I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ
- Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.
- Nắm được chu trình phát triển, điều kiện sống, đặc điểm hình thái để có phương pháp phòng trừ hợp lí.
- Hình thành kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Định hướng phát triển năng lực
2.1. Các năng lực chung
2.1.1. Năng lực tự học : Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta như sâu đục thân bướm 2 chấm, sâu cuốn lá lúa, rầy nâu hại lúa, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,
2.1.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Trình bày cách tiến hành làm thí nghiệm
2.1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra kết quả.
2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Đưa ra cách nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.
2.2 . Năng lực chuyên biệt : Sưu tầm các mẫu sâu, bệnh hại lúa.
II. Mô tả mức độ nhận thức:
Ngày soạn: 20/10/2018 Tiết 18 BÀI 16. THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ - Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. - Nắm được chu trình phát triển, điều kiện sống, đặc điểm hình thái để có phương pháp phòng trừ hợp lí. - Hình thành kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp. - Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2. Định hướng phát triển năng lực 2.1. Các năng lực chung 2.1.1. Năng lực tự học : Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta như sâu đục thân bướm 2 chấm, sâu cuốn lá lúa, rầy nâu hại lúa, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, 2.1.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Trình bày cách tiến hành làm thí nghiệm 2.1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra kết quả. 2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Đưa ra cách nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. 2.2 . Năng lực chuyên biệt : Sưu tầm các mẫu sâu, bệnh hại lúa. II.. Mô tả mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa . Nhận biết được một số lọai sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. Trình bày được đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số lọai sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. Nhận biết một số lọai sâu, bệnh hại lúa qua mẫu tiêu bản, tranh ảnh. Sưu tầm các mẫu sâu, bệnh hại lúa. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV : a. Dụng cụ thí nghiệm Bắt giữ côn trùng : - Vợt - Cồn 90 độ trong Lọ nhựa 5l Thu mẫu bệnh lúa - Dao nhỏ, kéo sắc - Túi bóng kính các cỡ Phân tích mẫu - Kính lúp - Thước kẻ, bút chì, giấy không thấm - Panh, kẹp 2. Chuẩn bị của HS : - HS chuẩn bị tranh ảnh về sâu, bệnh theo hướng dẫn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong. * Kiểm tra bài cũ : - Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng? - Vì sao nói: Sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu? Hoạt động 1. Khởi động 1) Mục đích - Giúp học sinh tìm hiểu những nội dung cơ bản về một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta., nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay nhóm. 2) Nội dung - Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 4 nhóm. + Kiểm tra tranh, ảnh HS được giao chuẩn bị. + Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm thực hành. * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế về một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở địa phương và làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao. - Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc * Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. 4) Sản phẩm học tập - Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận. Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới Mục đích - Tiếp thu kiến thức mới về bài một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta, để: - Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về bài một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. -Vận dụng kiến thức về một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết ở hoạt động 1. 2) Nội dung - Quy trình thực hành - Kết quả thí nghiệm - Đánh giá kết quả * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. *Thực hiện nhiệm vụ + Tiến hành theo các bước trong SGK để làm * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Làm việc cả lớp - Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến. - “Chốt” kiến thức mới: I. Quy trình thực hành - Bước 1: Giới thiệu đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến. - Bước 2: HS quan sát mẫu vật, mô tả và điền các đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại vào bảng sgk trang 53. II. Kết quả GV: thu bảng kết quả và tự đánh giá của HS → Nhận xét và đánh giá kết quả thực hành - GV giới thiệu + Phương pháp điều tra phát hiện sâu đục thân hại lúa và rầy hại lúa (rầy nâu, rầy lưng trắng), bệnh hại lúa: chọn ruộng điều tra, xác định diện tích điều tra, ghi chép kết quả. + Chỉ tiêu điều tra: mật độ, tuổi sâu, ... * Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2 Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá . Ghi kết quả đánh giá vào vở. 4) Sản phẩm học tập - Kết quả trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. - Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện. Hoạt động 3. Luyện tập 1) Mục đích Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được. 2) Nội dung Làm bài tập về bài một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. Bệnh bạc lá Bệnh khô vằn Bệnh đạo ôn Nguyên nhân Đặc điểm gây hại Màu sắc 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau: *Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến. *Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá Ghi kết quả đánh giá vào vở. 4) Sản phẩm học tập Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. Hoạt động 4. Vận dụng Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp. 1) Mục đích Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được. 2) Nội dung- Tìm hiểu phương pháp xác định một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở địa phương. 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở địa phương. 4) Sản phẩm học tập Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng. Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau. 1) Mục đích Học sinh mở rộng hiểu biết về một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến. 2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. 3) Sản phẩm học tập Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở địa phương.
Tài liệu đính kèm: