Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 3: Sản xuất giống câu trồng

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 3: Sản xuất giống câu trồng

I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng

- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng

2. Kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.

- Rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.

3. Thái độ

 - Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm

- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực sáng tạo

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

1. Máy tính , máy chiếu, tranh trong SGK, đồ dùng dạy học

2. Giáo viên:tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK.

3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. KHỞI ĐỘNG

 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên

 2. Phương thức:

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV kiểm tra bài cũ song dẫn vào bài mới

Để có được giống mới đưa vào sản xuất đại trà phải theo cac quy trình nghiêm ngặt. Các quy trình đó thể hiện như thế nào? Ta nghiên cứu bài số 3 sản xuất GCT

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài

- Báo cáo kết quả

+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài

- Đánh giá, nhận xét

+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài

 

doc 7 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 883Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 3: Sản xuất giống câu trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Theo ppct: 3
BÀI 3
SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.
- Rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ
	- Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
1. Máy tính , máy chiếu, tranh trong SGK, đồ dùng dạy học 
2. Giáo viên:tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK.
3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên
 2. Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ
GV kiểm tra bài cũ song dẫn vào bài mới
Để có được giống mới đưa vào sản xuất đại trà phải theo cac quy trình nghiêm ngặt. Các quy trình đó thể hiện như thế nào? Ta nghiên cứu bài số 3 sản xuất GCT
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài
- Báo cáo kết quả
+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài
- Đánh giá, nhận xét
+ Học sinh lắng nghe GV dẫn vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Mục đích của công tác SX GCT
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: gọi một học sinh đọc mục I sgk. GV tóm tắt 
- Thế nào là thuần chủng? 
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ một học sinh đọc mục I sgk
- Báo cáo kết quả
GV tóm tắt
+ Duy trì , củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
+ Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
+ Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất
(độ thuần chủng của giống là nói tới kiểu gen đồng hợp của giống)
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Duy trì , củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
+ Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
+ Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất
 Hoạt động 2
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 
Yêu cầu hs quan sát hình 19 sgk và trả lời
1, Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc?
2, Tìm hiểu sgk, hãy cho biết hệ thống sản xuất hạt giống gồm những giai đoạn nào?
3, Thế nào là hạt giống SNC?
4, Nhiệm vụ vảu giai đoạn 1 là gì? Nơi nào có nhiệm vụ sản xuất hạt giống SNC?
5,Thế nào là hạt giống nguyên chủng và hạt giống xác nhận? Cơ quan nào thực hiện sản xuất hạt NC và sản xuất hạt XN?
6, Tại sao hạt SNC và hạt NC cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên ngành?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
1, Bắt đầu từ nhân hạt giống do cơ sở nhân tạo giống nhà nước cung cấp đến khi có được hạt xác nhận
2, Gồm 3 giai đoạn:
SẢN XUẤT HẠT SNC
SẢN XUẤT HẠT NC
SẢN XUẤT HẠT 
XN
SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ
GĐ 1
GĐ 2
GĐ 3
3, Là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao
4, giai đoạn 1 cso nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt SNC và do các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách thực hiện
