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ theo hướng l lên mặt phẳng hình chiếu P (l không song song P và không song song với mặt phẳng toạ độ nào). Kết quả trên mặt phẳng P nhận được một hình chiếu của vật thể và hệ toạ độ Ox'y'z'. Hình chiếu đó gọi là hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể.
- Các trục O’x’, O’y’ và O’z’ gọi là các trục đo. Góc giữa các trục đo x'O'y', y'O'x'và z'O'x' gọi là các góc trục đo.
- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục toạ độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng đó. 
Theo từng trục tọa độ, có các hệ số biến dạng như sau:
p = O'A'OA là hệ số biến dạng của hệ trục O’x’
q = O'B'OB là hệ số biến dạng của hệ trục O’y’
r = O'C'OC là hệ số biến dạng của hệ trục O’z’
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu trục đo vuông góc đều
a. Mục tiêu: giúp HS nắm được các góc trục đo và các chữ số biến dạng của loại hình chiếu trục đo vuông góc đều.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động với hợp chức năng Khám phá ở trang 66 SGK.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nắm được mối quan hệ giữa phương chiếu, hệ trục toạ độ và mặt phẳng hình chiếu để hình chiếu trục đo thu được sẽ là hình chiếu trục đo vuông góc đều. 
- HS nắm được các góc trục đo và các hệ số biến dạng của loại hình chiếu trục đo vuông
- HS biết cách vẽ hình chiếu trục đo của một đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với một mặt phẳng toạ độ
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc mục II trang 65 SGK.
- GV tóm tắt các đặc điểm và các thông số của loại hình chiếu trục đo vuông góc đều. 
- GV yêu cầu: Quan sát Hình 11.6 và cho biết:
Câu 1. Phương trục dài của elip khi hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOy, yOz và zOx có vị trí tương đối thế nào so với các trục Ox', Oy' và Oz'.
Câu 2. Kích thước của trục dài và trục ngắn của elip bằng bao nhiêu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, lắng nghe GV trình bày, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Hình tròn nằm trên các mặt phẳng song song với mặt xOy thì trục dài vuông góc với Oz, hình tròn nằm trên các mặt phẳng song song với mặt yOz thì trúc dài vuông góc với Ox, hình tròn nằm trên các mặt phẳng song song với mặt 20x thủ trục dài vuông góc với Oy. Kính thước của trục dài ≈ 1,41d, của trục ngắn ≈ 0,7ld (Với d là đường kính đường tròn).
- GV bổ sung:
Có thể dùng thước elip để vẽ hình chiếu trục đo của các đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với các mặt toạ độ như sau (Hình 11.7)
- Bước 1: Xác định tâm elip
- Bước 2. Vẽ các trục dài và trục ngắn của elip. - Bước 3. Chọn elip có chỉ số bằng đường kính đường tròn, đặt thước sao cho hai trục của nó trùng với hai trục vẽ ở bước 2 và tô.
2. Cho phép dùng cách và gần đúng hình elip bằng compa. Các bước về được trình bày trên Hình 11.8.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
- Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu l vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P và các trục tọa độ Ox, Oy, Oz làm với mặt phẳng hình chiếu P các góc bằng nhau (Hình 11.4).
- Góc trục đo x'O'y' = y'O'z' = z'O'x' = 120°
Hệ số biến dạng p = q = r ≈ 0,82. Để thuận tiện cho việc dựng hình, quy ước lấy p = q = r = 1.
- Hình chiếu trục đo của hình tròn: hình chiếu trục đo vuông góc đều của những hình tròn nằm trên các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ là các hình elip có phương của trục dài khác nhau (Hình 11.6).
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình chiếu trục đo xiên góc cân
a. Mục tiêu: giúp HS nắm được các góc trục đo và các hệ số biến dạng của loại hình chiếu trục đo xiên góc cân.
b. Nội dung: Quan sát Hình 11.11 và cho biết:
+ Hình chiếu của đường tròn nằm trên mặt phẳng xOz là hình gì ?
+ Hướng trục dài của elip khi hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt xOy và yOz.
+ Kích thước của trục dài và trục ngắn?
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nắm được mối quan hệ giữa phương chiếu, hệ trục toạ độ và mặt phẳng hình chiếu để hình chiếu trục đo thu được sẽ là hình chiếu trục đo xiên góc cần.
- HS nắm được các góc trục đo và các hệ số biến dạng của loại hình chiếu trục đo xiên 
- HS biết cách vẽ hình chiếu trục đo của một đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với một mặt phẳng toạ độ
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc mục III ở trang 67 SGK.
- GV tóm tắt các đặc điểm và các thông số của loại hình chiếu trục đo xiên góc cân.
