Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 5: Thực hành Xác định sức sống của hạt - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 5: Thực hành Xác định sức sống của hạt - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ

- Biết quy trình xác định sức sống của hạt.

- Làm thành thạo các thao tác của quy trình xác định sức sống của hạt giống.

- Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận chính xác trong công việc.

- Xác định được sức sống của hạt

- Ý thức tốt trong khi làm thực hành phòng thí nghiệm. Bảo quản tốt dụng cụ trong lúc làm thực hành.

2. Định hướng phát triển năng lực

 2.1. Các năng lực chung

 2.1.1. Năng lực tự học : Biết quy trình xác định sức sống của hạt. Làm thành thạo các thao tác của quy trình xác định sức sống của hạt giống.

 2.1.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Trình bày cách tiến hành làm thí nghiệm

 2.1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra kết quả.

 2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Đưa ra cách tính tỉ lệ hạt sống

 2.2 . Năng lực chuyên biệt : Làm thí nghiệm xác định sức sống của hạt.

II. Mô tả mức độ nhận thức:

 

docx 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 678Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 5: Thực hành Xác định sức sống của hạt - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2018
Tiết 5 
BÀI 5. THỰC HÀNH 
XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ
- Biết quy trình xác định sức sống của hạt.
- Làm thành thạo các thao tác của quy trình xác định sức sống của hạt giống.
- Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận chính xác trong công việc.
- Xác định được sức sống của hạt
- Ý thức tốt trong khi làm thực hành phòng thí nghiệm. Bảo quản tốt dụng cụ trong lúc làm thực hành.
2. Định hướng phát triển năng lực 
 2.1. Các năng lực chung
 2.1.1. Năng lực tự học : Biết quy trình xác định sức sống của hạt. Làm thành thạo các thao tác của quy trình xác định sức sống của hạt giống.
 2.1.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Trình bày cách tiến hành làm thí nghiệm
 2.1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra kết quả. 
 2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Đưa ra cách tính tỉ lệ hạt sống
 2.2 . Năng lực chuyên biệt : Làm thí nghiệm xác định sức sống của hạt.
II.. Mô tả mức độ nhận thức: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Xác định sức sống của hạt
- Xác định được sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp.
- Nhận biết được giống tốt.
- Hiểu được quy trình sản xuất và đánh giá sức sống của hạt giống.
- Phân biệt được các cấp hạt giống.
Đánh giá được vai trò của giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để
 	A. Xác định sức sống của hạt. 	B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống. 
	C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt. 	D. Xác định các loại hạt giống. 
Câu 2: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là? 
	A. 87%. 	 B. 86%. 	C. 85%. 	D. 88%.
Câu 3: Chọn công thức tính tỷ lệ hạt sống?. Cho biết B là số hạt sống, C là tổng số hạt thí nghiệm
A. A%=B − C100%	B. A% =B×C100%
C. A%= =B×100% / C	D. A% =C×100%B
Câu 4: Dụng cụ nào không có trong mục chuẩn bị của bài thực hành xác định sức sống của hạt?
A. Máy đo pH	B. Hộp petri	C. Giấy thấm	D. Dao cắt hạt
Câu 5: Quy trình xác định sức sống của hạt gồm có mấy bước?
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 6: Thời gian ngâm hạt trong thuốc thử có indicago cacmanh để kiểm tra sức sống của hạt là bao nhiêu?
A. Khoảng 13 phút	B. Khoảng 5 phút	C. Khoảng 20 phút	D. Khoảng 30 phút
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV : 
- Pha chế sẵn 1 lọ thuốc thử theo hướng dẫn trong SGK.
- Chuẩn bị đủ dụng cụ. thực hành theo nội dung trong SGK (số lượng đủ cho từng HS thực hành). 
2. Chuẩn bị của HS :
- HS chuẩn bị các mẫu hạt giống theo hướng dẫn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
 * Kiểm tra bài cũ : 
- Không (kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
Hoạt động 1. Khởi động 
	1) Mục đích
- Giúp học sinh tìm hiểu những nội dung cơ bản của quy trình xác định sức sống của hạt, nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay nhóm. 
	2) Nội dung
- Tìm hiểu quy trình xác định sức sống của hạt.
 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ	