5, Hạt nguyên chủng: là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt SNC, hạt giống xác nhận được nhân ra từ hạt NC cung cấp cho sản xuất
Các công ty và trung tâm GCT có chức năng sx hạt NC, các cơ sở nhân giống sx ra hạt XN
6, Vì đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và sự theo dõi chặt chẽ, chống pha tạp, đảm bảo duy trì và củng cố kiểu gen thuần chủng của giống
- Đánh giá, nhận xét
1, Bắt đầu từ nhân hạt giống do cơ sở nhân tạo giống nhà nước cung cấp đến khi có được hạt xác nhận
SẢN XUẤT HẠT SNC
SẢN XUẤT HẠT NC
SẢN XUẤT HẠT 
XN
SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ
GĐ 1
GĐ 2
GĐ 3
2, Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 : sx hạt giống SNC; giai đoạn 2 sản xuất hạt giống NC; giai đoạn 3: sảng xuất hạt giống XN
3, Là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao
4, giai đoạn 1 cso nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt SNC và do các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách thực hiện
5, Hạt nguyên chủng: là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt SNC, hạt giống xác nhận được nhân ra từ hạt NC cung cấp cho sản xuất
Các công ty và trung tâm GCT có chức năng sx hạt NC, các cơ sở nhân giống sx ra hạt XN
6, Vì đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và sự theo dõi chặt chẽ, chống pha tạp, đảm bảo duy trì và củng cố kiểu gen thuần chủng của giống
Hoạt động 3
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
a. Sản xuất giống ở cây tự thụ phấn
* Sơ đồ duy trì
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: GV cheo sơ đồ hình 3.2 lên bảng yêu cầu học sinh quan sát, lưu ý cac ô gạch chéo là biểu tượng cho các dòng không đạt yêu cầu nên không thụ phấn.
- hs thảo luận
1, quan sát sơ đồ hình 3.2 em hãy cho biết quy trình sản xuất GCT tự thụ phân từ hạt tác giả thường diễn ra trong mấy năm? Nhiệm vụ của từng năm tương ứng là gì ?
2, Em hãy cho biết trong sản xuất giống cây trồng đã áp dụng hình thức chọn lọc nào?
3, quan sat sơ đồ 3.3, em hãy cho biết quá trình chọn lọc ở phương thức phục tráng có gì giống và khác nhau trong quá trình chọn lọc ở phương thức duy trì?
4, nhìn vào sơ đồ, em hãy mô tả quy trình sản xuất giống cây trồng theo phương thức phục tráng. 
 - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
1, đáp án như hình 3.2 sgk
2, Chọn lọc các thể ở năm thứ 1 và năm thứ 2
3, Giống nhau: đều là chọn lọc cá thể
Khác nhau: ở phương thức phục tráng còn thực hiện chọn lọc hàng loạt( hay chọn lọc hỗn hợp) bằng thí nghiệm so sánh để có được hạt SNC, do đó thời gian sản xuất sài hơn
4, Năm thứ nhất: gieo vật liệu khởi đầu để chọn cây ưu tú, năm thứ 2 gieo hạt cây ưu tú thành dòng để chọn lấy 4-5 dòng tốt nhất; năm thứ 3: hạt các dòng tốt nhất chia làm hai: một nửa tiếp tục gieo thực hiện thí nghiệm so sánh một nửa để nhân giống sơ bộ- kết quả thu được là hạt SNC)
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
- đáp án như hình 3.2 sgk
- Chọn lọc các thể ở năm thứ 1 và năm thứ 2
- Giống nhau: đều là chọn lọc cá thể
Khác nhau: ở phương thức phục tráng còn thực hiện chọn lọc hàng loạt( hay chọn lọc hỗn hợp) bằng thí nghiệm so sánh để có được hạt SNC, do đó thời gian sản xuất sài hơn
- Năm thứ nhất: gieo vật liệu khởi đầu để chọn cây ưu tú, năm thứ 2 gieo hạt cây ưu tú thành dòng để chọn lấy 4-5 dòng tốt nhất; năm thứ 3: hạt các dòng tốt nhất chia làm hai: một nửa tiếp tục gieo thực hiện thí nghiệm so sánh một nửa để nhân giống sơ bộ- kết quả thu được là hạt SNC)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. em hãy cho biết mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng? 
Đáp án: đã có ở phần I
2. Hãy cho biết hệ thống sản xuất GCT gồm những giai đoạn nào?
Đáp án: Sản xuất hạt giống SNC, Sản xuất hạt giống NC, Sản xuất hạt giống XN
3. Vật liệu khởi đầu để sản xuất hạt giống SNC bao gồm những vật liệu nào?
Đáp án: ( hạt tác giả, giống nhaatpj nội, giống thoái hóa)
 D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Tìm đọc sách khoa học kĩ thuật hoặc tra cứu trên mạng internet, sách báo để tìm hiểu yêu cầu về sản xuất giống cây trồng.
E. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................
 Kim Sơn, ngày..tháng..năm
 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_3_san_xuat_giong_cau_trong.doc