- GV đặt câu hỏi: Quan sát Hình 11.11 và cho biết:
+ Hình chiếu của đường tròn nằm trên mặt phẳng xOz là hình gì ?
+ Hướng trục dài của elip khi hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt xOy và yOz
+ Kích thước của trục dài và trục ngắn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
– GV gợi ý cách nhận biết là dựa vào góc trục đo, hệ số biến dạng và hình chiếu trục đo của một đường tròn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS:
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
II. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
- Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, mặt phẳng tọa đó xOz song song với mặt phẳng hình chiếu P, l không vuông góc với P (Hình 11.9).
- Góc trục đo x'O'z' = 90° , x'O'y'= y'O'z' = 135 
- Hệ số biến dạng p = r = 1, q = 0.5.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các bước tiến hành khi vẽ hình chiếu trục đo.
a. Mục tiêu: HS biết cách vẽ hình chiếu trục đo.
b. Nội dung: GV trình bày các bước cần thực hiện khi vẽ hình chiếu trục đo
c. Sản phẩm học tập: 
- HS biết cách vẽ hình chiếu trục đo của một điểm.
- HS nắm được các bước cần thực hiện khi vẽ hình chiếu trục đo.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình bày cách vẽ hình chiếu trục đo của một điểm.
- GV trình bày các bước cần thực hiện khi vẽ hình chiếu trục đo. GV yêu cầu HS trình bày lại.
- GV yêu cầu HS vẽ hình chiếu trục đo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các bước vẽ hình chiếu trục đo.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV hướng dẫn HS vẽ hình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
IV. Vẽ hình chiếu trục đo
1. Vẽ hình chiếu trục đo của một điểm
- Một điểm A có hình chiếu đứng là A1, hình chiếu bằng A2, thì điểm A có các toạ độ xA, yA zA được đo như trên Hình 11.13a. Hình chiếu trục đo của điểm A là điểm A có các toạ độ trục đo là x'A', y'A' z'A', với x'A'= p x xA; y'A'= q x yA; z'A'= r x zA, và được về như Hình 11.13b.
2. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể
- Bước 1. Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể. Từ các hình chiếu vuông góc đã cho, phác hoa hình dáng không gian của vật thể.
- Bước 2. Vẽ hình chiếu trục đo của hình hợp bao ngoài vật thể có kích thước dài a, rộng b và cao c đặt lên ba trục đo theo hệ số biến dạng của chúng
- Bước 3. Về các thành phần của vật thể.
Bước 4. Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk.
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát Hình 11.12 và cho biết:
1. Hình nào là hình chiếu trục đo vuông góc đều, hình nào là hình chiếu trục đo xiên góc cân? 
2. Cặp hình nào là hình chiếu trục đo của cùng một vật thể?
- GV tổ chức cho HS: Cho hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của Gối đỡ (Hình 11.18) và Đế (Hình 11.19). Hãy vẽ hình chiếu trục đo của một trong hai vật thể đó.
+ GV in sẵn đấu bài trên khổ giấy A4, có đủ khung bản vẽ, khung tên. HS vẽ thêm hình chiếu trục đo.
Chú ý: HS có thể chọn vẽ một trong hai loại hình chiếu trục đo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy luận, tìm ra đáp án bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2 bạn đứng dậy trả lời:
Luyện tập: 2, 4, 5: hình chiếu trục đo vuông góc đều; còn lại: hình chiếu trục đo xiên góc cản. Các hình 1 và 5, 2 và 6, 3 và 4 là hình chiếu trục đo của cùng một vật thể.
Thực hành:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
b. Nội dung: Câu hỏi phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Hãy vẽ hình chiếu trục đo của các đồ vật trong gia đình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến trình bày, thống nhất đáp án.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trình bày:
* Ví dụ: và hình chiếu trục đo của một cái đe từ các hình chiếu vuông góc của nó.
Bước 1: lựa chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm cho mặt phẳng cơ sở trước tiên để về một khía cạnh của thiết bị thể theo các kích cỡ đã cho.
Bước 2. Dung một phòng cơ sở thứ hai O1X1Z1, song song và cách mặt thứ nhất một khoảng đã về một sót lại của vật thể
- Hình chiếu trục đo vuông góc hầu hết của mẫu đối với khía cạnh phẳng đại lý thứ hai
Bước 3. Nội các đỉnh còn lại của hai mặt vật thể và xóa các đường thừa, đường khuất ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học. 
*Hướng dẫn về nhà
Xem lại kiến thức đã học ở bài 11
Xem trước nội dung bài 12: Hình chiếu phối cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_1_den_11.docx