Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 6: Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 6: Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

- Hiểu được khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB.

- Hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

- Phân tích, quan sát, so sánh, khái quát hoá .

- Có ý thức tích cực bảo vệ giống cây trồng.

 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ giống tốt, quý của địa phương.

2. Định hướng phát triển năng lực

2.1. Các năng lực chung

2.1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu : - Hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

- Hiểu được khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB.

2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: - Hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.( giải thích được từng bước cần lưu ý điều gì, vì sao?

2.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói thông qua làm rõ quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

 2.1.4. Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung.

2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo: - cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- So sánh được các ưu, nhược điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.

2.2 . Năng lực chuyên biệt

- Quan sát, tìm hiểu khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB.

- Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

II. Mô tả mức độ nhận thức:

 

docx 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1081Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 6: Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/9/2018
Tiết 6 
BÀI 6. ỨNG DỤNG NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG
NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ
- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
- Hiểu được khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB. 
- Hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. 
- Phân tích, quan sát, so sánh, khái quát hoá .
- Có ý thức tích cực bảo vệ giống cây trồng. 
 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ giống tốt, quý của địa phương.
2. Định hướng phát triển năng lực 
2.1. Các năng lực chung
2.1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu : - Hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
- Hiểu được khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB. 
2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: - Hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.( giải thích được từng bước cần lưu ý điều gì, vì sao?
2.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói thông qua làm rõ quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
 2.1.4. Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung. 
2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo: - cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. 
- So sánh được các ưu, nhược điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
2.2 . Năng lực chuyên biệt
- Quan sát, tìm hiểu khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB.
- Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
II.. Mô tả mức độ nhận thức: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
- Khái niệm, cơ sở khoa học và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Ứng dụng nuôi cấy mô, tế bào trong thực tiễn.
- So sánh được các ưu, nhược điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1: Trình bày cơ sở khoa học và mục đích, ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Câu 2: Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào: vẽ sơ đồ, làm rõ từng bước trong qui trình.
Câu 3: Nêu ứng dụng nuôi cấy mô, tế bào trong thực tiễn.
Câu 4: So sánh được các ưu, nhược điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV :
- Phóng to hình 6/ sgk
2. Chuẩn bị của HS :
- Bảng phụ, SGK, vở ghi chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
* Kiểm tra bài cũ : Trả, nhận xét bài thực hành.
Hoạt động 1. Khởi động 
	1) Mục đích
- Giúp học sinh tìm hiểu những nội dung cơ bản của ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng, nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay nhóm. 
2) Nội dung
- Hiểu được khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB. 
- Hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. 
 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ	
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Bằng cách nào để tạo ra số lượng lớn giống cây trồng có kiểu gen giống nhau trong thời gian ngắn?
* Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế về giống cây trồng ở địa phương và làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
 - Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc
* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng của nước ta .
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận.
Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới 
Mục đích
- Tiếp thu kiến thức mới về bài ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng.
-Vận dụng kiến thức về ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết ở hoạt động 1. 
2) Nội dung 
- Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB. 
- Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. 
* Chuyển giao nhiệm vụ
 Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm tự nghiên cứu lí thuyết của bài học và quan sát hình hình 6 để trả lời các câu hỏi dưới đây: 
- Nhóm 1: Làm rõ khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Nhóm 2: Trinh bày cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Nhóm 3: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào gồm có những bước nào? Làm rõ từng bước? 
- Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.
Nhiệm vụ 2: Vận dụng các kiến thức lí thuyết đã nghiên cứu được để chỉnh sửa báo cáo đã viết ở hoạt động 1.
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục I, mục II, mục III trong SGK. Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
 - “Chốt” kiến thức mới:
I. Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB
* Nuôi cấy mô TB là phương pháp tách rời TB, mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô, cơ quan và phát triển thành cây mới
* Môi trường dinh dưỡng phù hợp: có đầy đủ các nguyên tố đa lượng (N, S, Ca, K, P) các nguyên tố vi lượng (Fe, B, Mo, I, ) Glucose hoặc Saccarose có thêm các chất điều hòa sinh trưởng như Auxin, Cytokinin
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
1. Tính toàn năng của tế bào
Theo quan niệm của sinh học hiện đại, mỗi TB riêng rẽ đã phân hóa đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết và đủ của cả cơ thể sinh vật đó. Khi gặp điều kiện phù hợp, mỗi TB đều có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh
2. Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào
* Kỹ thuật nuôi cấy TB là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của TBTV một cách định hướng dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa của TB trên cơ sở tính toàn năng của TBTV khi nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo và vô trùng.
III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Chọn vật liệu
Khử trùng VL
Tạo chồi
Tạo rễ
Cấy cây ra mt thích hợp
Cấy cây ra vườn ươm, cách ly
Phẩm chất tốt, NS cao, không có dấu hiệu bị bệnh, đang ở trạng thái ngủ nghỉ.
Sử dụng: Ca(OCl)2 hoặc HgCl2 hoặc H2O2 hoặc C2H5OH. Nồng độ 3 -7% trong thời gian 5 – 15’.
Nuôi cấy vật liệu trong điều kiện môi trường nhân tạo có bổ sung Auxin và Cytokinin (Cyt > Aux).
Nuôi cấy vật liệu trong điều kiện môi trường nhân tạo có bổ sung Auxin và Cytokinin (Cyt < Aux).
Giá thể là cát, đất phù sa, trấu hun, xơ dừa hoặc hỗn hợp các thành phần này theo tỷ lệ khác nhau.
Sau khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển cây ra vườn ươm.
* Ý nghĩa:
- Tạo ra một quần thể cây con đồng đều giữ nguyên đặc tính của nguyên liệu ban đầu với hệ số nhân giống cao
- Chủ động được việc sản xuất cây giống 
- Tạo ra cây con khỏe mạnh, sạch virus, có thể phục tráng giống cây trồng quý hiếm
* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2
 Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập
 - Kết quả trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
 - Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện. 
 Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 - Làm bài tập về bài ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Câu 1. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là gì? Kể tên một số ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông lâm nghiệp?
Câu 2. Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô, tế bào là:
	A. Tế bào có tính toàn năng của tế bào	B. Tế bào không thể phát triển thành cây
	C. Tế bào chỉ chuyên hóa đặc biệt	D. Mô tế bào không thể sống độc lập
Câu 3. Vật liệu thường được chọn để nuôi cấy mô là: 
A. Tế bào non	B. Tế bào già vì nó đã ổn định	C. Tế bào đã phân hóa D.Tế bào biểu bì
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá 
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập
 Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung
 	- Tìm hiểu các ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp ở địa phương.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu về các cơ sở nuôi cấy mô tế bào ở địa phương.
4) Sản phẩm học tập Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng. 
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích Học sinh mở rộng hiểu biết về nuôi cấy mô tế bào.
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
 Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
3) Sản phẩm học tập
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_6_ung_dung_nuoi_cay_mo_te_bao_t.docx