 GV chia lớp thành 4 nhóm. 
 + Kiểm tra hạt giống HS được giao chuẩn bị (Ngô, đậu, lạc)
 + Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm thực hành.
* Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế về quy trình xác định sức sống của hạt 
 ở địa phương và làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
 - Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc
* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về quy trình xác định sức sống của hạt ở của nước ta .
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận.
Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới về bài mở đầu
Mục đích
- Tiếp thu kiến thức mới về bài Xác định sức sống của hạt, để:
- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về bài Xác định sức sống của hạt ở nước ta. 
-Vận dụng kiến thức về Xác định sức sống của hạt trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết ở hoạt động 1. 
2) Nội dung 
- Quy trình thực hành
- Kết quả thí nghiệm
- Đánh giá kết quả 
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình xác định sức sống của hạt.
*Thực hiện nhiệm vụ
 + Tiến hành theo các bước trong SGK để làm 
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
 - “Chốt” kiến thức mới:
I. Quy trình thực hành 
Bước 1: Lấy một mẫu khoảng 50 hạt giống ,dùng giấy thấm lau sạch, sau đó xếp vào hộp petri.
Bước 2: Đỗ thuốc thử vào hộp petri sao cho thuốc thử ngập hạt .Ngâm hạt từ 10-15 phút
Bước 3: sau khi ngâm, lấy hạt ra, dùng giấy thấm lau sạch thuốc thử ở vỏ hạt 
Bước 4: Dùng panh kẹp chặt hạt, sau đó đặt lên tấm kính và dùng dao cắt đôi hạt và quan sát nội nhũ.
Nếu nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết 
Nếu nội nhũ không nhuộm màu là hạt sống 
Bước 5: Tính tỉ lệ hạt sống 
 Tỉ lệ hạt sống :A% = B/C.100%
Trong đó : B: Số hạt sống 
 C: Tổng số hạt thí nghiệm
II. Kết quả thí nghiệm
- Tổng số hạt thí nghiệm	
- Số hạt bị nhuộm màu(hạt chết)	
- Số hạt không bị nhuộm máu(hạt sống)
-Tỉ lệ hạt sống(%)
III.Đánh giá kết quả (SGK)
* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2
 Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá .
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập
 - Kết quả trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
 - Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện. 
 Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 - Làm bài tập về bài Xác định sức sống của hạt. 
Câu 1: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để
 	A. Xác định sức sống của hạt. 	B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống. 
	C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt. 	D. Xác định các loại hạt giống. 
Câu 2: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là? 
	A. 87%. 	 B. 86%. 	C. 85%. 	D. 88%.
Câu 3: Chọn công thức tính tỷ lệ hạt sống?. Cho biết B là số hạt sống, C là tổng số hạt thí nghiệm
A. A%=B − C100%	B. A% =B×C100%
C. A%= =B×100% / C	D. A% =C×100%B
Câu 4: Dụng cụ nào không có trong mục chuẩn bị của bài thực hành xác định sức sống của hạt?
A. Máy đo pH	B. Hộp petri	C. Giấy thấm	D. Dao cắt hạt
Câu 5: Quy trình xác định sức sống của hạt gồm có mấy bước?
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 6: Thời gian ngâm hạt trong thuốc thử có indicago cacmanh để kiểm tra sức sống của hạt là bao nhiêu?
A. Khoảng 13 phút	B. Khoảng 5 phút	C. Khoảng 20 phút	D. Khoảng 30 phút
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá 
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập
 Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài Xác định sức sống của hạt.. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung
 	- Tìm hiểu phương pháp xác định sức sống của hạt ở địa phương.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu các phương pháp xác định sức sống của hạt ở địa phương.
4) Sản phẩm học tập
 Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng. 
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
 Học sinh mở rộng hiểu biết về xác định sức sống của hạt.
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
 Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về quy trình xác định sức sống của hạt.
3) Sản phẩm học tập
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về quy trình xác định sức sống của hạt ở địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_5_thuc_hanh_xac_dinh_suc_song_c.docx